6. Kết cấu khóa luận
3.3.2. Chính sách hỗ trợ chuyển giao khoa học, công nghệ
Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, nhưng việc chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí quốc sách hàng đầu. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ tuy gia tăng về số lượng nhưng thiếu các chuyên gia giỏi đầu ngành trong nhiều lĩnh vực tiên phong. Các công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội còn ít. Tốc độ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm, cho nên chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp. Khoa học và công nghệ chưa thật sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.Thực trạng đó đặt ra thách thức rất lớn cho lực lượng chuyển giao khoa học, công nghệ cho nông nghệp công nghệ cao khi đất nước bước vào thời kỳ phát triển mới, hội nhập ngày càng sâu rộng và chịu sự tác động toàn cầu. Vì vậy cần hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện về tổ chức, chuyển giao công nghệ sản xuất cho từng loại cây trồng, vật nuôi; đặc biệt mở rộng thị trường xuất khẩu theo mô hình liên kết chuỗi giá trị hàng hóa để phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Tiến hành xây dựng các mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ để đưa vào phục vụ nông nghiệp. Phối hợp với các sở, ngành, viện, trường, các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức nước ngoài tập hợp các dữ liệu, tài liệu, mô hình đã có.
- Tổ chức hoàn thiện cá mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã có và hiện đang triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố thông qua việc gắn kết với viện, trường, tổ chức khoa học và công nghệ, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp để chuyển giao qua mạng lưới liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà nông).
- Tổ chức tiếp nhận việc chuyển giao một số công nghệ cao từ nước ngoài phù hợp với điều kiện ứng dụng tại Nghệ An.
- Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong quản lý chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
- Đề xuất, đặt hàng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. tiếp nhận, chuyển giao, hợp tác trong quá trình triển khai áp dụng công nghệ.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin trong nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3.3.3. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực
Nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ khi thực hiện một chính sách, trong đó trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ tiến bộ xã hội, công bằng và phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2018-2020, UBND tỉnh Nghệ An khẳng định phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá của quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; đồng thời là nền tảng phát triển bền vững và gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập
Để phát triển nguồn nhân lực, cần phải xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn, mang tầm quốc gia. Đồng thời, trong mỗi giai đoạn nhất định, cần xây dựng những chương trình hành động với mục tiêu, định hướng cụ thể, trong đó phân tích, đánh giá thời cơ, thách thức, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân… để đề ra mục tiêu và giải pháp phát cho từng giai đoạn phù hợp hoàn thiện cách chính sách như sau:
- Đào tạo dài hạn và ngắn hạn cho cán bộ trẻ có năng lực học tập và nghiên cứu về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp (công nghệ sinh học, kỹ thuật nông nghiệp, nuôi trông thủy sản, chế tạo máy móc phục vụ sản xuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản đáp ứng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao) tại các viện, trường trong nước và các nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển.
- Đào tạo nâng cao kỹ thuật, kỹ năng sử dụng vận hành công nghệ và làm chủ công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp; cập nhật thông tin kiến thức về tiến bộ khoa học công nghệ, kỹ năng thực hành ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ, cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật, nhân lực của doanh nghiệp, người quản lý, kỹ thuật viên hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Đẩy mạnh công tác hợp tác với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước am hiểu điều kiện phát triển nông nghiệp của thành phố, có khả năng đưa ra các giải pháp công nghệ ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp.
- Chú trọng công tác đào tạo tay nghề ngắn hạn và thường xuyên cho nông dân để tham gia thực hiện sản xuất ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.
- Tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn cho các doanh nghiệp, nông dân về kiến thức công nghệ cao trong sản xuất, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, khuyến khích triển khai các hoạt động ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao.