THÓI QUEN VÀ KIÉN THỨC CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh 12 tuổi tại trường THCS Bế Văn Đàn Hà Nội (Trang 44 - 48)

Thời điếm bắt đầu tự chải răng

4.2 THÓI QUEN VÀ KIÉN THỨC CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

Hơn một nửa học sinh bắt đầu tự chải răng từ năm 4 - 6 tuổi (57,5%). Ở độ tuổi này việc trẻ tự chải răng cần có sự kiểm tra của người lớn để đảm bảo chải răng đúng cách.

phụ huynh các phương pháp vệ sinh răng miệng đúng cách là rất cần thiết vì sẽ có tác động trực tiếp tới hiệu quả kiểm soát mảng bám trên trẻ em. Bác sĩ nha khoa cần tham gia tích cực hơn vào việc hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách, qua các chương trình Nha học đường, hoặc qua các lần khám kiểm tra hiệu quả chải răng. Sử dụng các loại thuốc phát hiện mảng bám tại phòng khám cũng giúp ừẻ nhận thức được những vị trí cần lưu ý khi chải răng, nâng cao hiệu quả kiểm soát mảng bám chống sâu răng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 2 yếu tố “Số lần chải răng trong ngày” và “Thời gian mồi lần chải răng” được chứng minh có liên quan tới bệnh sâu răng. Chải răng ít hơn 2 lần/ngày iàm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng lên 2,72 lần. Chải răng không đủ 3 phút/iần cũng làm tăng nguy cơ mắc sâu răng với OR - 2,72. Chỉ có 44,8% học sinh thay bàn chải định kì 3 tháng/ỉần, khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, mặc dù việc sử dụng bàn chải với lông bị biến dạng có thể làm giảm hiệu quả chải răng, đồng thời gây thương tồn vùng lợi [35].

Việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn đồ ngọt cũng được kiểm tra qua phép thử Chi- square, khác biệt rất có ý nghĩa thống kê. Nguy cơ bị sâu răng khi không vệ sinh răng miệng sau khi ăn đồ ngọt so với có vệ sinh cao hơn 5,52 lần, phù hợp với các công trình nghiên cứu khác về bệnh sâu răng như nghiên cứu Vipeholm năm 1954 của Gustafsson và cộng sự [15] hay nghiên cứu của Stephan năm 1940 [29]. Thực chất tác động của tần suất sử dụng đường tới bệnh sâu răng còn lớn hơn cả số lượng đường hấp thụ, do việc duy trì Hên tục độ pH thấp gây sâu răng. Việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn đồ ngọt làm giảm tần suất phá hủy men răng của đường, cho phép việc tái khoáng hóa bề mặt men răng được diễn ra nhờ các ion trong nước bọt.

Hầu hết học sinh đều có những kiến thức cơ bản trong việc phòng ngừa bệnh sâu răng. 72,8% học sinh biết nước ngọt có ga có hại cho răng, 88,1% cho rằng việc đến khám nha sĩ định kì là cần thiết.

Trình độ học vấn của bố mẹ đều có ảnh hưởng tới tỉ lệ mắc sâu răng. Qua nghiên cứu cho thấy bố mẹ có trình độ trên THPT thì con sẽ ít mắc sâu răng hơn 3 lần. Thu nhập bình quân nhân khẩu cũng ảnh hưởng tới tỉ lệ mắc sâu răng với OR “ 3,62. Điều này là đáng

tiếc bởi việc điều trị và phát hiện sớm sâu răng không hề khó khăn và tổn kém như đa số mọi người vẫn nghĩ, hoàn toàn cỏ thể tiếp cận được vói các gia đình có mức thu nhập dưới trung bình [36].

KIẾN NGHỊ

Việc thông tín đầy đủ cho phụ huynh học sinh thông qua các kênh từ nhà trường, xã hội về các biện pháp phòng tránh bệnh sâu răng là rất cần thiết, bởi phụ huynh có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và thái độ chăm sóc răng miệng của học sinh.

Xu hướng hiện nay trên thế giới trong nha khoa là can thiệp điều trị sớm từ giai đoạn xuất hiện những thương tổn sâu răng có hồi phục. Ở những giai đoạn này việc điều trị dễ dàng, không gây đau đớn và ít tốn kém. Do vậy cần thay đổi thói quen của phụ huynh học sinh không chỉ đưa con em đi khám khi thấy đau mà cần khám định kì để việc phát hiện sâu răng sớm đạt hiệu quả cao. Việc điều trị trở nên dễ dàng tiếp cận với các gia đình thu nhập dưới trung bình.

Vai trò của nha sĩ trong việc giáo dục vệ sinh răng miệng chưa cao. Trẻ khi đến khám cần được kiếm tra về nhận thức và thói quen vệ sinh răng miệng. Sử dụng các dung địch phát hiện mảng bám giúp trẻ phát hiện những vùng bị bỏ sót khi chải răng, nâng cao hiệu quả kiểm soát mảng bám chống sâu răng.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng và một số yếu tố nguy cơ ở học sinh 12 tuổi tại trường THCS Bế Văn Đàn Hà Nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)