Bài học kinh nghiệm của một số cán bộ phụ trách trồng trọt tại địa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ trồng trọt tại phòng nông nghiệp, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 26)

2015 – 2017

2.2.2. Bài học kinh nghiệm của một số cán bộ phụ trách trồng trọt tại địa

phương khác

2.2.2.1. Người cán bộ phụ trách trồng trọt gương mẫu của huyện Hàm Yên Tuyên Quang

Với sự năng động, sáng tạo và lòng nhiệt tình trong công việc, những năm qua, kỹ sư Nguyễn Hoàng Văn, cán bộ phụ trách trồng trọt của Phòng nông nghiệp huyện Hàm Yên đã phát huy tốt vai trò của mình trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giúp nông dân tiếp thu những kiến thức mới áp dụng vào sản xuất, từng bước vươn lên làm giàu.

Tận tụy, gắn bó với công việc, với nông dân, kỹ sư Nguyễn Hoàng Văn đã bám sát cơ sở, hăng say nghiên cứu, thực hiện nhiều đề tài mang tính khoa học cao như: Kỹ thuật quản lý bệnh thối thân, thối rễ trên cây bưởi; Kỹ thuật quản lý bệnh vàng lá thối rễ trên Cam sành; Kỹ thuật sản xuất rau sạch theo hướng an toàn sinh học; các thử nghiệm về xử lý ra hoa trên cây ăn trái; tuyên truyền, vận động hộ dân nuôi heo làm hầm ủ biogas, góp phần rất lớn trong bảo vệ môi trường và đem lại lợi ích kinh tế cho nông dân. Tham gia dự án JICA-SOFRI do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ thực hiện tại huyện Hàm Yên là cán bộ kỹ thuật của dự án, kỹ sư Nguyễn Hoàng Văn đã khảo sát và chọn 16 hộ nông dân tham gia dự án với tổng diện tích 13 ha trồng Cam sành. Kết quả nhiều mô hình của nông dân đã cho thu hoạch, giá trị mỗi mô hình ước tính thu lợi đến hàng tỉ đồng trong năm 2015, được dự án JICA-SOFRI đánh giá là tỉnh thực hiện tốt nhất trong 5 tỉnh thực hiện dự án.

Công việc của người cán bộ phụ trách về trồng trọt phải nắm bắt nhiều lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ, anh luôn nỗ lực và có tinh thần trách nhiệm cao đối với nông dân, với hiệu quả sản xuất, kỹ sư Nguyễn Hoàng Văn chia sẻ: “Trong học tập và làm theo gương Bác, tôi rất tâm đắc với phong cách gần dân, hiểu dân của Bác. Từ đó

tôi luôn cố gắng làm theo Bác, vì lĩnh vực công tác của tôi đòi hỏi người cán bộ phải luôn gần gũi và gắn bó với nông dân để hiểu và lắng nghe những tâm tư, vướn mắc của bà con trong quá trình canh tác, để mình kịp thời tiếp xúc và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân và vận động nông dân làm theo, góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Với tôi, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là việc tôi phải phấn đấu học tập suốt đời, kể cả trong công tác và cuộc sống”.

Kỹ sư Nguyễn Hoàng Văn được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giai đoạn 2011 – 2015, đây là phần thưởng xứng đáng, ghi nhận những đóng góp của người kỹ sư luôn hết lòng vì công tác trồng trọt của tỉnh nhà.[18]

2.2.2.2.Tấm gương cán bộ nông nghiệp làm kinh tế giỏi của huyện lập Thạch, Vĩnh Phúc

Anh Lê Hoàng 1 tấm gương điển hình làm kinh tế tổng hợp giỏi mỗi năm cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Là một cán bộ phụ trách nông nghiệp anh luôn tâm niệm, để thực sự là một người cán bộ mẫu mực, có uy tín, có thể nói để dân nghe và dân tin, ngoài việc làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của một người cán bộ ăn lương nhà nước thì cần phải biết làm kinh tế, làm những mô hình gia trại phù hợp để nhân dân làm theo, vươn lên làm giàu chính đáng. Nghĩ là làm, vốn hiểu rõ tình hình đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, thường xuyên tiếp xúc với bà con nông dân, anh hiểu được những khó khăn, vất vả của người dân trong việc làm nông lâm nghiệp, biết được bà con thiếu gì, cần gì.

Vì vậy, anh đã bàn với vợ vay vốn ngân hàng đầu tư mở cửa hàng tạp hóa và bán vật tư nông nghiệp phục vụ đời sống, nhu cầu sản xuất của người dân xã và các địa phương lân cận, tăng thu nhập cho gia đình. Anh Hoàng tâm sự: những năm trước đây, mỗi khi bắt đầu vào mùa vụ, bà con ở bản, ở xã lại

phải đi ra tận thị trấn Lập Thạch để tìm mua hạt giống hoặc phân bón và đồ dùng sinh hoạt. Thấy sự vất vả của bà con, năm 2006, tôi bàn với gia đình đầu tư mở cửa hàng cung cấp vật tư nông nghiệp và tạp hóa tại nhà để phục vụ nhu cầu sản xuất của nhân dân. Từ khi có cửa hàng, mỗi năm gia đình cũng có thu nhập trung bình được trên 100 triệu đồng. Cùng với kinh doanh hàng tạp hóa, anh Hoàng tập trung trồng và chăm sóc 5 ha rừng luồng, chăm sóc 2 ha rừng nứa vầu, hàng năm thu hoạch từ rừng luồng và nứa vầu được trên 30 triệu đồng, bên cạnh đó anh còn tận dụng đất ruộng vườn của gia đình để nuôi 200 con vịt siêu trứng, 120 con gà ri thịt, 150 con chim bồ câu trừ chi phí thu nhập từ chăn nuôi thu về gần 50 triệu đồng một năm. Nhờ chịu khó lao động, mạnh dạn đầu tư và tận dụng thời gian một cách khoa học, kinh tế gia đình anh Hoàng ngày một khấm khá, gia đình đã làm ngôi nhà khang trang, chăm lo cho 2 con ăn học đại học.[19]

2.2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cán bộ phụ trách trồng trọt tại Phòng NN huyện Thanh Sơn

Qua các tấm gương như anh Văn và anh Hoàng có những bài học kinh nghiệm cho cán bộ phụ trách trồng trọt của Phòng NN huyện Thanh Sơn là muốn làm tốt công việc của mình thì cần phải chịu khó tìm tòi để tích lũy kinh nghiệm học hỏi từ những người đi trước để hoàn thiện bản thân, phải gần gũi với nhân dân và luôn lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của nhân dân xem họ cần gì? Họ gặp phải khó khăn thế nào? Để đưa ra những giải pháp kịp thời, trong công việc cần phải năng động sáng tạo. Cần phải tích cực tham gia các hoạt động để làm gương cho mọi người noi theo. Ngoài ra cần tích cực tìm tòi nghiên cứu các phương pháp làm ăn mới đạt hiệu quả để giúp đỡ bà con trong lao động và sản xuất.

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Đặc điểm của huyện Thanh Sơn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Sơn

3.1.1.1.Điều kiện tự nhiên a, Vị trí địa lí

Thanh Sơn nằm ở phía Nam tỉnh Phú Thọ và có vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp các huyện Tam Nông; Yên Lập tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình. Phía Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình. Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh 313; 313D, 316, 316C, 316D, 317 vµ 317B. Với tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung núi

Huyện Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi, đồi có sườn dốc, bị phân cắt bới nhiều thung lũng hẹp và trung bình. Địa hình đó tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm đa dạng. Tuy nhiện địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc cũng gây cho Thanh Sơn nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế và xã hội.

b, Khí hậu

Địa hình huyện Thanh Sơn rất đa dạng tạo ra các tiểu vùng khí hậu khác nhau: Địa hình chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi thấp, cấu tạo theo kiểu báp úp nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn. Do địa hình chi phối khí hậu của huyện có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc

Bảng 3.1: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của huyện Thanh Sơn qua 3 năm 2015 - 2017

Các tháng

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nhiệt độ (ᴼC) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (ᴼC) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ (ᴼC) Lượng mưa (mm) 1 16,4 18,3 16,0 20,3 15,7 22,3 2 17,0 26,4 16,8 31,6 16,9 35,1 3 20,2 43,6 19,6 41,5 19,6 42,4 4 24,7 90,4 23,0 93,4 22,8 87,3 5 27,3 200,5 26,4 218,3 27,0 167,8 6 28,8 269,6 28,3 230,2 28,3 220,6 7 28,9 308,4 28,6 324,7 28,5 266,4 8 28,2 314,4 29,1 335,5 28,6 300,3 9 27,2 263,7 27,6 272,3 27,2 270,5 10 24,6 130,0 25,3 150,2 25,5 355,7 11 21,4 43,4 22,1 53,7 21,4 91,1 12 18,2 23,4 18,7 31,3 18,9 51,5 Trung bình 23,6 144,3 23,4 150,2 23,5 159,3

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn)

Qua bảng 3.1 ta thấy:

- Nhìn chung nhiệt độ và lượng mưa của huyện tương đối ổn định. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh.

- Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình từ 22 – 23 ᴼC, các tháng có nhiệt độ cao nhất như là tháng 6,7,8 trung bình khoảng 28ᴼC, còn tháng 12,1,2 là các tháng có nhiệt độ thấp nhất trung bình khoảng 16-17ᴼC.

- Về lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện khá cao từ 1700 đến 2000mm/năm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm chủ yếu là các tháng mùa hè và mùa thu, lượng mưa về mùa đông ít làm cho thời tiết hanh khô hơn.

- Thuận lợi: Điều kiện thời tiết rất thuận lợi cho việc reo trồng và sản xuất các cây nông nghiệp. Nhiệt độ trung bình ổn định, lượng mưa nhiều giúp cho nguồn nước tưới tiêu dồi dào.

- Khó khăn: Bên cạnh đó lượng mưa nhiều cũng gây ra không ít khó khăn cho người dân. Mưa nhiều ngày liên tiếp khiến lượng nước không kịp lưu thông dẫn đến ùn ứ lũ lụt. Điển hình là trận bão vào ngày 10/10/2017 vừa qua đã khiến cho huyện Thanh Sơn thiệt hại rất lớn về tài sản và hoa màu. Toàn huyện có đến 218 hộ bị cô lập, 228ha màu bị ngập úng, 1 số tuyến đường bị ngập úng nghiêm trọng. Nhờ sự chỉ đạo kịp thời của UBND huyện cũng như Phòng NN & PTNT nên bà con sau lũ cũng đã phần nào ổn định lại được cuộc sống.

c, Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên huyện Thanh Sơn là 62.177,06ha (tính đến năm 2017), trong đó có 13.975,6 ha đất nông nghiệp, có 4.533,21 ha đất phi nông nghiệp và 4.137,54 ha đất chưa sử dụng. Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì nhiêu tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp theo hướng hàng hoá, là cơ sở để xây dựng nên những thương hiệu hàng hoá nổi tiếng của quê hương như: Thương hiệu Chè Bảo Long, Cây công nghiệp Sơn (Khả Cửu, Sơn Hùng, Võ Miếu);... Quỹ đất hiện có của huyện Thanh Sơn khá thuận lợi cho việc quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, phát triển các khu du lịch sinh thái, các trung tâm thương mại dịch vụ.

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn qua 3 năm 2015 – 2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQC Tổng diện tích đất tự nhiên 62.177,06 100 62.177,06 100 62.177,06 100 1,00 1,00 1,00 1.Đất nông nghiệp 39.279,47 63,17 39.335,30 63,26 39.367,91 63,31 1,01 1,01 1,01

-Đất sản xuất nông nghiệp 13.965,37 35,55 13.973,43 35,52 13.975,60 35,50 1,01 1,00 1,00

-Đất lâm nghiệp 25.168,49 64,07 25.211,64 64,09 25.238,70 64,10 1,02 1,01 1,01

-Đất nuôi trồng thủy sản 145,61 0,38 150,23 0,39 153,61 0,40 1,03 1,02 1,02

2.Đất phi nông nghiệp 4.534,10 7,29 45.40,2 7,30 4.533,21 7,29 1,01 0,99 1,00

3.Đất chưa sử dụng 4.141,65 6,66 4.132,66 6,64 4.137,54 6,65 0,99 1,00 1,00

4.Đất khác 14.221,84 22,88 14.168,90 22,80 14.138,40 22,75 0,99 0,99 0,99

- Nhìn vào Bảng 3.2 cho thấy tình hình sử dụng đất của huyện Thanh Sơn qua 3 năm từ 2015 – 2017 không có sự biến đổi lớn. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Với diện tích 25.238,70 ha, độ che phủ rừng hiện tại là 62%. Diện tích rừng với nhiều cây công nghiệp tương đối phong phú, đa dạng như: Cây sơn, cây bạch đàn, cây keo...có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, chống sói mòn, sạt lở. Diện tích rừng trồng (rừng kinh tế) phát triển tương đối mạnh, góp phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp giấy và vật liệu xây dựng.

- Bên cạnh đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng chiếm tỉ lệ khá lớn. Các loại cây nông nghiệp trồng chủ yếu của huyện là cây lúa, cây ngô, sắn chè ... Đã có rất nhiều mô hình thành công có thể kể đến như: Mô hình cánh đồng mẫu tại xã Võ Miếu, mô hình sản xuất chè an toàn và tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè an toàn chất lượng cao tại xã Địch Quả, mô hình trồng táo giống mới ở xã Yên Lương...

* Tài nguyên nước: Hệ thống sông Bứa và các suối chảy về sông Đà cùng với hàng trăm con suối nhỏ là nguyên tài nguyên nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện.

* Tài nguyên khoáng sản: Huyện Thanh Sơn có một số loại khoáng sản như: pizít; quắc zít, cao lanh, fenpats, sắt, than…ở các xã như Giáp Lai, Thạch Khoán,Địch Quả,Yên Sơn... Ngoài ra còn có nhiều mỏ đá và cát vàng,sỏi khai thác ở sông Bứa tạo điều kiện cho công nghiệp khai thác và công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục a.Điều kiện kinh tế - xã hội

Huyện Thanh Sơn có tiềm năng và lợi thế phát triển nông nghiệp: Cây lúa là cây lương thực chính, bằng cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với tình

hình thực tế của địa phương, huyện đã quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đẩy mạnh phát triển 4 cây (lúa, ngô, chè, khoai) 4 con (trâu,bò,lợn,gà); tổ chức lại sản xuất; nhân dân chủ động về thời vụ, phòng chống dịch bệnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện thâm canh, luân canh, xen canh tăng vụ, xây dựng mô hình phát triển sản xuất. Đã có nhiều mô hình như: Mô hình cánh đồng mẫu (ở xã Văn Miếu, Võ Miếu). Mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGap (ở xã Yên Sơn ,Địch Quả). Mô hình trồng táo giống mới (ở xã Yên Lương)...

Nhìn chung kinh tế chung của huyện phát triển ổn định và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch cơ bản. Từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sang công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và xã hội được tăng cường đầu tư, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao, chi tiết thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Tình hình kinh tế của huyện Thanh Sơn qua 3 năm 2015 – 2017

ĐVT: (Triệu đồng)

Ngành

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%)

Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị cấu (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQC Tổng GTSX 5.032.227,88 100 5.173.075,25 100 5.281.360,76 100 100 100 100 1.Nông-Lâm-Ngư nghiệp 2.514.305,91 49,96 2.558.277,69 49,45 2.563.898,91 48,55 101,75 100,22 100,98 1.1.Trồng trọt 672.156,37 26,73 704.881,79 27,55 733.351,63 28,60 104,87 104,04 104,45 Cây hàng năm 397.873,14 59,19 403.418,42 57,23 407.431,21 55,56 101,39 100,99 101,19 Cây lâu năm 274.283,23 40,81 301.463,37 42,77 325.920,42 44,44 109,91 108,11 109,01

1.2.Chăn nuôi 815.421,29 32,43 824.671,25 32,24 793.052,2 30,93 101,13 96,17 98,65

1.3.Thủy sản 95.463,63 3,80 102.362,3 4,00 97.242,45 3,79 107,23 95,00 101,11

1.4. lâm nghiệp 931.264,62 37,04 926.362,35 36,21 940.252,63 36,67 99,47 101,50 100,49

2.CN-XD 1.132.646,54 22,51 1.203.427,32 23,26 1.268.321,43 24,02 106,25 105,39 105,82

3.TM-DV 1.385.275,43 27,53 1.411.370,24 27,28 1.449.140,42 27,44 101,88 102,68 102,28

-Từ bảng 3.3 ta thấy: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ trồng trọt tại phòng nông nghiệp, huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)