Những thay đổi về đa dạng loài do con người thúc đẩy trong các quần xã sinh thái địa phương rất khác nhau,

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá toàn cầu đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái (Trang 31)

đẩy trong các quần xã sinh thái địa phương rất khác nhau, tùy thuộc vào sự cân bằng ròng giữa sự mất mát của loài và sự du nhập của các loài ngoại lai, các loài có khả năng chịu được xáo trộn, các loài thích nghi với con người hoặc các loài di cư do khí hậu (rất chắc chắn) {2.2.5.2.3}. Mặc dù những cảnh quan do con người chi phối đôi khi rất phong phú về loài, nhưng thành phần loài của chúng bị thay đổi rõ rệt so với cảnh quan tự nhiên (rất chắc chắn)

{2.2.5.2.3, 2.2.7.10, 2.2.7.11}. Kết quả của những thay đổi do con người gây ra đối với thành phần quần xã là các loài sinh vật tự nhiên trong các hệ sinh thái trên cạn trên toàn thế giới ước tính đã thất thoát ít nhất 20% mức độ phong phú ban đầu của chúng, với các điểm nóng của các loài đặc hữu thậm chí có xu hướng bị mất đi nhiều hơn (chắc chắn nhưng chưa đủ) {2.2.5.2.3}. Đặc điểm của các loài sẽ ảnh hưởng đến việc chúng tồn tại hay thậm chí là phát triển trong các hệ sinh thái do con người làm biến đổi (rất chắc chắn) {2.2.3.6, 2.2.5.2.5}. Ví dụ, những loài kích thước lớn, lớn chậm, là động vật ăn thịt – ví dụ như đười ươi, cây gỗ cứng nhiệt đới, cá mập – đang bị biến mất dần ở nhiều khu vực. Nhiều loài khác, bao gồm cả những loài có đặc điểm trái ngược, đang trở nên phong phú hơn ở địa phương và đang lan nhanh trên khắp thế giới; theo số liệu chi tiết được ghi nhận ở 21 quốc gia, số lượng các loài ngoại lai xâm hại tại mỗi quốc gia đã tăng khoảng 70% kể từ năm 1970 {2.2.5.2.3}. Tác động của các loài ngoại lai xâm hại thường đặc biệt nghiêm trọng đối với các loài bản địa và các quần thể trên các đảo cũng như ở các vùng có tỷ lệ các loài đặc hữu cao (rất chắc chắn) {2.2.3.4.1, 2.2.5.2.3}. Các loài ngoại lai xâm hại cũng có thể có tác động tàn phá đối với các quần thể trên cạn: ví dụ, chỉ một loài xâm lấn gây bệnh đơn lẻ, Batrachochytrium dendrobatidis, đã trở thành mối đe dọa đối với gần 400 loài lưỡng cư trên toàn thế giới và đã gây ra một số vụ tuyệt chủng (rất chắc chắn) {2.2.5.2.3}. Nhiều động lực đã bổ sung nhiều loài vào quần thể sinh thái ở nhiều nơi; và nhiều động lực khác đã khiến cho nhiều loài đặc hữu bị suy giảm. Hai quá trình này đã góp phần làm xói mòn sự khác biệt trên diện rộng giữa các quần thể sinh thái ở những nơi khác nhau, gây ra một hiện tượng được gọi là đồng nhất sinh học (rất chắc chắn) {2.2.5.2.3}. Hậu quả của tất cả những thay đổi này đối với các quá trình của hệ sinh thái và do đó hậu quả đối với những đóng góp của thiên nhiên cho con người là rất quan trọng. Ví dụ, sự suy giảm và biến mất của các loài động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt lớn đã ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc, chế độ lửa, sự phát tán hạt giống, độ dày bề mặt đất và sự sẵn có chất dinh dưỡng trong nhiều hệ sinh thái (rất chắc chắn) {2.2.5.2.1}. Tuy nhiên, hậu quả của những thay đổi thường phụ thuộc vào các chi tiết của hệ sinh thái, khiến cho chúng khó dự đoán và vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng (chắc chắn nhưng chưa đủ){2.2.5.2.3}.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá toàn cầu đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)