6. Cấu trúc đề tài
1.3.3 Nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá
1.3.2.1 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng, nguồn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng chủ yếu là hoạt động tín dụng. Nguồn thu hoạt động tín dụng luôn được quan tâm nhất, để hạn chế rủi ro tín dụng góp phần đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng được ổn định. Agribank chi nhánh Hà Tây I luôn đặt ra các phương hướng, giải pháp trong quá trình cho vay để nhằm hạ thấp tỷ lệ rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
1.3.2.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng
Các nguyên tắc chung của ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel trong Quản trị rủi ro tín dụng. Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế (Basel I) được thực hiện từ năm 1988 (thường được biết đến với tỷ số Cook) do Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản lý rủi ro hiệu quả hơn.
1.3.3 Nội dung và quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân nhân
1.3.3.1 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng cho vay khách hàng cá nhân bao gồm những công tác chủ yếu mà NHTM phải tiến hành nhằm bảo đảm chất lượng của quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng được tốt nhất.
Nội dung quản trị rủi ro được thiết lập dựa trên các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Các thành phần của khung luôn tương tác hỗ trợ lẫn nhau. Nội dung quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân bao gồm:
-Hoạch định chiến lược cho vay khách hàng cá nhân
Hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng là bản tuyên ngôn của Ban lãnh đạo về các mục tiêu trong hoạt động tín dụng nhằm xác định thái độ của ngân hàng đối
với rủi ro và thái độ sẵn sàng chấp nhận các rủi ro.
Chiến lược hoạt động tín dụng cần được hoạch định định kỳ, phù hợp với mức độ rủi ro từng thời kỳ và phải được phổ biến đến từng nhân viên ngân hàng.
Thông thường việc hoạch định chiến lược hoạt động tín dụng được xây dựng bởi Ban quản trị rủi ro tín dụng .
- Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng
Xác định rủi ro được hiểu bao gồm: Nhận biết rủi ro và đo lường rủi ro
Xác định rủi ro được thực hiện theo từng khoản vay, từng khách hàng, nhóm khách hàng, theo mặt hàng và lĩnh vực đầu tư, theo khu vực địa lý, theo dạng hợp đồng tín dụng, theo dạng tài sản bảo đảm (TSBĐ), theo trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng ...
Trong quá trình xác định mức độ rủi ro, cần tránh mức độ tập trung của danh mục tín dụng, chú ý các rủi ro mới trước đó chưa được phát hiện.
Đo lường rủi ro không phải là một biện pháp tuyệt đối mà chỉ là một biện pháp đo xác suất các kết quả.
- Xây dựng các chính sách và quy trình tín dụng khách hàng cá nhân
Xây dựng các chính sách và quy trình tín dụng phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo phù hợp với chiến lược tín dụng cá nhân của ngân hàng nhằm duy trì các chuẩn mực cấp tín dụng an toàn, đánh giá đúng các cơ hội kinh doanh mới và kịp thời phát hiện cũng như quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề.
- Giám sát và kiểm tra tín dụng khách hàng cá nhân
Giám sát và kiểm tra tín dụng bao gồm:
+ Giám sát và kiểm tra từng khoản vay (kiểm tra trong và sau khi cho vay, kiểm tra và đánh giá lại tài sản thế chấp ...)
+ Giám sát và kiểm tra tổng thể danh mục tín dụng
+ Chuyển sang bộ phận xử lý nợ các khoản cho vay cần giám sát kỹ (có dấu hiệu khó thu hồi)
Về mặt cơ cấu tổ chức, cần bảo đảm tạo môi trường hoạt động tín dụng cá nhân có kiểm soát. Các bộ phận chủ chốt có trách nhiệm liên quan đến quá trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ủy ban quản lý rủi ro tín dụng, Ban giám đốc chi nhánh, Các trưởng phó phòng tín dụng. Tiến tới mô hình quản lý tập trung: tập trung thông tin, tập trung quy trình xử lý các hoạt động hỗ trợ ....
- Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng cho vay
Con người là nhân tố quyết định chất lượng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân. Do đó cần có cơ chế thù lao phù hợp, đảm bảo lựa chọn nhân viên đủ năng lực đảm đương công việc. Ngoài ra cũng cần có cơ chế bổ nhiệm, thưởng phạt có hiệu quả, cơ chế đào tạo và đào tạo lại nhằm khuyến khích nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng tín dụng.
- Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân được tiến hành thực hiện trên cơ sở các thông tin định lượng và thông tin định tính nhằm thống nhất đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân đối với khách hàng theo một thang điểm chuẩn. Với tổng số điểm cao hơn mức điểm chuẩn thì khách hàng đó được vay và thấp hơn mức điểm chuẩn thì ngân hàng từ chối. Mức điểm chuẩn thay đổi theo từng thời kỳ và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế cũng như tiềm lực tài chính của ngân hàng và khách hàng.
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân là cơ sở quan trọng để phân loại và xếp hạng khách hàng cũng như khoản vay.
1.3.3.2 Mô hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
Sơ đồ: 1.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình định tính về rủi ro tín dụng
Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết 6 khía cạnh - 6C của khách hàng bao gồm:
- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng (CBTD) phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.
- Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay. - Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Các điều kiện khác (Conditions): cụ thể là các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ luật pháp… Các điều kiện này là khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng và người vay nhưng lại có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân. - Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.
. Mô hình điểm số tín dụng cá nhân
Để đưa ra được một mô hình giám sát rủi ro hiện đại và hiệu quả phù hợp với từng ngân hàng, trước hết các ngân hàng cần phải lượng hóa được rủi ro tín dụng. Vì vậy mà ngân hàng sử dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của người tiêu dùng như: mua xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản,… Mô hình này bao gồm một hệ thống các tiêu chí liên quan đến từng đối tượng khách hàng, mỗi chỉ tiêu có điểm số khác nhau phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của chúng. Căn cứ vào tình trạng của khách hàng và thang điểm của ngân hàng sẽ quyết định số điểm tương ứng cho từng chỉ tiêu liên quan tới khách hàng, sau đó cộng tổng số điểm. Khi đã có tổng số điểm, căn cứ vào bảng chuẩn CBTD có thể đệ trình quyết định cho vay hoặc từ chối yêu cầu xin vay. Mức điểm chuẩn có thể thay đổi theo từng thời kỳ và phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nền kinh tế cũng như tiềm lực tài chính của ngân hàng và khách hàng.
Mỗi ngân hàng thương mại có thể lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu và thang điểm riêng cho mình, dựa vào chính sách tín dụng của ngân hàng đó. Đối với tín dụng cá nhân, có thể bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Các chỉ tiêu tài chính: Thu nhập hàng tháng của người vay, số dư tiền gửi tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có giao dịch, chi phí sinh hoạt, khoản phải trả ngân hàng hàng tháng….
- Chỉ tiêu phi tài chính: Tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng cư trú, số người phụ thuộc, tình trạng hôn nhân…
Với mô hình trên thì đã loại bỏ được sự đánh giá chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng. Mô hình này cũng đã xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố tài chính và phi tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, mô hình này vẫn có một số hạn chế là: vấn đề thông tin không cân xứng giữa ngân hàng và khách hàng vay; mô hình này không thể tự điều chỉnh nhanh chóng để
thích ứng với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình. Một mô hình điểm số không linh hoạt có thể ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, bỏ sót những khách hàng lành mạnh, làm giảm lòng tin của khách hàng vào dịch vụ của ngân hàng.
Hai mô hình trên giúp ngân hàng xác định được mức độ rủi ro của mỗi khoản vay về mặt định tính và định lượng. Việc áp dụng các mô hình này là không loại trừ lẫn nhau, nên mỗi ngân hàng có thể sử dụng cùng một lúc nhiều mô hình khác nhau để phân tích và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.
Mô hình lý rủi ro tín dụng tập trung
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được tập trung ở hội sở chính hoặc theo vùng miền. Các chi nhánh chỉ thẩm định sơ qua hoặc scan hồ sơ về hội sở chính để ra quyết định. Mô hình này tách biệt độc lập giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp.
Ưu điểm:
- Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài;
- Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro;
- Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống;
- Tách biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý rủi ro tín dụng.
Nhược điểm:
- Xây dựng và triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian;
- Phải có phần mềm hỗ trợ cho việc tổng hợp, phân loại số liệu từ chi nhánh lên Hội sở chính và theo các tiêu chí nhất định;
- Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức chuyên môn sâu, rộng và biết vận dụng lý thuyết vào công việc.
Phạm vi áp dụng: Được thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động lớn.
. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp.
Ưu điểm:
- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản;
- Giải quyết hồ sơ nhanh, tiết kiệm thời gian cho khách hàng;
- Xây dựng và triển khai mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán không mất nhiều công sức và thời gian.
Nhược điểm:
- Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu;
- Không có sự tác biệt hoàn toàn, độc lập chức năng kinh doanh, tác nghiệp và quản lý rủi ro tín dụng;
- Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng dẫn đến việc quản lý rủi ro tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Phạm vi áp dụng: Được thực hiện ở các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ.
1.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại