Dự báo xu hướng kinh tế và tình hình hoạt động của ngân hàng đến

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an (Trang 105 - 106)

6. Kết cấu luận văn

3.1.1.Dự báo xu hướng kinh tế và tình hình hoạt động của ngân hàng đến

năm 2025

Kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong năm 2021 đứng trước thách thức rất lớn để tiếp đà phục hồi với kỳ vọng tăng trưởng GDP những năm trước đó do dịch bệnh Covid – 19 đã, đang và sẽ còn diễn biến rất phức tạp trong thời gian tới, Do đó, thay vì mục tiêu phát triển 6 -8% trong các năm trước đây, dự báo kinh tế Việt Nam chỉ có thể giữ ở mức tăng trưởng ~ 3 -4% trong năm 2021.

Nhìn chung, với tình hình kinh tế, tài chính như vậy, hoạt động của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp, dân cư...sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh thì các khó khăn này cũng được giảm một phần, đồng thời đây cũng là cơ hội để nền kinh tế có sự sàng lọc loại bỏ các chủ thể yếu kém, phát triển các chủ thể có khả năng thích nghi tốt hơn. Chi phí đầu vào của doanh nghiệp giảm dưới tác động của giá năng lượng giảm mạnh. Mặt bằng lãi suất thấp tiếp tục hỗ trợ tài chính cho đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên, doanh nghiệp và cá nhân có năng lực tài chính yếu kém sẽ vẫn khó tiếp cận vốn vay. Sức cầu về hàng hóa dịch vụ vẫn yếu do ảnh hưởng chung của toàn thế giới trong giai đoạn dịch bệnh, nhưng sẽ khả quan hơn sau năm 2021 khi đã có được cơ chế kiểm soát dịch bệnh, mở cửa dần kinh tế toàn cầu... mặt bằng giá cả tiếp tục ổn định.

Có thể thấy trong giai đoạn dịch bệnh bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam từ đầu năm 2019 đến nay, hệ thống Ngân hàng đã là cầu nối để Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp, dân cư thông qua các chính sách giảm lãi suất, cơ cấu nợ, hỗ trợ tài chính... Đồng thời, các NHTM cũng giữ được khả năng ổn định nội bộ, tăng trưởng đi đôi với kiểm soát rủi ro trong suốt thời gian qua.

87

Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thời gian qua được triển khai quyết liệt, đúng lộ trình và là điểm sáng trong tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế. Nhờ các biện pháp cơ cấu lại hệ thống các NHTM cùng với điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tăng cường quản lý thị trường tiền tệ, an toàn của hệ thống tín dụng được bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ, mất an toàn hệ thống đã được đẩy lùi.

Những kết quả đạt được ban đầu về cơ cấu lại các NHTM góp phần quan trọng trong việc ổn định hệ thống tài chính, kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ và tạo cơ sở đẩy nhanh cơ cấu lại các NHTM trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, các NHTM đã được đổi mới, nâng cao hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán nội bộ, rà soát, kiện toàn bộ máy, sắp lại hệ thống mạng lưới, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh; từng bước định hướng chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tràng an (Trang 105 - 106)