Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng măng bát độ trên địa bàn xã an phú, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 34 - 37)

- Vị trí địa lý

An Phú là xã vùng cao của huyện Lục Yên, có tổng diện tích đất tự nhiên 42.612,5 ha, trong đó: đất thổ cư 34,39 ha; đất nông nghiệp 3.178,05 ha. Dân số là 1.245 hộ với 5.151 nhân khẩu, dân tộc kinh chiếm 2,9%; Tày chiếm 96,1%; Dao chiếm 0,3%; Nùng chiếm 0,3%; Các dân tộc khác chiếm 0,4%.

Vị trí địa lý của xã như sau: Phía Bắc giáp xã Minh Tiến.

Phía Nam giáp xã Bảo Ái, Phúc Ninh, huyện Yên Bình. Phía Đông giáp xã Xuân Long, huyện Yên Bình.

Phía Tây giáp xã Phan Thanh.

- Điều kiện khí hậu, thuỷ văn

Xã An Phú là một trong những xã thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm là 18 - 26oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất xuống tới 6 - 8oC.

- Lượng mưa trung bình hàng năm giao động từ 1300 - 1600 mm, lượng mưa thường tập trung vào khoảng tháng 6 đến tháng 9 trong năm, vào mùa khô có năm đến 1,5 tháng không mưa, nên cũng gây khó khăn cho công tác điều tiết nước của xã trong công tác sản xuất.

- Độ ẩm không khí từ 75 - 80%. Thời tiết tương đối khắt nghiệt được chia cắt thành hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.

- Gió, bão: Do đặc điểm địa hình lòng máng chảy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Có 2 chế độ gió: gió mùa Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 9, gió khô nóng thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.

- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Sương muối, sương mù, thường xuất hiện vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau, gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.

- Nhìn chung, khí khí hậu và thời tiết của xã An Phú tương đối ôn hòa, thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, phù hợp cho phát triển nhiều loài cây trồng lâm nghiệp. Tuy nhiên yếu tố bất lợi do khí hậu mang lại cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống của nhân dân

Về thuỷ văn, An Phú gồm có các suối nhánh thuộc hệ thống sông chảy, hồ thủy điện thác Bà, nhìn chung các nhánh suối ở đây có nước quanh năm.

- Địa hình

Xã An Phú có đường giao thông liên xã từ trung tâm huyện đến xã. Địa hình chủ yếu là đồi, núi cao xen kẽ các thung lũng, có nhiều núi đá và các khe suối nhỏ chia cắt từ tây sang đông.

- Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Đất đai có hàm lượng chất dinh dưỡng đất đai của xã phù hợp cho việc sản xuất cây hàng năm, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất ở xã năm 2017 Loại đất Tổng diện tích đất tự nhiên a- Nhóm đất nông nghiệp 1.1. Đất trồng cây hàng năm 1.1.1. Đất trồng lúa 1.1.2. Đất trồng cây hàng năm khác

1.2. Đất trồng cây lâu năm 1.3. Đất lâm nghiệp

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản

B- Nhóm đất phi nông nghiệp

1. Đất ở

2. Đất chuyên dùng

3. Đất nghĩa trang

4. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 5. Đất phi nông nghiệp khác

C- Đất chưa sử dụng

Nhóm đất phi Cơ Cấu nông nghiệp 11% Nhóm đất nông nghiệp 87%

(Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của xã An Phú) (Nguồn: UBND xã An Phú năm 2018)

Qua bảng và biểu đồ cho thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.261,25 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp năm 2017 là 3.698,05 ha chiếm 86,78% tổng diện tích đất đai. Đất phi nhóm nông nghiệp là 463,2 ha chiếm 10,87% đất chưa sử dụng 100 ha chiếm 2,35% trong tổng diện tích dất đai toàn xã. Trong năm 2017 xã đã tận dụng hết mọi nguồn đất đi để phục vụ sản xuất cho người dân.

Tài nguyên nước: Hệ thống khe suối phân bố không đồng đều, là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của xã, được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước hệ thống này cũng đã được đầu tư xây đắp thành những đập tràn và kênh mương nhằm cung cấp nước tưới cho người dân. Tuy nhiên do địa hình phức tạp và số lượng đập chữa chưa nhiều, công tác quy hoạch xây dựng chưa đồng bộ nên chưa đủ cung cấp nước cho toàn xã trong công tác sinh hoạt và tưới tiêu. Vì vậy cần xây dựng thêm các hồ chứa và hệ thống cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn trong thời gian tới, mặt khác tăng cường phát triển rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng măng bát độ trên địa bàn xã an phú, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w