3.1.4.1 Thực trạng của đội ngũ cán bộ khuyến nông xã Tức Tranh
Cán bộ Khuyến nông xã Tức Tranh phụ trách các vấn đề như trồng trọt, chăn nuôi, phòng ngừa bệnh dịch cho gia cầm, gia súc và cây trồng ...và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND cấp xã giao. Với một địa bàn tương đối rộng nên việc triển khai công việc gặp không ít khó khăn. Vì vậy, để triển khai các hoạt động khuyến nông cũng như các hoạt động thông tin, tuyên truyền một cách hiệu quả thì cán bộ khuyến nông đã phối hợp với các
35
trưởng xóm, cũng như các ban ngành đoàn thể khác như hội phụ nữ, hội nông dân để trao đổi hoặc thông tin đến người nông dân
Trong những năm qua, mặc dù công việc còn gặp nhiều khó khăn, và hạn chế nhưng đội ngũ cán bộ khuyến nông xã đã phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3.1.4.2 Các hoạt động khuyến nông tại địa phương
Các hoạt động nông nghiệp tại xã Tức Tranh diễn ra tốt, chủ yếu là các hoạt động như: Xây dựng lịch gieo cấy và các cây trồng theo từng vụ, mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn, tham quan hội thảo, chỉ đạo và lên kế hoạch rà soát tu sửa các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất tưới tiêu, lên kế hoạch phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi và các hoạt động thông tin tuyên truyền...
+ Về mô hình trình diễn: Trước khi một tiến bộ KHKT được đưa vào thực tế sản xuất thì người dân vẫn còn băn khoăn về hiệu quả kinh tế của tiến bộ kỹ thuật đó. Vì vậy, việc xây dựng các mô hình trình diễn là rất cần thiết, nó giúp cho người dân thấy được kết quả thực của tiến bộ khoa học, kỹ thuật phù hợp với điều kiện của địa phương và làm cơ sở cho việc nhân rộng các mô hình.
+ Tập huấn kỹ thuật cho người nông dân: Là hoạt động chính của công tác khuyến nông, hoạt động này không thể thiếu khi thực hiện việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
+ Các cuộc tham quan, hội thảo: Giúp cho người nông dân được mắt thấy, tai nghe những kỹ thuật và kết quả của những kỹ thuật mới, từ đó họ sẽ nhận thức được đầy đủ hơn so với những thông tin mà họ nghe được và làm cho họ tin tưởng hơn vào tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao để từ đó đưa ra định hướng cho gia đình mình.
+ Các hoạt động thông tin, tuyên truyền: Là hoạt động rất cần thiết trong phòng trừ dịch bệnh, thông tin về thời tiết khí hậu, thông tin cho người nông dân về giá cả, thị trường, nắm bắt kịp thời tình hình sản xuất tại địa
phương. Hoạt động này truyền tải thông tin một cách nhanh nhất và tốn ít chi phí nên được đông đảo bà con nông dân tiếp nhận. Cụ thể qua các năm như sau:
- Năm 2015:
+ Triển khai trồng cây cà chua theo mô hình nhà lưới với diện tích là 720m3 xào nhà lưới.
-Năm 2016:
+ Tổ chức hội thảo đầu bờ về giống lúa mới do tỉnh hỗ trợ : TH3-5,GS9 SYN6; Lúa thuần như: Thiên ưu 8, Băc thơm 7, Hương thơm số 1, Hương thơm số 6. ngô nk4300, nk6654, nk4300 bt/gt
+ Tập huấn kỹ thuật về các giống cây trồng ngô do tỉnh hỗ trợ: NK4300, NK6654.
- Năm 2017:
+ Triển khai các mô hình kinh tế trang trại : chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà về kỹ thuật chăn nuôi và chăm sóc.
+ Hội thảo về giống lúa thuần: Thiên Ưu số 8
+ Tập huấn kỹ thuật về các giống cây trồng: Lúa, chè, keo. + Tập huấn hướng dẫn người dân nuôi cá
+ Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi , trồng trọt
3.1.4.3 Vai trò chức năng, nghiêm vu của cán bộ khuyến nông xã Tức Tranh
* Vai trò của cán bộ khuyến nông xã Tức Tranh:
Vận động nông dân tiếp thụ và thực hiện các chính sách về nông lâm nghiệp. Trực tiếp hoặc góp phần cung cấp thông tin về những nhu cầu, nguyện vọng của nông dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định, cải tiến để có được các chính sách phù hợp. Cán bộ Khuyến nông xã thường xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến của họ để chủ động giải quyết lấy những vấn đề trong cuộc sống. Cán bộ Khuyến nông xã phân tích tình huống của nông dân trước khi quyết định cách tốt nhất để giúp đỡ họ, các cán bộ thực hiện nhiệm vụ được phân công của UBND xã.
37
- NHÀ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH
-CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU
3.1 Sơ đồ vai trò của cán bộ khuyến nông[13] * Chức năng:
Chức năng cơ bản của cán bộ Khuyến nông không những là truyền bá thông tin và huấn luyện nông dân mà còn biến những thông tin, kiến thức được truyền bá, những kỹ năng đã đào tạo thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống. Điều này cho thấy cán bộ khuyến nông cần có quan hệ chặt chẽ với điều kiện vật chất của nông hộ cũng như nguồn lực thực tế của địa phương.
Căn cứ vào mức độ liên quan đến bản chất, mục tiêu của cán bộ khuyến nông, có thể phân chia chức năng của cán bộ khuyến nông làm hai nhóm chính.
- Nhóm chức năng phải thực hiện:
Thúc đẩy nông dân: kích thích cư dân nông thôn hành động theo sáng kiến của họ. Phát triển các hình thức liên kết hợp tác của nông dân nhằm mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp và nông thôn.
Trao đổi và truyền bá thông tin: bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để trao đổi học hỏi; truyền bá và phổ biến cho nông dân.
Đào tạo, huấn luyện nông dân: tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân.
Giúp nông dân giải quyết các vấn đề phát sinh. Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông lâm.
-Nhóm chức năng nên thực hiện:
Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện truờng, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
Tìm kiếm các yếu tố, điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho sản xuất của người dân như vốn tín dụng, vật tư đầu vào...
Trợ giúp nông dân cách thức bảo quản, chế biến nông lâm sản quy mô hộ gia đình.
Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất quy mô trang trại.
Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
* Nhiệm vụ:
+ Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về nông nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật. + Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã.
39
+ Phối hợp với phòng NN & PTNT, trạm khuyến nông Thành phố Thái Nguyên tổ chức lớp tập huấn chuyển giao KHKT về kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật trong sản xuất.
+ Trao đổi, truyền bá thông tin: bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thông tin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp họ cùng nhau chia sẻ và học tập.
+ Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương. + Giúp người dân gián tiếp phản ánh những mong muốn, nguyện vọng của người dân đến cơ quan có thẩm quyền.
+ Phối hợp với nông dân tổ chức các đợt thử nghiệm phát triển kỹ thuật mới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiện trường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng.
+ Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Thường xuyên quan tâm đi thực tế tại cơ sở xóm, nắm bắt kịp thời tình hình diễn biến sản xuất của nhân dân.
+ Thông tin, báo cáo kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch khuyến nông, tình hình sản xuất và nguyện vọng của nông dân lên cấp có thẩm quyền để giải quyết.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.