Thực trạng xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây i (Trang 79 - 82)

6. Cấu trúc đề tài

2.3.4 Thực trạng xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng

Trong hoạt động tín dụng rủi ro là điều không thể trành khỏi dù do nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Khi rủi ro xảy ra thì tổn thất là tất yếu, mục đích của công tác xử lý tổn thất ngoài việc cố gắng thu hồi nguồn vốn, còn là việc hạn chế đến mức tồi thiểu thiệt hại cả ở hiện tại và tương lai. Khi phát hiện khoản nợ có vấn đề, cán bộ tín dụng phải theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, đôn đốc khách hàng trả nợ như các khoản nợ bình thường. Đồng thời, tùy thuộc vào thực trạng tình hình của khách hàng, tình trạng TSBĐ, khả năng thu nợ để lựa chọn trình người có thẩm quyền các biện pháp xử lý. Thực tế tình hình triển khai hoạt động tài trợ tổn thất tại Agribank chi nhánh Hà Tây I:

Hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng qua các năm đã được triển khai hoàn chỉnh và đúng mức. Các hoạt động chính của tài trợ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là các nghiệp vụ tác nghiệp xử lý bù đắp rủi ro, tạo nguồn cho rủi ro được chú trọng, chủ yếu là trích lập dự phòng rủi ro hàng năm do Agribank thông báo.

+ Phương án thu hồi nợ xấu

Đối với việc xử lý nợ có vấn đề do cán bộ tín dụng phụ trách nhưng được sự hỗ trợ tích cực của trưởng phòng tín dụng tại chi nhánh và bộ phận giám sát tín dụng và quản lý nợ có vấn đề tại hội sở.

Quá trình xử lý nợ về cơ bản được thực hiện theo trình tự: nghiên cứu đánh giá lại khách hàng, lên phương án gặp gỡ, lên phương án tháo gỡ khó khăn, trao dổi với khách hàng, sau đó là thực hiện phương án.

NHTM cần phải tìm cách thu hồi toàn bộ hoặc một phần khoản vay. Có hai sự lựa chọn đối với xử lý nợ quá hạn: khai thác hoặc thanh lý. Tuy vậy cần nhấn mạnh ở đây ba nguyên tắc xử lý nợ quá hạn là: chống xoá nợ, hạn chế gia nợ, chống đảo nợ. Khai thác là một quá trình làm việc với người vay cho đến khi khoản nợ được trả một phần hay toàn bộ mà không dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc thu nợ.

Khi đã thực hiện phương án khắc phục việc thu nợ vẫn chưa hoàn tất, nếu đủ điều kiện sử dụng quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định số 493 thì chi nhánh xử lý và đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Sau khi đưa ra theo dõi ngoại bảng, công tác thu nợ vẫn được tiến hành triệt để. Rất nhiều khoản nợ sau khi xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro đã được thu hồi, góp phần đáng kể vào thu nhập của ngân hàng.

Kết quả tài trợ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hà Tây I giai đoạn năm 2018-2020:

Bảng 2.11: Kết quả tài trợ rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hà Tây I giai đoạn năm 2018-2020

ĐVT: tỷ đồng. TT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

1 Dư nợ hạch toán ngoại bảng cuối kỳ 23.5 46.3 30.8 2 Thu nợ hạch toán ngoại bảng trong năm 12.3 15.2 11.1

2.1. Khách hàng tự trả nợ 1.2 2.3 2.1

2.2. Kích thích khách hàng trả nợ 2.1 2.8 2.7 2.3. Xử lý bán tài sản thế chấp 4.4 5 3.9

2.4. Khởi kiện 4.5 4.8 3.2

3 Tài trợ từ trích DPRR 20 18 23

4 Từ nguồn đền bù bảo hiểm, bán nợ 3 4 6

(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Agribank chi nhánh Hà Tây I)

Thu nợ ngoại bảng:

Nợ ngoại bảng là những khoản nợ cho vay không đòi được, đã xác định là mất vốn, và ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng của mình để bù đắp. Năm 2018, tổng thu nợ ngoại bảng của chi nhánh đạt 12.3 tỷ đồng, nẳm 2019 đạt 15.2 tỷ đồng và đạt 1.1 tỷ đồng năm 2020.. Những khoản nợ ngoại bảng chi nhánh xác định là mất vốn. Nhưng với chiến lược trong công tác thu hồi cũng như tài trợ nợ thì:

+ Khách hàng đã tự trả nợ đạt 1.2 tỷ đồng năm 2018, năm 2019 đạt 2.3 tỷ đồng, năm 2020 là 2.1 tỷ đồng.

+ Bằng phương pháp kích thích khách hàng trả nợ: chi nhánh đã thu hồi được 2.1 tỷ năm 2018, 2.8 tỷ trong năm 2019 và 2.7 tỷ đồng năm 2020.

+ Xử lí bán tài sản thế chấp : Qua xử lí bán tài sản thế chấp, chi nhánh thu hồi được đáng kể số nợ. Năm 2018, chi nhánh xử lí bán tài sản thế chấp đạt 4.4 tỷ đồng. Năm 2019 chi nhánh xử lí bán tài sản thế chấp đạt 5 tỷ đồng. năm 2020 là 3.9 tỷ đồng.

+ Khởi kiện: Đối với nhóm khách hàng khởi kiện đã có bản án, Chi nhánh kiên quyết chuyển cơ quan thi hành án, phối hợp đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ; Đối với các khách hàng nợ xấu không thực hiện đúng cam kết tháo gỡ trả nợ với ngân hàng, chi nhánh kiên quyết thực hiện chuyển hồ sơ ra tòa khởi kiện. Kết quả, chi nhánh khởi kiện thành công 6 khách hàng trong 5 khách đã có bản án, đã phối hợp bán và bán qua cơ quan bán đấu giá 4 tài sản nhà đất của 6 khách hàng nợ XLRR. Đây là phương án mang lại kết quả tốt nhất cho chi nhánh vì số nợ thu hồi được cao nhất. Cụ thể: năm 2018, chi nhánh thu được số nợ là 4.5 tỷ đồng, năm 2019 đạt 4.8 tỷ đồng và thu hồi được 3.2tỷ đồng trong năm 2020..

 Tài trợ rủi ro từ quỹ dự phòng

Với phương châm thận trọng trong các hoạt động và đảm bảo tính vững mạnh về tài chính Chi nhánh đã trích đủ dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/12/2020 số tiền chi nhánh đã trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cá nhân là hơn 12.23 triệu đồng. Trong đó, số nợ được xử lí bằng phương pháp lập dự phòng là 8 tỷ đồng năm 2018, xử lí được 7 tỷ năm 2019 và 3.8 tỷ năm 2020.

Từ nguồn đền bù bảo hiểm, bán nợ

Chi nhánh không có nguồn đền bù từ bán nợ. Nguồn từ đền bù bảo hiểm không lớn. do khi vay vốn, khách hàng, ngân hàng và công ty bảo hiểm ký cam kết ba bên về việc đền bù tổn thất của tài sản hình thành từ vốn vay. Giá trị đền bù từ bảo hiểm năm 2020 chi nhánh thu được là 3 tỷ đồng.

Nhìn chung, tài trợ rủi ro tín dụng chỉ là bước cuối cùng, bị động của ngân hàng và là công tác khó khăn. Nếu khách hàng không thể trả nợ đã cam kết theo hợp đồng tín dụng, Chi nhánh sẽ xử lý rủi ro thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo, khởi

kiện để thu hồi nợ. Công tác xử lý rủi ro gặp nhiều trở ngại về thời gian, thủ tục, chi phí phát sinh. Do Agribank chi nhánh Hà Tây I chưa có công ty xử lý nợ, nên nếu việc thỏa thuận không thành thì phải tiến hành khởi kiện. Công tác khởi kiện từ khi nộp đơn đến khi bán qua được trung tâm đấu giá kéo dài 1 năm, đồng thời mất chi phí tòa án, nhân sự để quản lý việc kiện tụng... gây nhiều tốn kém tài chính. Mặt khác khi khởi kiện thành công, việc phát mại tài sản cũng gặp khó khăn do khách hàng không hợp tác, hoặc tài sản bảo đảm không thể xử lý được do thiếu tính pháp lý ngay từ khi nhận thế chấp, do giá trị tài sản bảo đảm giảm sút, thuộc địa bàn không có tính thanh khoản ….. Vì thế thời gian qua kết quả thu nợ ngoại bảng của Chi nhánh chưa cao. Chính vì thế, yêu cầu cấp thiết hiện nay của Chi nhánh là phải xây dựng, tổ chức đánh lại hoạt động tài trợ tổn thất tín dụng một cách bài bản – hoàn chỉnh và thực sự hiệu lực, đúng với vai trò và tầm quan trọng trong quá trình quản trị tín dụng, nhằm góp phần hướng đến hoạt động tín dụng hiệu quả và bền vững.

2.4 Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Hà Tây I

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây i (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)