Hoàn thiện công tác xử lý rủi ro

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an (Trang 116 - 117)

6. Kết cấu luận văn

3.2.4.Hoàn thiện công tác xử lý rủi ro

Đa dạng hóa danh mục đầu tư và cho vay

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tín dụng : Đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng như : Cho vay hạn mức, cho vay theo món, cho vay đồng tài trợ. Ngoài ra còn có các hình thức như cho vay ủy thác…

- Đa dạng hóa danh mục cho vay gắn liền với đa dạng hóa danh mục đầu tư: Khi một ngân hàng phát triển chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình, để giảm thiểu rủi ro tín dụng, họ phải xem xét đến các yếu tố và mức độ rủi ro của thị trường mục tiêu, phân đoạn khách hàng, sự kết hợp giữa các sản phẩm tín dụng, khả năng cấp cũng như trọng tâm danh mục. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng sẽ làm giảm tối đa rủi ro vì các khoản vay thường có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mô khách hàng, ngành nghề, tính chất sở hữu

Nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu

Bộ phận xử lý nợ tại BIDV Tràng An là phòng Quản lý rủi ro, bộ phận này phải chủ động xây dựng phương án và tổ chức thực hiện, trực tiếp khai thác các phương án xử lý nợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm thu hồi các khoản nợ trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật, quy định của ngân hàng. Theo dõi và phối hợp chặt chẽ với các cán bộ, chuyên viên thuộc các phòng Khách hàng doanh nghiệp để thực hiện biện pháp tố tụng theo quyết định của cấp có thẩm quyền và theo đúng quy định.

Xử lý nợ cũng đòi hỏi phải có kỹ năng và các nhân viên thuộc bộ phận xử lý nợ phải có tâm huyết với công việc. Những kỹ năng này được tích lũy trong quá trình làm việc, tiếp xúc với khách hàng. Bộ phận xử lý nợ phải nắm được bản chất các khoản nợ và công việc thu hồi nợ; khéo léo đàm phán, thương lượng để thu hồi công nợ hiệu quả nhưng vẫn được mối quan hệ với khách hàng; chuẩn bị hồ sơ đầy đủ trong trường hợp thu hồi nợ bằng pháp lý.

BIDV Tràng An cần phân tích rõ nguyên nhân xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn theo từng tiêu chí chủ quan, khách quan, nợ có khả năng thu hồi, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi một phần hoặc nợ có khả năng mất toàn bộ. Hàng tháng cán bộ thuộc bộ phận xử lý nợ tiến hành phân tích tình hình nợ quá hạn của

địa bàn mình phụ trách, từ đó để ra biện pháp và có hướng xử lý phù hợp. Trường hợp nợ quá hạn do khách hàng gặp rủi ro nhưng vẫn có thiện chí trả nợ, ngân hàng cần tư vấn cho khách hàng để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, có thể giảm nợ hoặc gia hạn hoặc có thể hạ lãi suất, tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Ngân hàng cần bám sát khách hàng, đánh giá tình hình và khả năng trả nợ của khách hàng, cùng ngân hàng xây dựng kế hoạch trả nợ cụ thể trong thời gian tới.

Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cần thiết. Vì vậy, thời gian qua, trong quá trình cho vay, Chi nhánh có yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho đến khi trả hết nợ. Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay đã được cơ quan bảo hiểm thanh toán, điều này đã giảm thiểu đáng kể những tổn thất đối với Chi nhánh. Đối khách hàng vay, đây là biện pháp mà ngời đi vay chủ động phòng ngừa cho mình một khi gặp rủi ro. Nguồn tiền từ thanh toán từ công ty bảo hiểm sẽ giúp họ có nguồn vốn để tiếp tục tái đầu tư, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh có nguồn thu để trả nợ ngân hàng hoặc trả nợ trực tiếp cho vốn vay ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an (Trang 116 - 117)