Bài học kinh nghiệm từ các địa phương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Kinh nghiệm là một quá trình học hỏi và tích lũy trong quá trình công tác và tiếp xúc với những người sản xuất và mỗi một cán bộ phụ trách về lĩnh vực nông lâm nghiệp có những kinh nghiệm, trình độ, các tiếp cận và triển khai các chính sách, KHKT, kinh nghiệm tới người nông dân là khác nhau.

Từ kinh nghiệm của các địa phương trên xã Tức Tranh sẽ cố gắng học hỏi tiếp thu những kinh nghiệm tiến bộ của các địa phương khác mà bản thân xã chưa thực hiện được và phát huy sáng tạo những kinh nghiệm mới để góp phần phát triển kinh tế, nền nông nghiệp của xã. Để sánh ngang tầm với các địa phương lân cận UBND xã có một số yêu cầu đối với toàn thể người dân trong địa bàn xã như sau:

Một là: Cán bộ khuyến nông phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn tín dụng nông thôn để phát triển sản xuất. Cần phải có định hướng và kế hoạch ngắn hạn dài hạn cho sản xuất nông nghiệp, đảm bảo ngành nông nghiệp tăng trưởng tốt, chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững.

Hai là: Cần phải có sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để công tác triển khai các chương trình thực hiện đạt hiệu quả. Chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, trước hết là thị trường trong huyện, thị trường các huyện, tỉnh lân cận.

Ba là: Phải thành lập Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp để kiểm tra giám sát tình hình sản xuất của người nông dân. Xây dựng và vận dụng hiệu quả mô hình "4 nhà": nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung ứng đầu vào, bao tiêu sản phẩm nhằm góp phần ổn định đầu ra cho người nông dân

20

Bốn là: Đưa ra các chính sách để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sao cho hiểu quả, tận dụng được đất đai một cách hợp lý. Nhân rộng mô hình các lớp tập huấn cho người nông dân về kỹ thuật canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Năm là: Không ngừng tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm tiến bộ của các địa phương khác đồng thời nghiên cứu sáng tạo những kinh nghiệm mới và truyền đạt, áp dụng cho người dân. Khuyến khích mở rộng nghiên cứu ứng dụng, triển khai và đổi mới công nghệ. Tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Đổi mới chính sách khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động khoa học - công nghệ.

Sáu là: Tiếp thu và thực hiện tốt các chủ chương, chính sách phát tiển kinh tế, xã hội của tỉnh, huyện.

PHẦN 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Tức Tranh là xã nằm ở phía Đông Nam của huyện Phú Lương, với diện tích 2.537,21 ha, xã có ranh giới giáp các địa phương sau:

Phía Đông giáp xã Phú Đô và xã Minh lập (huyện Đồng Hỷ) Phía Tây giáp xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương

Phía Nam giáp xã Vô Tranh, huyện Phú Lương

Phía Bắc giáp xã Phú Đô và Yên Lạc, huyện Phú Lương.

Có đường trục chính Giang Tiên - Phú Đô - Núi Phấn và đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) đi qua xã

*Địa hình và tình hình sử dung đất.

Với đặc điểm địa hình của xã là vùng trung du miền núi, xen kẽ các cánh đồng là những dãy núi đất thấp, đất đai sử dụng chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Để thấy rõ được hiện trạng sử dụng đất của xã, số liệu được tập hợp trong bảng 3.1:

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của xã Tức Tranh Chỉ tiêu

Tổng diện tích tự nhiên I. Đất nông nghiệp

1.1 Đất trồng lúa

1.2 Đất trồng cây lâu năm

1.3 Đất lâm nghiệp

1.4 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản

1.5 Đất trồng cây hàng năm khác

II. Đất phi nông nghiệp

2.1 Đất ở

2.2 Đất chuyên dụng

22

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Tức Tranh là 2537,2ha. Với diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao 50,3%, diện tích đất trồng cây lâu năm được sử dụng cao như vậy là do địa hình của xã chủ yếu là đất đồi rất phù hợp để trồng cây công nghiệp và cây chủ yếu được trồng là cây chè.

Đất nông nghiệp chiếm khá nhỏ chỉ có 4,9%, do diện tích đất đồng bằng ít xung quanh xã chủ yếu là đồi núi nên diện tích đất nông nghiệp là khá nhỏ. Tuy diện tích đất nông nghiệp ít nhưng rất được chú trọng, hệ thống thủy lợi được xã đầu tư và xây dựng khá đầy đủ.

Đất nông nghiệp tại xã chiếm 81,4%. Trong đó đất trồng cây lâu năm chiếm 50,3%, đất trồng lúa là 4,9%, đất lâm nghiệp chiếm 39,9%, trồng hàng năm khác 2,9%, đất nuôi trồng thủy sản 2,1%. Đất phi nông nghiệp tại xã chiếm tỷ lệ 18,6%. Trong đó đất ở chiếm 51,5%, đất chuyên dụng chiếm 48,5%.

*Khí hậu

Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên qua một số năm gần đây cho thấy khí hậu của xã Tức Tranh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, thời tiết hanh khô, thường có các đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gia súc và làm cho cây trồng không phát triển.

Nhiệt độ trung bình trong năm ở xã là 22oC, nhiệt độ cao nhất (vào tháng 7) có ngày lên tới 38oC và thấp nhất vào tháng (12) có ngày xuống tới 3oC.

Lượng mưa trung bình đạt 2000mm/năm, song lượng mưa phân bố không đều - lượng mưa từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm tới 90%.

Về đặc điểm thời tiết ở Tức Tranh, tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

*Thủy văn: Có dòng suối và hệ thống các đập chứa nước và các ao nhỏ.

Có con Sông Cầu chảy từ Bắc Kạn qua, phân giới hai xã đó là xã Minh Lập huyện Đồng Hỷ và xã Tức Tranh - Phú Lương chảy về Thái Nguyên.

* Tài nguyên:

Tài nguyên rừng: Diện tích rừng 56,7 ha, Hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác PCCCR. Tập trung kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển gỗ qua địa bàn xã, cấp phép khai thác 315,6 m3 gỗ

*Môi trường

Môi trường của xã là tốt. Tuy nhiên một số năm gần đây, do việc phát triển sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu cùng chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt, khai thác các mỏ đá, phát triển các khu dân cư nên phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường.

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội

Về rừng, diện tích đất rừng nhiều, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế rừng. Có những chính sách phù hợp của nhà nước, những năm gần đây việc đầu tư trồng và chăm sóc rừng rất được cấp ủy, chính quyền và nhân dân quan tâm, diện tích rừng đã được phủ kín, sản lượng gỗ khai thác hàng năm đem lại nguồn thu không nhỏ.

Đối với cây lương thực, diện tích trồng lúa nước trên 400ha, chất đất tốt, thuận tiện về thủy lợi và giao thông, có tiềm năng thâm canh tăng năng xuất, đưa các giống có năng xuất và chất lượng cao vào sản xuất. Đồng ruộng của xã có điều kiện xây dựng vùng sản xuất lúa giống.

Trên địa bàn xã Tức Tranh, diện tích trồng chè lớn, đồng thời cũng là nơi chè có chất lượng ngon, thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất chè cũng như thay thế giống chè mới. Nhiều địa bàn trồng chè ở xã có thể khoanh vùng đầu tư xây dựng thương hiệu cung cấp tiêu thụ ngoài thị trường.

24

Căn cứ vào báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đầu năm 2017 của UBND xã Tức Tranh, những thành tựu đã đạt được trong năm vừa qua được trình bày cụ thể như sau:

* Điều kiện kinh tế

- Kết quả sản xuất nông- lâm nghiệp

Về trồng trọt: Năm 2017 với điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, mưa nhiều đặc biệt vào thời gian sản xuất vụ mùa nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.

Năm 2017 UBND xã đã phối hợp với Trạm khuyến nông huyện triển khai cấp 902kg giống lúa lai, lúa thuần chất lượng cao theo chương trình trợ giá giống của tỉnh và huyện cho nhân dân đảm bảo nhân dân gieo cấy đúng thời vụ.

Tổng diện tích lúa gieo cấy cả năm là 167ha, đạt 100% kế hoạch. Kết thúc gieo cấy:

Vụ xuân năng suất lúa ước đạt: 55tạ/ha, sản lượng ước đạt 398,75 tấn = 101,4% kế hoạch. Cây ngô: 03ha x 40 tạ/ha = 12 tấn; rau các loại 12,6ha; đảm bảo đạt 100% kế hoạch giao.

Vụ mùa: Ước năng suất lúa đạt: 42,03 tạ/ha, sản lượng 397,24 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 ước đạt 807,99 tấn = 90,8% kế hoạch huyện giao.

- Cây chè: Tổng diện tích chè trong toàn xã 1.043ha, trong đó

diện tích

chè kinh doanh 943ha; Điều kiện thời tiết diễn biến bất thường, ngày nắng nóng, nhiệt độ cao, đêm có mưa vì vậy đã xuất hiện một số đối tượng sâu hại như rầy xanh, bọ cánh tơ…. Tuy nhiên nhân dân chủ động chăm sóc và quản lý tốt các đối tượng sâu bệnh hại nên năng suất và chất lượng chè hiện đảm bảo. Sản lượng chè búp tươi ước đạt 12.070/12.006 tấn đạt 100,5% Kh. Diện tích trồng chè năm 2017 được 24ha.

Triển khai kế hoạch phát triển sản xuất, chế biến chè trên địa bàn xã Tức Tranh giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.

Tham gia các nội dung tại “Lễ hội vinh danh các làng nghề chè huyện Phú Lương lần thứ nhất, năm 2017”, như: Dự thi nương chè đẹp, khu chế biến chè ATVSTP, trưng bày gian hàng…, bình xét đề nghị vinh danh làng nghề tiêu biểu và tiêu biểu xuất sắc tại lễ hội… đạt nhiều giải cao (Minh Hợp, Tân Thái đạt danh hiệu “Làng nghề tiêu biểu xuất sắc”, Thác dài “làng nghề tiêu biểu”, các phần thi đạt 2 giải nhất, 4 giải nhì, 3 giải ba và 10 giải khuyến khích). Chuẩn bị các điều kiện phối hợp thực hiện chương trình giao lưu trải nghiệm của các thí sinh tham gia cuộc thi người đẹp sứ trà, Thái Nguyên năm 2017 tại xã Tức Tranh vào ngày 13/10/2017.

Công tác thuỷ lợi: BCĐ quản lý khai thác và sử dụng các công trình thuỷ lợi xã thường xuyên kiểm tra trực tiếp và chỉ đạo các tổ thuỷ nông quản lý và vận hành tiết kiệm hiệu quả trữ lượng nước tại các công trình hồ đập đảm bảo nguồn nước phục vụ công tác sản xuất nông nghiệp.

Lâm Nghiệp: Thực hiện tốt công tác quản lý, chăm sóc bảo vệ diện tích rừng hiện có trên địa bàn xã. Tổng diện tích rừng trồng 56,7ha. Hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác PCCCR. Tập trung kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến và vận chuyển gỗ qua địa bàn xã, cấp phép khai thác 315,6 m3 gỗ.

- Công tác chăn nuôi, thú y

Thường xuyên kiểm tra giám sát, tăng cường chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, hướng dẫn nhân dân phòng chống đói rét cho đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản nuôi do vậy trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra. Triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng, tiến hành cấp 2 tấn vôi bột, 85lít khử trùng cho các xóm; tổ chức tiêm phòng đợt 1, đợt 2 cho đàn chó được 2160 con, đàn trâu, bò 83 con; đàn lợn: 3.000 con; đàn gia cầm 16.000 liều H5N1.

26

Số lượng gia súc gia cầm tính đến cuối năm 2017 như sau:

Bảng 3.2 Hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Tức Tranh

Chỉ tiêu

Trâu Bò Lợn Gia cầm

(Nguồn: UBND xã Tức Tranh, năm 2018)

Số lượng gia súc gia cầm cuối năm 2017 tại xã hiện đang có là: Trâu có 80 con, bò có 35 con, lơn có 3100 con, gia cầm có 2500 con.

- Về công tác thú y: Tiêm phòng đàn gia súc đợt II năm 201 đạt 50% kế

hoạch huyện giao.

- Công tác khuyến nông

Tổ chức 25 buổi tập huấn về kỹ thuật sản xuất cây vụ xuân, kiến thức ATTP, kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, sản xuất và chế biến chè an toàn và BVTV trên cây trồng cho trên 1.300 lượt người tham gia. Cấp 45 tấn phân hữu cơ mô hình “chè hữu cơ” diện tích 3ha tại xóm Gốc Gạo, 10ha = 84 tấn tại xóm Tân Thái, Đồng Tâm, Thác Dài với số tiền nhân dân đối ứng trên 180 triệu đồng.

- Triển khai thực hiện dự án hỗ trợ hệ thống tưới chè bằng van xoay tự động với tổng diện tích 2,5ha.

Triển khai cấp 47 bộ tôn quay, máy vò và giá hong chè bằng inox theo chương trình hỗ trợ của huyện Phú Lương cho 47 hộ sản xuất chè tại các làng nghề trên địa bàn xã với tổng số tiền đầu tư: 871.380.000 đồng, trong đó nhân dân đóng góp 435.690.000 đồng. Cấp 15 giá hong chè theo chương trình hỗ

trợ thuộc phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện, nhân dân đóng góp 30 triệu đồng. lắp đặt hệ thống sao chè bằng GAS tại THT sản xuất chè an toàn Tân Thái với nguồn kinh phí hỗ trợ 150 triệu đồng, nhân dân đối ứng 14 triệu đồng.

- Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ hội vinh danh các làng nghề chè huyện Phú Lương lần thứ nhất năm 2017.

- Phối hợp với Trung tâm Khuyến Công - Sở Công Thương, Hiệp hội làng nghề tỉnh, phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện tổ chức tập huấn chính sách phát triển làng nghề và nâng cao năng lực quản lý làng nghề, công tác khuyến công và quản trị kinh doanh, tập huấn xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm cho các làng nghề chè huyện Phú Lương năm 2017 với trên 500 lượt người tham gia.

- Phối hợp tổ chức cho đại diện các làng nghề chè đi thăm quan học tập kinh nghiệm về công tác quản lý làng nghề tại xóm 5, thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ.

- Phối hợp mời đại diện các làng nghề tham gia khoá tập huấn phát triển làng nghề gắn với du lịch, dịch vụ, kỹ năng quản lý và phát triển làng nghề do Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tổ chức.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất năm 2018. - Thu chi ngân sách:

Tổng thu ngân sách trên địa bàn: Đạt: 943.844.708 đồng. Trong đó: - Thu cân đối đạt: 736.844.708 đ, đạt 109% Kế hoạch.

- Thu quản lý qua ngân sách đạt: 207.000.000đ.

Tổng thu ngân sách xã hưởng: 7.122.567.319 đồng. Trong đó: + Thu cân đối xã hưởng: 591.146.593 đồng, đạt 111% KH + Thu quản lý qua ngân sách đạt: 207.000.000 đồng.

+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên được: 6.091.355.800 đồng. + Thu chuyển nguồn: 213.200.702đ

28

Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách là 6.930.123.000 đồng. Trong đó: Chi thường xuyên: 5.536.877.600 đồng, đạt 108% KH huyện và xã. Chi đầu tư: 1.393.245.400 đồng.

-Công tác địa chính – xây dựng

Công tác giải quyết đơn thư: UBND xã Tức Tranh tiếp nhận 6 đơn thư có liên quan đến đất đai, UBND xã đã mời giải quyết 4 trường hợp, còn lại 2 trường hợp đang trong quá trình thụ lý giải quyết.

Xử lý vi phạm hành chính về đất đai 13 trường hợp, với số tiền phạt 19.500.000 đồng.

Công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: UBND tiếp nhận và hoàn thiện được 14 hồ sơ trong đó cấp đổi 3 hồ sơ với diện tích 2.858m2, cấp mới 11 hồ sơ với diện tích 9.799,7m2.

- Về công tác xây dựng cơ bản:

Kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng: Năm 2017 xã đã thực hiện hỗ trợ xây dựng 6 tuyến đường vào khu sản xuất, với số vốn 2 tỷ đồng từ ngân sách đầu tư xã xây dựng NTM kiểu mẫu, nhân dân đóng góp 668,5 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về vai trò, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã tức tranh, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w