Quan điểm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An (Trang 56 - 57)

6. Kết cấu khóa luận

3.2.1 Quan điểm về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An

+ Phát triển nông nghiệp CNC tỉnh Nghệ An phải bảo đảm phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020; quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

+ Phát triển nông nghiệp hiện đại trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương thức sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Phát triển nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới văn minh, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng nâng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân.

+Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với công nghệ sau thu hoạch, chế biến và thị trường tiêu thụ.

+Phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh dinh dưỡng; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với việc huy động cao các nguồn lực xã hội, trước hết là đất đai, lao động, rừng và biển, phát huy sức mạnh hội nhập quốc tế và sự hỗ trợ của nhà nước.

+ Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tập trung cho các chương trình, đề án trọng điểm trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới, nhất là phát triển nông nghiệp vùng Miền Tây Nghệ An.

3.2.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Phát triển sản xuất nông nghiệp CNC gắn với sản xuất và chế biến phải thực sự khai thác có hiệu quả các nguồn lực; trong đó, ưu tiên khai thác các nguồn tài nguyên vô hạn là: công nghệ, tri thức, thương hiệu… Xây dựng nền nông nghiệp CNC phát triển toàn diện tạo ra sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái, từng ngành hàng mà tỉnh nghệ an có thế mạnh, nâng cao mức sống người lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp CNC theo chuỗi phải gắn với thị trường tiêu thụ và công nghiệp chế biến và bảo quản. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên cơ sở tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa lớn đồng thời áp dụng kỹ thuật tiên tiến. Xây dựng nền nông nghiệp CNC trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của các thành phần kinh tế, khuyến khích tích tụ ruộng đất, phát triển kinh tế trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp; kết hợp hài hoà giữa các hình thức hợp tác; chú trọng phát triển nông nghiệp ở vùng bán sơn địa, các xã miền núi,... Phát triển trồng trọt hài hòa với chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu chăn nuôi và giết mổ tập trung đã được quy hoạch; tiếp tục nâng cao chất lượng giống cây trồng, gia súc, gia cầm để tăng chu kỳ sản xuất và tăng năng suất, sản lượng.

- Phát triển nông nghiệp CNC ở tỉnh nghệ an tới năm 2025 và tầm nhìn tới năm 2030 phải phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh của cả nước, tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ. Phát triển nông nghiệp theo hướng sạch, bền vững và áp dụng quy trình sản xuất VietGAP, GlobalGAP… trên một số cây trồng như lúa, rau, các loại cây ăn quả (bưởi, cam). Tăng cường công tác quản lý gắn với việc đẩy mạnh khuyến cáo vận động nhân dân để giảm thiểu tối đa việc tùy tiện dùng hóa chất độc hại trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến nông sản là điều kiện tiên quyết xây dựng nông nghiệp “hiệu quả, bền vững”.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp CNC tỉnh theo hướng tập trung ưu tiên các nguồn lực phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực là: Xây dựng vùng trọng điểm lúa của tỉnh, phát triển cây ăn quả (cam, bưởi..), cây rau an toàn, hoa cây cảnh; chăn nuôi gà công nghiệp, gà thả đồi, lợn hướng nạc, mật ong. Đồng thời ứng dụng công nghệ cao vào quá trình sản xuất tạo nhiều sản phẩm có giá trị, an toàn không những phục vụ nhu cầu tại chỗ, mà còn phục vụ khách du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)