6. Kết cấu đề tài
2.2.3. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV-CN Thanh Xuân
a) Cơ chế phân cấp ủy quyền
Mô hình tổ chức của Chi nhánh đã được vận hành đầy đủ theo TA2, vận hành ngay từ đầu thông suốt. Các bộ phận kinh doanh trọng yếu đều chia thành 02 bộ phận bán lẻ và doanh nghiệp để khai thác khách hàng và bám sát định hướng mô hình hỗn hợp nhỏ. Các khoản tín dụng vượt quá thẩm quyền thì sẽ được trình lên Hội sở phê duyệt.
- Xếp hạng khách hàng:
BIDV – CN Thanh Xuân thực hiện chọn lọc khách hàng vay vốn thông qua “Hệ thống xếp hạng rủi ro” theo thông lệ quốc tế nhằm định lượng mức độ rủi ro cho từng khách hàng, từ đó tạo điều kiện cho việc xây dựng chiến lược trong hoạt động đầu tư đạt chất lượng cao và đưa ra được quy trình, chính sách đầu tư một cách đồng bộ, chi tiết.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được sử dụng trong các chính sách quản trị rủi ro tín dụng sau: ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng, xác định khung lãi suất chuẩn…
Phương pháp xếp hạng:
- Phương pháp chấm điểm: chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng doanh nghiệp
- Phương pháp chuyên gia: là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong từng lĩnh vực để đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu đã được xác định. Bản thân từng cán bộ thực hiện chấm điểm đóng vai trò là các chuyên gia khi thực hiện chấm điểm khách hàng vì cán bộ tín dụng là người hiểu rõ nhất về mọi mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng và của các khách hàng hoạt động trong cùng lĩnh vực.
- Phương pháp thống kê: là phương pháp sử dụng công cụ toán học để thống kê, xác định các bộ giá trị chuẩn cho mỗi chỉ tiêu trên cơ sở thu thập thông tin về khách hàng của toàn hệ thống cũng như sử dụng các nguồn số liệu được thống kê từ nền kinh tế.
Ngoài ra, đối với khách hàng cá nhân hiện nay tại BIDV – Chi nhánh Thanh Xuân vẫn thuộc đối tượng không phải xếp hạng tín dụng, chi nhánh
cũng mới triển khai xây dựng quy định về việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân, coi đây là một tiêu chí để xét duyệt cho vay. Do đó, dẫn tới những khó khăn, bất cập trong việc phân loại nợ và trích dự phòng đối với khách hàng cá nhân (chủ yếu theo phương pháp định lượng); Kết quả điều tra khảo sát cho thấy 90% khách hàng doanh nghiệp được đánh giá xếp hạng tín dụng tại chi nhánh, trong khi chỉ tiêu này ở khách hàng cá nhân chỉ là 7%. Đối với công tác phân loại nợ tại chi nhánh đối với khách hàng cá nhân thì phương pháp định lượng chiếm 88%, còn phương pháp định tính chỉ có 9%.
Ngay từ khi thành lập, BIDV đã đưa vào Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá khách hàng là doanh nghiệp.
Bảng 2.7: Nhóm khách hàng và mức xếp hạng của BIDV Nhóm KH Mức Xếp hạng Ý nghĩa 1 AAA Là khách hàng có mức xếp hạng cao nhất. Khả năng hoàn trả khoản vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.
2 AA
Khách hàng xếp hạng AA có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.
3 A
Khách hàng xếp hạng A có thể có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt
4 BBB
Khách hàng xếp hạng BBB có các chỉ số cho thấy khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản nợ. Tuy nhiên, khách hàng có thể bị suy giảm khả năng trả nợ bởi các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của
các yếu tố bên ngoài.
5 BB
Khách hàng xếp hạng BB ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế bất lợi, các ảnh hưởng này dễ dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
6
B
Khách hàng xếp hạng B có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng nhóm BB. Tuy nhiên, hiện thời khách hàng vẫn có khả năng hoàn trả khoản vay. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế sẽ có ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.
CCC
Khách hàng xếp hạng CCC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng có nhiều khả năng không trả được nợ.
CC
Khách hàng xếp hạng CC hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ.
7
C
Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì.
D
Khách hàng xếp hạng D trong trường hợp đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất thực sự xảy ra; không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ mới chỉ là khả năng, dự kiến.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng là doanh nghiệp sử dụng phương pháp chấm điểm theo nhóm chỉ tiêu tài chính (40 chỉ tiêu) và chỉ tiêu phi tài chính (14 chỉ tiêu). Theo hệ thống xếp hạng nội bộ, điểm tối đa dành cho khách hàng là 100 điểm và căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 07 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo từng nhóm.
- Danh sách khách hàng đen:
BIDV – CN Thanh Xuân trong quá trình hoạt động đã lập ra một danh sách các khách hàng không trả nợ, trả nợ không đúng hạn. Việc lập ra danh sách này nhằm kiểm soát các khách hàng đang gặp rủi ro thanh toán cũng như giúp ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định tái cấp vốn cho họ. Các khách hàng trong danh sách này sẽ phải chịu các mức lãi suất cao hơn các khách hàng thông thường khác trong trường hợp nhận được một khoản vay mới từ phía ngân hàng. Nếu các khách hàng trong danh sách đen mà cải thiện được tình hình trả nợ của mình, họ sẽ được loại ra khỏi danh sách và sẽ lại nhận được sự đối xử tương tự các khách hàng bình thường khác.
c) Chính sách sản phẩm tín dụng và tài sản bảo đảm
Các sản phẩm tín dụng cung cấp cho tất cả các đối tượng trong mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà được pháp luật cho phép.
BIDV – CN Thanh Xuân thực hiện chính sách tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định trong Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam và BIDV Hội sở.
d) Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Hiện tại BIDV đã thực hiện phân loại nợ theo điều 7 thay vì theo điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Phân loại nợ theo điều 7 là phân loại
nợ theo phương pháp “định tính”, theo cách phân loại này nợ cũng được chia thành 5 nhóm như phương pháp “định lượng” (phân loại theo điều 6 quyết định 493) nhưng không nhất thiết căn cứ vào số ngày quá hạn chưa thanh toán nợ mà còn dựa theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được NHNN chấp nhận.
Cách phân loại nợ theo “định lượng” chỉ đơn thuần dựa trên dữ liệu khoản nợ tại thời điểm đánh giá và chủ yếu dựa vào thời gian quá hạn, số lần cơ cấu của khoản nợ nên kết quả chưa phản ánh thực sự mức độ rủi ro của các khoản nợ. Phân loại nợ theo phương pháp mới sẽ đánh giá toàn diện về năng lực tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. Các khoản nợ được chia tách theo các mức độ rủi ro một cách chính xác hơn, qua đó giúp ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro hợp lý.