Ngày nay, con người khai thác Trái đất nhiều hơn và cũng tạo ra nhiều chất thải hơn bao giờ hết (rất chắc

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá toàn cầu đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái (Trang 32)

cũng tạo ra nhiều chất thải hơn bao giờ hết (rất chắc chắn). Trên toàn cầu, thay đổi sử dụng đất là động lực trực tiếp có tác động tương đối lớn nhất đến các hệ sinh thái trên cạn và nước ngọt, trong khi khai thác trực tiếp cá và hải sản có tác động lớn nhất trên đại dương (rất chắc chắn). (Hình SPM.2) {2.2.6.2}. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và các loài ngoại lai xâm hại tuy hiện tác động tương đối ở mức độ thấp hơn song cũng đang gia tang (chắc chắn nhưng chưa đủ) {2.2.6.2, 3.2, 4.2}. Mặc dù tốc độ mở rộng sản xuất nông nghiệp vào các hệ sinh thái nguyên vẹn {2.1.13} không giống nhau giữa các quốc gia, song sự mất đi các hệ sinh thái nguyên vẹn đã xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đới, là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao nhất trên hành tinh (ví dụ 100 triệu ha rừng nhiệt đới đã mất đi từ năm 1980 đến 2000) do chăn thả gia súc ở Mỹ La tinh (~42 triệu ha), do trồng cây công nghiệp ở Đông Nam Á (~7,5 triệu ha, trong đó 80% là cây cọ lấy dầu) cùng các vùng khác {2.1.13}. Lưu ý rằng trồng cây qui mô lớn cũng có thể làm tăng tổng diện tích rừng. Về thay đổi sử dụng đất, diện tích đô thị đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1992. Về khía cạnh khai thác trực tiếp, khoảng 60 tỷ tấn9 tài nguyên tái tạo và không tái tạo đã bị khai thác mỗi năm {2.1.2} Con số này đã tăng gần gấp đôi so với năm 1980, do dân số đã gia tăng đáng kể trong khi tiêu thụ bình quân đầu người đối với các vật chất (như thực vật, động vật, nhiên liệu hóa thạch, vàng, vật liệu xây dựng) đã tăng 15% kể từ năm 1980 (chắc chắn nhưng chưa đủ) {2.1.6, 2.1.11, 2.1.14}. Hoạt động này đã gây ra những tác động chưa từng có: kể từ năm 1980, phát thải khí nhà kính đã tăng gấp đôi {2.1.11, 2.1.12}, làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ít nhất 0,7 °C {2.1.12}, tròn khi ô nhiễm nhựa ở đại dương đã tăng gấp 10 lần {2.1.15}. Hơn 80% lượng nước thải toàn cầu đang được thải trở lại môi trường mà không qua xử lý, trong khi 300–400 triệu tấn kim loại nặng, dung môi, bùn độc hại và các chất thải khác từ các cơ sở công nghiệp được đổ vào vùng biển thế giới mỗi năm {2.1.15}. Việc bón phân quá mức hoặc không thích hợp có thể dẫn đến nước chảy tràn ra khỏi đồng ruộng và xâm nhập vào các hệ sinh thái nước ngọt và ven biển, tạo ra hơn 400 vùng thiếu oxy ảnh hưởng đến tổng diện tích hơn 245.000 km2 vào đầu năm 2008 {2.1.15}. Tại một vài quốc đảo, các loài ngoại lai xâm hại đã tác động nghiêm trọng đến đa dạng sinh học, và các loài ngoại lai đang là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tuyệt chủng.

11 Thay đổi sử dụng đất chủ yếu do nông nghiệp, lâm nghiệp và đô thị hóa, mà tất cả đều liên quan đến ô nhiễm

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá toàn cầu đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)