a, Điều kiện kinh tế
* Tình hình sản xuất nông nghiệp:
Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã trong giai đoạn 2015-2017
STT Loại Chỉ tiêu cây 1 Lúa 2 Ngô 3 Lạc 4 Mía Rau 5 các loại
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã An Phú) Qua bảng 4.2 có thể thấy cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của xã An Phú nhưng diện tích qua 3
18,5%, năng suất tăng 3,45%, sản lượng tăng 19,52%. Diện tích cây rau các loại tăng 4,33%, năng suất tăng 1,71%, sản lượng giảm 3,29%
* Tình hình sản xuất lâm nghiệp:
- Măng Bát Độ: Duy trì diện tích 19,04 ha, trong thời gian tới sẽ cho thu hoạch.
- Công tác quản lý và bảo vệ rừng đầu nguồn tự nhiên sản xuất được thực hiện tốt, trong 6 tháng không xảy ra việc lấn chiếm rừng.
- Công tác trồng rừng:
+ Trồng cây lâm nghiệp xã hội: diện tích trồng rừng 71/ 60 ha đạt 118% kế hoạch năm, tăng 11 ha so với cùng kỳ (lý do tăng các hộ diện tích cây măng Bát Độ), trong đó:
+ Diện tích trồng keo: 18 ha; diện tích trồng bồ đề 11 ha; diện tích trồng bạch đàn 16 ha; diện tích trồng măng Bát Độ 20 ha; diện tích trồng cây quế và cây khác 6 ha.
+ Lập hồ sơ khai thác gỗ rừng trồng được 962/2700m3, đạt 35,6% kế hoạch năm, số tiền thu được 12.077.000 đồng nộp ngân sách nhà nước.
+ Công tác triển khai trồng và ươm giống cây tre măng Bát Độ, Diện tích trồng được 20 ha, thành lập tổ hợp tác thu mua và nhân giống tre măng Bát Độ gồm có 15 thành viên, trong đó: Ban điều hành gồm có 3 đồng chí.
* Tình hình trồng măng Bát Độ của xã An Phú qua 3 năm 2015 - 2017
Bảng 4.3. Rà soát số hộ trồng măng Bát Độ tại xã An Phú giai đoạn 2015 - 2017 STT THÔN 1 Lũng Đẩy 2 Nà Dụ 3 Mỏ Cao 4 Khau Cuồng 5 Khau Sén 6 Khau Ca 7 Nà Lại 8 Cao Khánh 9 Nà Hà 10 Đồng Dân 11 Tổng Khuyển 12 Làng Xóa 13 Tân Lập 14 Khau vi (Nguồn: UBND xã An Phú 2018)
Qua bảng 4.3 ta có thể biết được tình hình trồng măng Bát Độ các hộ nông dân trên địa bàn xã An Phú. Tất cả các thôn trên địa bàn xã đều có hộ
trồng, nhưng thôn có số hộ trồng măng bát nhiều nhất đó là: Khau Sén, Nà Hà, Khau Ca.
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng măng Bát Độ của xã An Phú qua 3 năm 2015 - 2017 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất BQ Sản lượng
Qua bảng 4.4 cho ta thấy: Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng của cây măng Bát Độ đều tăng qua các năm từ năm 2015 - 2017. Bình quân 3 năm diện tích trồng măng Bát Độ tăng 16,63%, diện tích tăng là do những năm gần đây giá thu mua măng tương đối cao so với nhưng năm trước nên người dân mở rộng diện tích trồng. Cùng với việc tăng diện tích thì năng suất qua 3 năm tăng 11,18%. Bình quân sản lượng qua 3 năm tăng 30,39%.
* Chăn nuôi:
Bảng 4.5. Tình hình chăn nuôi của xã trong giai đoạn 2015 - 2017
Tên vật STT nuôi 1 Trâu 2 Bò 3 Lợn
bò qua 3 năm tăng 26,87%, tỷ lệ lợn giảm 22,32%, tỷ lệ dê tăng 3,85%, tỷ lệ gia cầm tăng 6,68%.
b,Điều kiện xã hội
* Tình hình dân số của xã An Phú.
Bảng 4.6. Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2015 - 2017 ) Năm
Chỉ tiêu
1. Tổng số nhân khẩu 2. Tổng số hộ
Qua bảng 4.6 cho ta thấy: Tổng số nhân khẩu qua 3 năm 2015 - 2017
tăng. Năm 2015 có tổng số nhân khẩu là 5.118 khẩu, đến năm 2016 là 5.130 khẩu tăng 12 khẩu so với năm 2015 tăng 0,23%. Năm 2017 là 5.151 khẩu, tăng 21 khẩu, tăng 0,41% so với năm 2016. Bình quân số nhân khẩu qua 3 năm tăng 0,32%. Tổng số hộ năm 2015 là 1.233 hộ, năm 2016 tăng lên thêm 4 hộ, tăng 0,32% so với năm 2015. Năm 2017 số hộ tăng thêm là 8 hộ, chiếm 0,65% so với năm 2016. Bình quân số hộ qua 3 năm tăng 0,49%.
Bảng 4.7. Tình hình nhân khẩu và lao động của xã An Phú giai đoạn năm 2015 - 2017
Chỉ tiêu
1.Tổng nhân khẩu
Nhân khẩu nông nghiệp Nhân khẩu phi nông nghiệp
2. Tổng số hộ
Hộ nông nghiệp Hộ phi nông nghiệp
3. Tổng số lao động
Lao động nông nghiệp Lao động phi nông nghiệp
Qua bảng 4.7 cho thấy: Dân số xã An Phú có xu hướng tăng lên hàng năm, tốc độ tăng dân số bình quân là 0,32%. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính chất lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ.
Bình quân có khoảng 3 - 4 người/hộ, trong đó có 2 - 3 lao động. Như vậy, tình hình dân số và lao động của xã An Phú có đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của xã nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao. Do vậy, trong thời gian tới cần có chính sách phát triển hơn nữa trong công tác đào tạo - giáo dục để nâng cao trình độ cho người dân
* Văn hóa - giáo dục
- Năm học 2015- 2016, tiếp tục khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất của các nhà trường, phát huy các phong trào xã hội hóa giáo dục, huy động 100% số trẻ em đến lớp đúng độ tuổi. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học, THCS đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục mầm non 5 năm tuổi. Tổng số học sinh toàn xã là: 1053 em, trong đó:
+ Trường THCS: 713 em. + Trường tiểu học: 292 em + Trường mầm non: 340 cháu
- Trường Tiểu học, Trường Mầm non tổ chức 100% học sinh học bản trú tại trường. Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
* Về y tế
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, việc thường trực khám chữa bệnh tại trạm đảm bảo, tăng cường bác sĩ về khám chữa bệnh cho nhân dân, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, kế hoạch hoá gia đình, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được duy trì thường xuyên, 6 tháng đầu năm trạm y tế đã khám và chữa bệnh cho 1711 lượt người, khám và điều trị bằng y học cổ truyền 504 lượt, khám cho trẻ em dưới 6 tuổi 629 lượt, thực tốt các chương trình y tế quốc gia, tiêm chủng đẩy đủ cho trẻ em trong độ tuổi.Tiếp tục thực hiện có hiệu quả bộ tiêu chí mới về
chuẩn Quốc gia về y tế, tiến hành xây dựng thêm phòng khám bệnh để đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, trong 6 tháng trên địa bàn xã không có dịch bệnh lớn xảy ra.
* Công tác dân số, gia đình, trẻ em
Ban dân số phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể tiếp tục tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số, xây dựng gia đình bình đẳng hạnh phúc và bền vững, thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em, không có trường hợp nào trẻ em bị ngược đãi, trong 6 tháng không có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên, dân số toàn xã đến thời điểm báo cáo là 5118 khẩu, 1233 hộ, số sinh trong 6 tháng là 22 người, số người chết là 11 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 2%.
* Quốc phòng
Quản lý chặt chẽ lực lượng dân quân gồm 56 đồng chí, lực lượng dự bị động viên 77 đồng chí. Xây dựng các phương án phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy rừng. Tổ chức huấn luyện dân quân, công tác quản vũ khí trang bị vật liệu nổ chặt chẽ, luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có tình huống. Triển khai khám tuyển quân năm 2017 là 25 công dân. Đăng ký nghĩa vụ cho thanh niên tuổi 17 là 38 thanh niên, phối hợp với lực lượng công an tổ chức tuần phòng bảo vệ tết, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn xã, thực hiện công tác dân vận huy động toàn lực lượng tổ chức lao động như phá dỡ tường rào, chạy cây to, giải phóng nền đường.
* An ninh
Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc theo kế hoạch của công an tỉnh Yên Bái, kế hoạch của công an huyện Lục Yên; trong năm công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã cơ bản được giữ vững ổn định; tổ chức ký cam kết đảm bảo tình hình an ninh trật tự đối với các hộ kinh doanh có điều kiện như KaRaOKe…., theo dõi kiểm tra cấp giấy tạm vắng cho 35 lượt công dân đi lao động làm ăn. Tổ chức hòa giải 01 vụ bạo lực gia đình đã ký cam kết. Phối hợp với tổ tăng cường công an tỉnh,
huyện tại địa bàn An Phú tuyên truyền thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước 14/14 thôn; cấp giấy xác nhận nhân sự cho 600 người ra khỏi địa bàn đi lao động tại các tỉnh.
Trên địa bàn xã xảy ra 10 vụ việc liên quan đến an ninh trật tự, đến nay đã giải quyết xong, giảm 8 vụ so với cùng kỳ, số tiền thu phạt nộp ngân sách nhà nước 5.600.000 đồng.
Tổng kết phong trào toàn dân Bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2016, triển khai phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2017 theo kế hoạch đề ra.