D. Bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững thiên nhiên đồng thời đạt được các mục tiêu xã hội toàn cầu thông qua các nỗ lực khẩn
16. Danh sách những khoảng trống kiến thức trong Đánh giá Toàn cầu của IPBES về Dịch vụ Hệ sinh thái và Đa dạng Sinh học này là không đầy đủ
58 TÓ TÓ M TẮ T C H O C Á C N H À H O Ạ C H ĐỊ N H C H ÍN H S Á C H
Lĩnh vực Khoảng trống kiến thức (về dữ liệu, các chỉ số, kiểm kê, các kịch bản)16
Liên kết giữa thiên nhiên, những đóng góp của thiên nhiên cho con người và các động lực đối với các mục tiêu
• Hiểu biết về cách mà thiên nhiên đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu (mối quan hệ tích cực và tiêu cực giữa thiên nhiên và các mục tiêu như Mục tiêu Phát triển bền vững)
• Các dữ liệu tách biệt về tác động của thiên nhiên đối với chất lượng cuộc sống tốt, đặc biệt là giữa các khu vực, xã hội, hệ thống quản trị và hệ sinh thái
• Cần có các chỉ số cho một số Mục tiêu phát triển bền vững và Mục tiêu ĐDSH Aichi (ví dụ, Mục tiêu Aichi 15 về khả năng phục hồi của hệ sinh thái và đóng góp của ĐDSH vào trữ lượng các-bon và Mục tiêu Aichi 18 về tích hợp tri thức truyền thống và sự tham gia hiệu quả của cộng đồng địa phương và người bản địa)
• Dữ liệu định lượng tốt hơn để đánh giá các Mục tiêu Phát triển bền vững và Các Mục tiêu Aichi khi chỉ số định tính đã chiếm ưu thế (9 trong số 44 mục tiêu trong các Mục tiêu Phát triển bền vững được xem xét) • Dữ liệu về những lợi ích đối với sức khỏe tinh thần của con người khi được hòa vào môi trường tự nhiên • Các chỉ số phản ánh sự không đồng nhất của người bản địa và cộng đồng địa phương
Các kịch bản tổng hợp và nghiên cứu mô hình hóa
• Các kịch bản kinh tế xã hội khu vực và toàn cầu lưu tâm rõ ràng đến tri thức, quan điểm của người bản địa và cộng đồng địa phương
• Các kịch bản kinh tế xã hội khu vực và toàn cầu được xây dựng với sự cộng tác của người dân bản địa và cộng đồng địa phương và các thể chế liên quan của họ
• Dữ liệu định lượng cho thấy thiên nhiên cùng những đóng góp của nó đối với con người và chất lượng cuộc sống tốt có tương tác và thay đổi theo thời gian theo những con đường khác nhau
• Các kịch bản về tương lai của ĐDSH trong đó định lượng được các đồng lợi ích có thể có liên quan đến những đóng góp của thiên nhiên cho con người
• Các kịch bản về lợi ích phi vật chất đối với con người so với lợi ích vật chất và lợi ích điều hòa/điều tiết • Các kịch bản tổng hợp cho các khu vực được dự báo sẽ chịu các tác động đáng kể và có thể có sự dịch chuyển
chế độ (ví dụ: Bắc Cực, các vùng bán khô hạn và các đảo nhỏ)
• Kiến thức về sự tương tác, phản hồi và lan tỏa giữa các khu vực trong các kịch bản toàn cầu trong tương lai • Đánh giá những đóng góp của thiên nhiên đối với con người qua các nguyên mẫu kịch bản với kiến thức phong
phú và các ước tính định lượng
Các tiếp cận chính sách
có tiềm năng • Dữ liệu để phân tích hiệu quả nhiều lựa chọn chính sách và các can thiệp, bao gồm: a) Dữ liệu về hiệu quả so sánh của các cơ chế bảo tồn dựa trên khu vực khác nhau (ví dụ: các khu bảo tồn, các
biện pháp bảo tồn dựa trên khu vực hiệu quả khác) trong việc bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn những đóng góp của thiên nhiên cho con người và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống