2015 – 2017
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Sơn
3.1.1.1.Điều kiện tự nhiên a, Vị trí địa lí
Thanh Sơn nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ và có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp các huyện Tam Nông; Yên Lập tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình. Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh 313; 313D, 316, 316C, 316D, 317 vµ 317B. Với tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung núi
Huyện Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi, đồi có sườn dốc, bị phân cắt bới nhiều thung lũng hẹp và trung bình. Địa hình đó tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm đa dạng. Tuy nhiện địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc cũng gây cho Thanh Sơn nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế và xã hội.
b, Khí hậu
Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi thấp, cấu tạo theo kiểu báp úp nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn. Do địa hình chi phối khí hậu của huyện có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc
Bảng 3.1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của huyện Thanh Sơn qua 3 năm 2015 - 2017
Các tháng
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nhiệt độ (ᴼC) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (ᴼC) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (ᴼC) Lượng mưa (mm) 1 16,4 18,3 16,0 20,3 15,7 22,3 2 17,0 26,4 16,8 31,6 16,9 35,1 3 20,2 43,6 19,6 41,5 19,6 42,4 4 24,7 90,4 23,0 93,4 22,8 87,3 5 27,3 200,5 26,4 218,3 27,0 167,8 6 28,8 269,6 28,3 230,2 28,3 220,6 7 28,9 308,4 28,6 324,7 28,5 266,4 8 28,2 314,4 29,1 335,5 28,6 300,3 9 27,2 263,7 27,6 272,3 27,2 270,5 10 24,6 130,0 25,3 150,2 25,5 355,7 11 21,4 43,4 22,1 53,7 21,4 91,1 12 18,2 23,4 18,7 31,3 18,9 51,5 Trung bình 23,6 144,3 23,4 150,2 23,5 159,3
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn)
Qua bảng 3.1 ta thấy:
- Nhìn chung nhiệt độ và lượng mưa của huyện tương đối ổn định. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh.
- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình từ 22 – 23 ᴼC, các tháng có nhiệt độ cao nhất như là tháng 6,7,8 trung bình khoảng 28ᴼC, còn tháng 12,1,2 là các tháng có nhiệt độ thấp nhất trung bình khoảng 16-17ᴼC.
- Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện khá cao từ 1700 đến 2000mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm chủ yếu là các tháng mùa hè và mùa thu, lượng mưa về mùa đông ít làm cho thời tiết hanh khô hơn.
- Thuận lợi: Điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho việc reo trồng và sản xuất các cây nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình ổn định, lượng mưa nhiều giúp cho nguồn nước tưới tiêu dồi dào.
- Khó khăn: Bên cạnh đó lượng mưa nhiều cũng gây ra không ít khó khăn cho người dân. Mưa nhiều ngày liên tiếp khiến lượng nước không kịp lưu thông dẫn đến ùn ứ lũ lụt. Điển hình là trận bão vào ngày 10/10/2017 vừa qua đã khiến cho huyện Thanh Sơn thiệt hại rất lớn về tài sản và hoa màu. Toàn huyện có đến 218 hộ bị cô lập, 228ha màu bị ngập úng, 1 số tuyến đường bị ngập úng nghiêm trọng. Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của UBND huyện cũng như Phòng NN & PTNT nên bà con sau lũ cũng đã phần nào ổn định lại được cuộc sống.
c, Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên huyện Thanh Sơn là 62.177,06ha (tính đến năm 2017), trong đó có 13.975,6 ha đất nông nghiệp, có 4.533,21 ha đất phi nông nghiệp và 4.137,54 ha đất chưa sử dụng. Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì nhiêu tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp theo hướng hàng hoá, là cơ sở để xây dựng nên những thương hiệu hàng hoá nổi tiếng của quê hương như: Thương hiệu Chè Bảo Long, Cây công nghiệp Sơn (Khả Cửu, Sơn Hùng, Võ Miếu);... Quỹ đất hiện có của huyện Thanh Sơn khá thuận lợi cho việc quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các khu du lịch sinh thái, các trung tâm thương mại dịch vụ.
Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn qua 3 năm 2015 – 2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQC Tổng diện tích đất tự nhiên 62.177,06 100 62.177,06 100 62.177,06 100 1,00 1,00 1,00 1.Đất nông nghiệp 39.279,47 63,17 39.335,30 63,26 39.367,91 63,31 1,01 1,01 1,01
-Đất sản xuất nông nghiệp 13.965,37 35,55 13.973,43 35,52 13.975,60 35,50 1,01 1,00 1,00
-Đất lâm nghiệp 25.168,49 64,07 25.211,64 64,09 25.238,70 64,10 1,02 1,01 1,01
-Đất nuôi trồng thủy sản 145,61 0,38 150,23 0,39 153,61 0,40 1,03 1,02 1,02
2.Đất phi nông nghiệp 4.534,10 7,29 45.40,2 7,30 4.533,21 7,29 1,01 0,99 1,00
3.Đất chưa sử dụng 4.141,65 6,66 4.132,66 6,64 4.137,54 6,65 0,99 1,00 1,00
4.Đất khác 14.221,84 22,88 14.168,90 22,80 14.138,40 22,75 0,99 0,99 0,99
- Nhìn vào Bảng 3.2 cho thấy tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn qua 3 năm từ 2015 – 2017 không có sự biến đổi lớn. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Với diện tích 25.238,70 ha, độ che phủ rừng hiện tại là 62%. Diện tích rừng với nhiều cây công nghiệp tương đối phong phú, đa dạng như: Cây sơn, cây bạch đàn, cây keo...có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, chống sói mòn, sạt lở. Diện tích rừng trồng (rừng kinh tế) phát triển tương đối mạnh, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp giấy và vật liệu xây dựng.
- Bên cạnh đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng chiếm tỉ lệ khá lớn. Các loại cây nông nghiệp trồng chủ yếu của huyện là cây lúa, cây ngô, sắn chè ... Đã có rất nhiều mô hình thành công có thể kể đến như: Mô hình cánh đồng mẫu tại xã Võ Miếu, mô hình sản xuất chè an toàn và tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè an toàn chất lượng cao tại xã Địch Quả, mô hình trồng táo giống mới ở xã Yên Lương...
* Tài nguyên nước: Hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà cùng với hàng trăm con suối nhỏ là nguyên tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
* Tài nguyên khoáng sản: Huyện Thanh Sơn có một số loại khoáng sản như: pizít; quắc zít, cao lanh, fenpats, sắt, than…ở các xã như Giáp Lai, Thạch Khoán,Địch Quả,Yên Sơn... Ngoài ra còn có nhiều mỏ đá và cát vàng,sỏi khai thác ở sông Bứa tạo điều kiện cho công nghiệp khai thác và công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện.
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục a.Điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Thanh Sơn có tiềm năng và lợi thế phát triển nông nghiệp: Cây lúa là cây lương thực chính, bằng cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, ngô, chè, khoai) 4 con (trâu,bò,lợn,gà); tổ chức lại sản xuất; nhân dân chủ động về thời vụ, phòng chống dịch bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện thâm canh, luân canh, xen canh tăng vụ, xây dựng mô hình phát triển sản xuất. Đã có nhiều mô hình như: Mô hình cánh đồng mẫu (ở xã Văn Miếu, Võ Miếu). Mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGap (ở xã Yên Sơn ,Địch Quả). Mô hình trồng táo giống mới (ở xã Yên Lương)...
Nhìn chung kinh tế chung của huyện phát triển ổn định và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch cơ bản. Từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và xã hội được tăng cường đầu tư, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, chi tiết thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.3: Tình hình kinh tế của huyện Thanh Sơn qua 3 năm 2015 – 2017
ĐVT: (Triệu đồng)
Ngành
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)
Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQC Tổng GTSX 5.032.227,88 100 5.173.075,25 100 5.281.360,76 100 100 100 100 1.Nông-Lâm-Ngư nghiệp 2.514.305,91 49,96 2.558.277,69 49,45 2.563.898,91 48,55 101,75 100,22 100,98 1.1.Trồng trọt 672.156,37 26,73 704.881,79 27,55 733.351,63 28,60 104,87 104,04 104,45 Cây hàng năm 397.873,14 59,19 403.418,42 57,23 407.431,21 55,56 101,39 100,99 101,19 Cây lâu năm 274.283,23 40,81 301.463,37 42,77 325.920,42 44,44 109,91 108,11 109,01
1.2.Chăn nuôi 815.421,29 32,43 824.671,25 32,24 793.052,2 30,93 101,13 96,17 98,65
1.3.Thủy sản 95.463,63 3,80 102.362,3 4,00 97.242,45 3,79 107,23 95,00 101,11
1.4. lâm nghiệp 931.264,62 37,04 926.362,35 36,21 940.252,63 36,67 99,47 101,50 100,49
2.CN-XD 1.132.646,54 22,51 1.203.427,32 23,26 1.268.321,43 24,02 106,25 105,39 105,82
3.TM-DV 1.385.275,43 27,53 1.411.370,24 27,28 1.449.140,42 27,44 101,88 102,68 102,28
-Từ bảng 3.3 ta thấy: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thanh Sơn qua 3 năm khá đồng đều. Cụ thể:
-Nông lâm ngư nghiệp tốc độ phát triển bình quân là 100,98%. Trong đó trồng trọt có bước tăng trưởng mạnh qua 3 năm. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân của ngành trồng trọt là 104,45%.
- Có được sự tăng trưởng này một phần là nhờ các cán bộ Phòng nông nghiệp Thanh Sơn đặc biệt là cán bộ phụ trách mảng trồng trọt đã luôn quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn sát sao và đưa ra các phương án chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hợp lí để đạt năng xuất cao cho ra sản lượng tốt nhất. Giá trị sản xuất của cây trồng lâu năm cũng tăng tương đối mạnh . Tốc độ phát triển bình quân là 109,01%. Do điều kiện tự nhiên cũng như là khí hậu của địa phương phù hợp với các cây trồng lâu năm như: chè, bưởi, táo nên cây sinh trưởng và phát triển tốt cho năng xuất cao.
b.Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Sơn
Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thì dân số và lao động của huyện cũng có sự thay đổi qua các năm.
Bảng 3.4: Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Sơn qua 3 năm 2015 – 2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 So sánh Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQC
1. Nhân khẩu Người 138.825 100 149.174 100 158.637 100 107,45 106,34 106,90
2. Lao động Người 83.295 100 89.504 100 96.768 100 107,45 108,12 107,79 -Nông nghiệp Người 49.977 60,00 51.932 58,03 55.173 57,02 103,91 106,24 105,08 -Kiêm NN Người 13.328 16,11 14.679 16,40 16.592 17,15 110,14 113,03 111,58 -Phi NN Người 19.990 23,99 22.893 25,57 25.003 25,83 114,52 109,22 111,87 3. Tổng số hộ Hộ 34.606 100 36.293 100 38.659 100 104,87 106,52 105,70 - Hộ NN Hộ 19.033 55,00 19.801 54,57 20.836 53,90 104,04 105,23 104,63 - Hộ kiêm NN Hộ 7.268 21,00 7.694 21,19 8.502 22,12 105,86 110,50 108,18 - Hộ phi NN Hộ 8.305 24,00 8.798 24,24 9.341 23,98 105,94 106,17 106,05 4. Một số chỉ tiêu BQ - - - - -
-Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,01 - 4,11 - 4,10 - 102,50 99,84 101,17
-Lao động/hộ LĐ/hộ 2,41 - 2,47 - 2,50 - 102,33 101,50 101,91
-Nhân khẩu/LĐ
Khẩu
/lđ 1,67 - 1,67 - 1,64 - 99,80 98,36 99,08
-Qua số liệu bảng 3.4 cho thấy dân số của toàn huyện luôn tăng qua 3 năm. Cụ thể dân số năm 2016 nhiều hơn dân số năm 2015 là 10.349 người, tương đương 107,45%. Đến năm 2017 dân số lại tiếp tục tăng thêm 9.463 người, tăng 106,34% so với năm 2016.
-Cùng với đó số lượng lao động của huyện cũng tăng theo các năm. Năm 2015 lao động của huyện có 83.295 người, chiếm 60,42% trong tổng số nhân khẩu của huyện. Đến năm 2016 con số tăng lên 89.504 lao động chiếm 60% tổng số nhân khẩu. Năm 2017 có 96.768 người chiếm 60,10% tổng số nhân khẩu của huyện.
-Trong đó lao động của huyện chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm đến 57,02% lao động phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ 25,83% còn lại là lao động kiêm nông nghiệp chiếm 17,15% trong tổng số lao động năm 2017.
-Từ thực tế dân số và lao động của huyện cho thấy huyện Thanh Sơn rất có tiềm năng về đất đai và lao động. Tuy nhiên phần đa lao động còn chưa được đào tạo, chỉ sản xuất theo kinh nghiệm tự đúc rút được nên hiệu quả kinh tế đem lại là chưa cao.
c. Điều kiện văn hóa - giáo dục
Bảng 3.5: Tình hình dân tộc huyện Thanh Sơn tính đến năm 2017
STT Dân tộc Số nhân khẩu
(người) Cơ cấu (%) 1 Kinh 53.437 33,68 2 Mường 95.325 60,09 3 Các dân tộc khác 9.875 6,23 Tổng số 158.637 100
Nhìn vào Bảng 3.5 cho thấy:
- Dân tộc Mường chiếm số lượng cao nhất 95.325 người tương đương với 60,09%, dân tộc kinh chiếm 33,68% tương đương 53.437 người. Còn lại là các dân tộc thiểu số khác chiếm 6,23% ứng với 9.875 người.
- Toàn huyện có 27 trường học đạt chuẩn quốc gia, 1 trường dân tộc nội trú và 1 trung tâm Giáo dục thường xuyên.