Về cơ bản, thị trường trái phiếu VIệt Nam chủ yếu bao gồm tín phiếu kho bạc (kỳ hạn dưới 1 năm) và các trái phiếu có kỳ hạn từ 2 đến 15 năm. Ngoài tín phiếu kho bạc, trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 2 năm thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Sự ưa thích trái phiếu có kỳ hạn tương đối ngắn phần nào thể hiện sự lo ngại của nhà đầu tư trước sự gia tăng của lạm phát và sự biến động của lãi suất thị trường. Điều này thể hiện rõ hơn trong năm 2007 và 2009 khi hầu như các trái phiếu Chính phủ trên 5 năm không thu hút được nhà đầu tư. Đối với các trái phiếu có kỳ hạn dài hơn, việc phát hành hầu như không thực hiện được.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của thị trường, cơ sở
hạ tầng và khoa học công nghệ phục vụ thị trường như hệ thống đấu thầu, hệ
thống giao dịch ngày càng được nâng cấp đã đáp ứng được những nhu cầu tiếp cận thông tin và thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, thuận tiện giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định hiệu quả hơn, tiết kiệm được chi phí và thời gian so với giai đoạn trước rất nhiều. Chính vì vậy, việc phát hành trái phiếu dài hạn đã được cải thiện. Hình dưới đây minh họa rõ nét về sự chuyển đổi sang xu hướng phát hành trái phiếu dài hạn trong những năm gần đây, điển hình là trong năm 2020 phát hành trái phiếu 10 năm chiếm 41%, trái phiếu 15 năm chiếm 39%.
Hình 16: Tỷ trọng khối lượng phát hành TPCP năm 2020 theo kì hạn