Điều kiện tự nhiên của xã Quang Kim – huyện Bát Xát – tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã quang kim, huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 35 - 40)

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên. +. Vị trí địa lí

Quang Kim là xã vùng thấp nằm ở phía đông bắc của huyện Bát Xát, trung tâm xã cách trung tâm huyện lỵ 3,0 km và cách thành phố Lào Cai 5,0 km, đường Biên giới Quốc gia giáp Trung Quốc 6,0 km dọc theo sông Hồng.

Là cửa ngõ của huyện Bát Xát tiếp giáp với thành phố Lào Cai, có trục đường Tỉnh lộ 156 chạy qua với chiều dài khoảng 3,0 km, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển tổng thể kinh tế - xã hội trong tương lai, nhất là phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại - dịch vụ và mở rộng không gian kiến trúc nông thôn.

Vị trí địa lý tiếp giáp các đơn vị hành chính như sau : - Phía bắc và đông bắc giáp Trung Quốc.

- Phía nam giáp xã Phìn Ngan và xã Cốc San.

- Phía đông giáp xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai. - Phía tây giáp xã Bản Qua và xã Phìn Ngan.

+. Địa hình:

Địa hình có dạng trung du miền núi bắc bộ gồm nhiều dải đồi thấp liên tiếp, thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, điểm cao nhất có độ cao 1500 m, điểm thấp nhất là 81 m, độ cao trung bình từ 250m – 500m.

Kết quả điều tra khảo sát địa hình cho thấy sự phân cấp độ dốc trên địa bàn xã như sau:

- Độ dốc dưới 30 diện tích 130,0 ha, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên. - Độ dốc từ 30 – < 70 diện tích 85,0 ha, chiếm 2,75% diện tích tự nhiên.

- Độ dốc từ 70 – <150 diện tích 250,0 ha, chiếm 8,09% diện tích tự nhiên. - Độ dốc từ 150 – <250 diện tích 2100,0 ha, chiếm 67,98% diện tích tự nhiên. - Độ dốc trên từ 250 trở lên diện tích 524,0 ha, chiếm 16,96% diện tích tự nhiên.

+. Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên mang đặc điểm chung của khí hậu toàn vùng, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ bình quân hàng năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 31,80C, (tháng 6, tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 16,20C (tháng 10 và tháng 01).

Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1400mm – 1600mm nhưng phân bố không đều giữa các vùng, các thời điểm trong năm, mưa chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 8 với tổng lượng mưa khoảng 80%, những tháng còn lại chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa, đặc biệt các tháng 11 và 12 lượng mưa rất thấp.

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1833 giờ (trung bình 5,1 giờ/ngày) số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 263 giờ, ít nhất là tháng 3 thường số giờ nắng dao động từ 70 – 90 giờ.

Hướng gió: Mùa nóng thịnh hành là gió Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 9, mùa khô thịnh hành là gió Đông Bắc từ tháng 10 đến háng 2 năm sau.

Độ ẩm không khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 77% vào tháng 12, độ ẩm cao nhất là 88% vào tháng 3 và tháng 4.

Quang Kim nằm trong lưu vực sông Hồng chịu ảnh hưởng trực tiếp khí hậu nhiệt đới nên thường có gió bão và mưa lớn tập trung, gây lũ lụt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống dân sinh, về mùa khô sương muối, giá rét thường xuất hiện, đây cũng là một tác nhân gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp.

+. Thuỷ văn

- Trên địa bàn xã ngoài 02 suối chính là suối Quang Kim, Ngòi San còn có hệ thống khe lạch, ao hồ được phân bố khá đồng đều trên địa bàn, diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn được bảo vệ tốt nên nguồn nước mặt, nước ngầm khá dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt.

+. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra về thổ nhưỡng của Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia thuộc Viện Địa lý, trên địa bàn xã có các nhóm đất sau:

- Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, phân bố ở độ cao dưới 900m, thành phần cơ giới thịt trung bình, lẫn đá màu sắc không đồng nhất, kết cấu tốt, không chua độ phì khá.

- Đất đỏ vàng trên đá Mác ma axít, phân bố ở độ cao dưới 900m, thành phần cơ giới nặng, ít chua, kết cấu viên xốp, đá mẹ đang trong quá trình phong hoá mạnh, độ dày canh tác từ 20cm – 80cm, màu xám đen, vàng xám hoặc vàng đỏ.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất, hình thành trên các vùng núi cao từ 900m – 1200m, đất có màu vàng hoặc màu vàng đỏ, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, ít chua do ảnh hưởng của đá vôi.

- Đất nâu vàng trên trầm tích và phù sa cổ, là loại đất được hình thành nhờ quá trình tích luỹ trầm tích neo-zen, tầng đất khá dày, có hàm lượng dinh dưỡng cao, tơi xốp tuy nhiên có lẫn cuội sỏi, phân bố dọc sông Hồng, ở các đồi thấp liền dải.

- Đất phù xa ngòi suối, phân bố dọc theo suối, được hình thành qua quá trình lắng đọng, bồi tụ lâu đời, loại đất này có độ phì khá, ít chua, tầng dày trung bình, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất thung lũng dốc tụ, đây là loại đất thứ sinh được hình thành và phát triển trong quá trình rửa trôi và bồi tụ của các loại đất ở chân sườn hoặc khe dốc, cố độ phì phụ thuộc vào các loại đất lân cận, tầng đất dày, thành phần cơ giới trung bình.

- Đất phù xa không được bồi tụ, có màu nâu tím, thành phần cơ gới nhẹ đến trung bình, có kết cấu viên, đất trung tính hoặc kiềm yếu, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất dày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đất đai của xã Quang Kim khá phong phú, đa dạng về chủng loại, độ pH trung bình từ 4 – 6%, thuộc loại đất trung tính nên thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, diện tích rừng khá lớn, độ che phủ đạt 60,02%, đây là điều kiện tốt để gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên đất quý giá.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Quang Kim đến năm 2018

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 3082,18 100,00

1 Đất nông nghiệp 2495,7 80,97

1.1 Đất trồng lúa nước 226,32 7,34

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 435,87 14,14

1.3 Đất trồng cây lâu năm 3,54 0,13

1.4 Đất lâm nghiệp 1829,97 59,37

2 Đất phi nông nghiệp 285,73 9,27

2.1 Đất chuyên dùng 64,77 2,10

2.2 Đất ở nông thôn 132,45 4,30

2.3 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,15 0,005

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,93 0,03

2.5 Đất sông suối 78,78 2,555

2.6 Đất mặt nước chuyên dùng 8,65 0,28

3 Đất chưa sử dụng 300,76 9,76

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 71,16 2,31

3.2 Đất đồi chưa sử dụng 229,6 7,45

(Nguồn: UBND xã Quang Kim )

Qua bảng số liệu thống kê cho ta thấy

Đất nông nghiệp chiếm tới 80,97% diện tích đất tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp ở xã.

Trong đó:

+ Đất trồng lúa nước có diện tích 226,32 ha, chiếm 7,34% diện tích đất nông nghiệp, lúa cũng là cây trồng chủ yếu, giải quyết vấn đề lương thực cho xã.

+ Đất trồng cây hàng năm khác có diện tích 435,87 ha, chiếm 14,14% diện tích đất nông nghiệp chủ yếu là ngô, dưa chuột,... các loại cây chịu hạn tốt.

+ Đất trồng cây lâu năm có diện tích 3.54 ha, chiếm 0,13% diện tích đất nông nghiệp.

+ Đất lâm nghiệp có diện tích 1829.97 ha, chiếm 59,37% diện tích đất nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp rất ít chỉ chiếm 9.27% diện tích đất tự nhiên.

Trong đó:

+ Đất chuyên dùng có diện tích 64,77 ha, chiêm 2,10% diện tích đât phi nông nghiệp, nhìn chung các loại đất chuyên dùng trong xã sắp xếp khá hợp lý và sử dụng có hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đất ở có diện tích 132,45 ha, chiếm 4,30% diện tích đất phi nông nghiệp do địa hình dân cư phân bố không đồng đều có một số thôn đường đi lại còn khá khó khăn.

+ Đất cơ sở tín ngưỡng diện tích 0,15 ha, chiếm 0,005% diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 0.93 ha, chiếm 0,03% diện tích đất phi nông nghiệp.

+ Đất sông suối diện tích 78,78 ha, chiếm 2,555% diện tích đất phi nông nghiệp. + Đất mặt nước chuyên dùng diện tích 8.65 ha, chiếm 0,28% diện tích đất phi nông nghiệp.

Còn lại là đất chưa sử dụng diện tích 300,76 chiếm 9,76% diện tích đất tự nhiên

Trong đó :

Đất bằng chưa sử dụng diện tích 71,16 ha chiếm 2,31% diện tích đất

chưa sử dụng. Nguyên nhân là do thiếu nước sản xuất không có kênh mương chạy qua.

Đất đồi chưa sử dụng diện tích 229,6 ha chiếm 7,45% diện tích đất chưa sử dụng.

Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 1829.97 ha, chiếm 59,37% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Rừng sản xuất diện tích 1291,67 ha chiếm 41,9% diện tích đất lâm nghiệp. - Rừng phòng hộ diện tích 538,30 ha chiếm 17,47% diện tích đất lâm nghiệp.

Rừng của xã Quang Kim ngoài mục đích kinh tế còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi, trong tương lai cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, trồng rừng để tăng độ che phủ, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước và môi trường sinh thái.

Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt khá dồi dào do có 2 dòng suối chính và hệ thống khe lạch, ao hồ phân bố trên địa bàn.

- Nguồn nước ngầm: Do ở vùng thấp, diện tích rừng khá lớn, nguồn nước ngầm gần như lộ thiên rất thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.

Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra của Viện Địa chất khoáng sản cho thấy xã Quang Kim nằm trong dải qụăng Apatit, do đó tạo ra ưu thế về độ phì của đất, ngoài ra dọc theo sông Hồng có những mỏ vàng nhỏ nhưng không tập trung khó khai thác.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã quang kim, huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 35 - 40)