Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam CN thanh xuân (Trang 67 - 68)

6. Kết cấu đề tài

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Nhìn chung, qua ba năm 2018, 2019, 2020 quá trình hoạt động kinh doanh tại BIDV – CN Thanh Xuân tăng trưởng đều đặn và tương đối ổn định. Nguồn vốn huy động liên tục tăng, và tăng gần 10.000 tỷ trong vòng 3 năm, từ 26.720 tỷ lên 36.000 tỷ. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2019 tăng 12% so với năm 2018 và 2020 tăng 31% so với năm 2019, và tập trung chủ yếu cho vay trung dài hạn các dự án, công trình của Nhà nước như Thủy điện, xây dựng, … tạo nên sự ổn định trong doanh thu cho Chi nhánh những năm tiếp theo. Một điểm đặc biệt cần ghi nhận trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là tỷ lệ nợ xấu qua các năm đều dưới 1%, đây là kết quả khả quan, thể hiện sự quyết tâm cao của toàn thể nhân viên để đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó tạo độ tin cậy và nâng cao uy tín, hình ảnh của BIDV – CN Thanh Xuân.

Công tác khắc phục và xử lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đang được áp dụng triệt để theo quy định của Ngân Hàng Nhà Nước và BIDV – Hội sở chính. Để đạt được điều đó, một phần phải kể đến công tác khắc phục và xử lý nợ xấu tại Chi nhánh. Ngân hàng BIDV – CN Thanh Xuân đã linh hoạt áp dụng các biện pháp để xử lý nợ xấu mà vẫn giữ được mối quan hệ với các khách hàng. Tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 1% là minh chứng rõ ràng, là thành quả

cho sự cố gắng không mệt mỏi của cán bộ nhân viên tại Chi nhánh.

Mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV – CN Thanh Xuân đã được đổi mới, đang dần được cải tổ cho phù hợp với thông lệ quốc tế Basel 2: Tại chi nhánh đã có 3 phòng riêng biệt là Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro và Phòng Quản trị rủi ro, mỗi phòng hoạt động độc lập, đồng thời theo dõi giám sát lẫn nhau.

Mô hình TA2 hiện nay cũng thuận lợi cho công tác giám sát rủi ro tín dụng và ban hành các chính sách quy định. Các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng được cung cấp đầy đủ và phổ biến đến từng người. Ngân hàng đã xây dựng được những chính sách nhất quán trong việc điều hành, tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận theo một khuôn khổ chung.

Trong chính sách quản trị rủi ro tín dụng BIDV – CN Thanh Xuân đã có định hướng tốt, chính sách điều hành linh hoạt góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh của Chi nhánh.

Các chính sách quản trị rủi ro tín dụng hiện đang được thực hiện khá tốt tại BIDV – CN Thanh Xuân. Những khoản vay vượt quá thẩm quyền Chi nhánh sẽ được chuyển lên Hội sở chính để phê duyệt, chính sách cho vay trong mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế, xếp hạng phân loại khách hàng để có định hướng ưu tiên, chăm sóc riêng đối với từng khách hàng, chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Chính sách cho phép mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo (được phép nhận cả những tài sản chưa hoàn thiện giấy tờ sở hữu) cho thấy quan điểm rất tiến bộ của BIDV.

Kết quả xếp hạng giai đoạn 2018 - 2020 của BIDV – CN Thanh Xuân phần lớn doanh nghiệp được xếp hạng: AA, A, BBB, rất ít doanh nghiệp xếp loại C, D.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam CN thanh xuân (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)