Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an (Trang 119 - 121)

6. Kết cấu luận văn

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

3.3.2.1. Hoàn thiện cách thức giám sát ngân hàng

Giám sát tài chính tốt cần giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Tổ chức hệ thống giám sát; Thiết lập hệ thống chỉ tiêu giám sát; Quyền lực của cơ quan giám sát; Chi phí giám sát. Để hoàn thiện, quy chuẩn cách thức giám sát Ngân hàng thúc đẩy thực hiện quản trị rủi ro theo Basel II, NHNN cần thực hiện:

Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ Trung Ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra;

Tiếp tục công tác ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Uỷ ban Basel, cũng như việc tuân thủ những nguyên tắc thận trọng trong công tác thanh tra.

Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:

101

- Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các điểm nhạy cảm;

- Phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn

- Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các TCTD;

- Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

3.3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện các hệ thống cần thiết để đảm bảo an ninh hoạt động tín dụng ngân hàng

Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM;

Xây dựng hệ thống báo cáo đồng bộ để giảm thiểu khối lượng rủi ro và nâng cao chất lượng thông tin.

Nâng cao tiêu chí trong hệ thống cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các TCTD dùa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động của các TCTD.

Tiếp tục thực hiện một cách quyết đoán và kiên định các hình thức sắp xếp lại, đóng cửa, hợp nhất, sáp nhập hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các NHTM Quốc doanh đồng thời gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm phân tán rủi ro.

Các TCTD cần được đánh giá, xếp hạng chất lượng hoạt động mang tính khoa học và thực tiễn cao theo thông lệ quốc tế và phù hợp nhu cầu quản lý của NHNN. Trên cơ sở đánh giá, xếp hạng cho từng tổ chức tín dụng, NHNN cần tăng cường công tác giám sát tính tuân thủ, phân loại và xếp loại rủi ro.

Ngoài ra, cần thiết lập và củng cố hệ thống các quỹ liên quan bảo đảm an ninh tài chính trong hoạt động ngân hàng như Dự trữ bắt buộc; Bảo hiểm tiền gửi và trích lập dự phòng rủi ro.

Tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc sử dụng hệ thống giấy tờ có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại tín phiếu, trái phiếu của NHTM. Triển khai mạnh hơn nữa trên thị trường tiền tệ các nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro như repo đảo ngược, future, option…

3.3.2.3. Hướng dẫn, chỉ đạo các NHTM thực hiện các chế tài của Nhà nước nhằm an toàn hoá hoạt động tín dụng

Một là, NHNN cần nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến an toàn tín dụng theo Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng.

Hai là, dùa trên các thiết chế của Nhà nước, NHNN phải có những quy định bắt buộc các NHTM phải đăng ký tài sản thế chấp, chấp hành quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng, quy định mới về đảm bảo an toàn.. nhằm góp phần giúp các ngân hàng kiểm soát RRTD một cách tốt hơn

Ba là, NHNN cũng cần chú trọng chủ động sự tăng cường phối hợp với Nhà nước trong việc ban hành các định chế phù hợp nhất đối với việc thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn đọng và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó tạo dựng khung pháp lý đồng bộ và có hiệu lực cao cho hoạt động phòng ngõa, hạn chế rủi ro tín dụng.

Bốn là, NHNN chú trọng đôn đốc và giám sát việc triển khai các chương trình xử lý nợ tồn đọng và tái cơ cấu các NHTM như theo kế hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an (Trang 119 - 121)