Dự báo phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An (Trang 54 - 56)

6. Kết cấu khóa luận

3.1. Dự báo phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Lựa chọn và ứng dụng CNC trong sản xuất

a. Trong lĩnh vực trồng trọt

- Công nghệ về giống: Tuyển chọn các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu để đưa vào sản xuất nhân rộng.

- Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp 4.0 (nông nghiệp số), cơ giới hóa, tự động hóa, các quy trình canh tác tiên tiến (ICM, IPM,VietGAP,.... ) trong sản xuất, để tạo ra những sản phẩm sạch, sản phẩm an toàn, chất lượng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được giám sát chặt chẽ bằng hệ thống quản lý thông minh, trong đó:

+ Về lúa: Tập trung đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, như máy làm đất, máy cấy, máy gieo hạt, máy bón phân, máy gặt đập liên hợp, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, để giảm thiểu sức lao động con người, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Xây dựng những vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao áp dụng quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ...

+ Về rau màu, hoa, cây cảnh: Ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới, nhà kính, tưới tự động kết hợp dinh dưỡng, công nghệ canh tác không dùng đất (thủy canh, khí canh, trồng cây trên giá thể) trong sản xuất các loại rau, củ, quả và hoa chất lượng cao. Mở rộng các vùng sản xuất rau màu chuyên canh, áp dụng quy trình sản xuất an toàn VietGAP, IPM, hữu cơ..., gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

+ Về cây ăn quả: Mở rộng diện tích trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP, IPM, hữu cơ kết hợp với công nghệ tưới nhỏ giọt nhằm tạo ra các sản phẩm an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất.

b. Đối với lĩnh vực chăn nuôi

- Công nghệ về giống: Ứng dụng những công nghệ hiện đại trong sản xuất giống như công nghệ di truyền, công nghệ sinh học để chọn lọc, lai tạo các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên tại tỉnh, để mở rộng chăn nuôi, đặc biệt các khu chăn nuôi tập trung, khu chăn nuôi gắn với giết mổ.

- Ứng dụng công nghệ chuồng kín, công nghệ sinh học, công nghệ 4.0 gắn với xử lý môi trường để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại công nghiệp tập trung.

- Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý trại giống lợn, gà ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi và trang trại chăn nuôi bò sữa.

súc, gia cầm để tạo ra sản phẩm chất lượng, có giá trị cao và an toàn vệ sinh thực phẩm.

c. Đối với lĩnh vực thủy sản

- Đầu tư hỗ trợ cơ sở vật chất, hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, vận hành, đưa ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu của người nuôi trồng trên địa bàn tỉnh.

- Ứng dụng công nghệ 4.0, cơ giới hóa, công nghệ sinh học, các quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP để giám sát nâng cao hiệu quả trong phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Đưa công nghệ nuôi mới như công nghệ Biofloc, sông trong ao, nuôi tuần hoàn để mở rộng Ứng dụng CNC trong bảo quản, chế biến nông sản

- Áp dụng rộng rãi phương pháp bảo quản lạnh và lạnh đông, công nghệ chiếu xạ, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản, thực phẩm.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản và chế biến nông sản như: Công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát, công nghệ bảo quản nhanh kết hợp chất hấp thụ etylen trong bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng....

Tiếp nhận, chuyển giao công nghệ

- Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhập và chuyển giao các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái trong sản xuất, chế biến, bảo quản, nông, lâm, thủy sản.

- Tăng cường hợp tác với các Viện, Trung tâm nghiên cứu khoa học ở cả trong và ngoài nước để nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao những công nghệ tiên tiến vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC gắn với xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Đề nghị HĐND tỉnh bổ sung nội dung về sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC vào Tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, theo đó xã được công nhận xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải có ít nhất 1 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt hiệu quả; huyện được công nhận huyện NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu phải xây dựng 2-3 vùng sản xuất ứng dụng CNC.

- Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC theo hướng tập trung, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh đến năm 2035, định hướng đến năm 2050 phù hợp với điều kiện tự nhiên và lợi thế của từng vùng. Tại vùng quy hoạch, nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng (đường, điện, nước) để thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Tiếp tục thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung tích tụ ruộng đất; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản

xuất nông nghiệp ứng dụng CNC tập trung đất đai theo hình thức thuê hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Nghệ An (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)