Lý luận về hoạt động trải nghiệm cho học sin hở trƣờng Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về hoạt động trải nghiệm cho học sin hở trƣờng Tiểu học

1.3.1.Vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường Tiểu học

thức học tập, chú trọng các HĐTN, nghiên cứu khoa học của HS. HĐTN tăng cƣờng khả năng thực hành cho HS. Mọi HS phải đƣợc hoạt động với kinh nghiệm cá nhân, đƣa ra các sáng kiến từ thực tế, không ngừng sáng tạo, nuôi dƣỡng tính sáng tạo, ham học hỏi của bản thân. Việc đƣa HĐTN vào trong chƣơng trình giáo dục của nhà trƣờng góp phần khắc phục những tồn tại của chƣơng trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

HĐTN nhằm đem đến cơ hội cho HS trải nghiệm trong thực tiễn để tích lũy và chiêm nghiệm các kinh nghiệm, từ đó có thể khái quát thành hiểu biết theo cách riêng của mình. HĐTN giúp HS trong quá trình trải nghiệm thể hiện đƣợc giá trị của bản thân mình, thiết lập đƣợc các quan hệ giữa cá nhân với tập thể, với các cá nhân khác, với môi trƣờng học và môi trƣờng sống. Sự trải nghiệm có ý nghĩa sẽ huy động tổng thể các giá trị của cá nhân từ cảm xúc đến ý thức và hành động. Sự trải nghiệm huy động toàn bộ năng lực hành động, sự liên kết trách nhiệm của bản thân với xã hội. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của HS, HĐTN là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức đƣợc thực hiện trong hoặc ngoài nhà trƣờng nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân HS, nuôi dƣỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những ngƣời xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các HĐTN, HS đƣợc phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em đƣợc chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em đƣợc trải nghiệm, đƣợc bày tỏ quan điểm, ý tƣởng, đƣợc đánh giá và lựa chọn ý tƣởng hoạt động, đƣợc thể hiện, tự khẳng định bản thân, đƣợc tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. HĐTN về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.

Với cách thức tổ chức HĐTN, nhà trƣờng có thể tích hợp nội dung giáo dục, nhằm giảm dung lƣợng kiến thức, đồng thời tăng cƣờng đƣợc thời gian thực hành, khám phá, hoạt động thực tiễn,… thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện

chƣơng trình giáo dục trong nhà trƣờng phổ thông. Vì vậy, việc đổi mới căn bản toàn diện chƣơng trình giáo dục phổ thông của nƣớc ta cho thấy không chỉ tập trung đổi mới hoạt động dạy học các môn học mà còn chú ý đến HĐTN cho HS. Tất cả không ngoài mục tiêu đem lại nền giáo dục toàn diện cho HS, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao.

Tổ chức HĐTN nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân.

Nhằm tạo cơ hội cho HS đƣợc trải nghiệm, đƣợc bày tỏ quan điểm, tƣởng sáng tạo; đƣợc đánh giá và lựa chọn ý tƣởng hoạt động, đƣợc thể hiện, tự khẳng định bản thân, đƣợc tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bè bạn ...

Đối với HSTH, lứa tuổi hiếu động, tò mò, HĐTN đƣợc thiết kế, tổ chức tốt còn có sức lôi cuốn các em tham gia tích cực, thỏa mãn nhu cầu hoạt động theo đó hình thành kiến thức, kỹ năng phát triển năng lực.

1.3.2 Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 xác định [3]:

Mục tiêu chung: HĐTN và HĐTN, hƣớng nghiệp nhằm hình thành và phát triển ở HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hƣớng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chƣơng trình giáo dục tổng thể 2018.

HĐTN và HĐTN, hƣớng nghiệp giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trƣớc cái đẹp của thiên nhiên và tình ngƣời, có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dƣỡng cho HS tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con ngƣời.

Mục tiêu cấp tiểu học: HĐTN hình thành cho HS thói quen tích cực trong cuộc sống hàng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của ngƣời học sinh ở nhà, ở trƣờng và ở địa phƣơng; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành đƣợc năng lực giải quyết vấn đề.

Học sinh học xong cấp tiểu học cần phải đạt được những mục tiêu cụ thể sau:

- Có lòng nhân ái, mang bản sắc con ngƣời Việt Nam: yêu quê hƣơng, đất nƣớc, hòa bình và công bằng bác ái, kính trên, nhƣờng dƣới, đoàn kết và sẵn sàng hợp tác với mọi ngƣời; có ý thức về bổn phận của mình với ngƣời thân, bạn bè, cộng đồng, môi trƣờng sống; tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà trƣờng, khu dân cƣ, nơi công cộng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin, trung thực..

- Có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, con ngƣời và thẩm mĩ, có khả năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán, có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

- Biết cách học tập; biết tự phục vụ, biết sử dụng một số đồ dùng trong gia đình và công cụ lao động thông thƣờng; biết vận dụng và làm một số việc nhƣ chăn nuôi, trồng trọt, giúp đỡ gia đình.

1.3.3. Nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 quy định [3]: 1.3.3.1. Hoạt động hướng vào bản thân

- Hoạt động khám phá bản thân:

+ Tìm hiểu hình ảnh và tính cách của bản thân. + Tìm hiểu khả năng của bản thân.

- Hoạt động rèn luyện bản thân:

+ Rèn luyện nề nếp, thói quen tự phục vụ và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống. + Rèn luyện các kỹ năng thích ứng với cuộc sống.

1.3.3.2. Hoạt động hƣớng đến xã hội - Hoạt động chăm sóc gia đình:

+ Quan tâm, chăm sóc ngƣời thân và các quan hệ trong gia đình. + Tham gia các công việc của gia đình.

- Hoạt động xây dựng nhà trƣờng:

+ Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè và thầy cô.

+ Tham gia xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trƣờng và của tổ chức Đoàn, Đội.

- Hoạt động xây dựng cộng đồng:

+ Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật.

1.3.3.3. Hoạt động hướng đến tự nhiên

- Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên: + Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên. + Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

- Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trƣờng: + Tìm hiểu thực trạng môi trƣờng.

+ Tham gia bảo vệ môi trƣờng.

1.3.3.4. Hoạt động hướng nghiệp

- Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp:

+ Tìm hiểu đƣợc những thông tin cơ bản về nghề mình mơ ƣớc. + Tìm hiểu về an toàn nghề nghiệp của nghề mơ ƣớc.

+ Trình bày đƣợc ƣớc mơ nghề nghiệp của bản thân.

Nội dung của HĐTN rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục nhƣ: Giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục giá trị sống, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phẩm chất người lao động...

Nội dung giáo dục thiết thực, gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng đƣợc vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng và thuận lợi.

Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, học sinh đƣợc lựa chọn một số hoạt động chuyên biệt phù hợp với năng lực, sở trƣờng, hứng thú của bản thân để phát triển năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.

1.3.4. Các phương thức tổ chức chủ yếu và loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Theo Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018) [3]:

1.3.4.1. Định hướng chung

a) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; làm cho mỗi HS đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực.

b) Tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tƣởng mới thu đƣợc từ trải nghiệm.

c) Tạo cơ hội cho HS suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới.

d) Lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phƣơng pháp giáo dục phù hợp: phƣơng pháp nêu gƣơng; phƣơng pháp giáo dục bằng tập thể; phƣơng pháp thuyết phục; phƣơng pháp tranh luận; phƣơng pháp luyện tập; phƣơng pháp khích lệ, động viên; phƣơng pháp tạo sản phẩm và các phƣơng pháp giáo dục khác.

1.3.4.2. Các phương thức tổ chức

*Phƣơng th c Khám phá

Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp HS khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trƣờng xung quanh, bồi dƣỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hƣơng đất nƣớc. Nhóm phƣơng thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phƣơng thức tƣơng tự khác.

* Phƣơng th c Thể nghiệm, tƣơng tác

Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS giao lƣu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tƣởng nhƣ diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phƣơng thức tƣơng tự khác.

* Phƣơng th c Cống hi n

Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phƣơng thức tƣơng tự khác.

* Phƣơng th c Nghiên c u

Là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho HS tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học.

Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ,nghệ thuật và các phƣơng thức tƣơng tự khác.

1.3.4.3. Loại hình hoạt động

HĐTN và HĐTN, hƣớng nghiệp đƣợc tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trƣờng học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trƣờng; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dƣới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ: GV chủ nhiệm lớp, GV môn học, cán bộ tƣ vấn tâm lí học đƣờng, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, CBQL nhà trƣờng, cha mẹ HS, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức, cá nhân trong xã hội.

1.3.5. Đánh giá kết quả giáo dục hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

Chƣơng trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018) quy định, việc đánh giá kết quả giáo dục của HĐTN phải bảo đảm các yêu cầu sau [3]:

-Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chƣơng trình; sự tiến bộ của HS trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hƣớng HS tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lí và đội ngũ giáo viên điều chỉnh chƣơng trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng.

-Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã đƣợc xác định trong chƣơng trình: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hƣớng nghề nghiệp. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân chủ yếu đƣợc đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hƣớng nghiệp, thông qua quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của HS trong mỗi hoạt động.

Đối với Sinh hoạt dƣới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào sự đóng góp của học sinh cho các hoạt động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. Ngoài ra, các yếu tố nhƣ động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của HS cũng đƣợc đánh giá thƣờng xuyên trong quá trình tham gia hoạt động.

-Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của cha mẹ HS và đánh giá của cộng đồng; GV chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá.

-Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập đƣợc từ quan sát của GV, từ ý kiến tự đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng của các HS trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ HS và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia HĐTN (hoạt động tập thể, HĐTN thƣờng xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hƣớng nghiệp, hoạt động lao động,...); số lƣợng và chất lƣợng các sản phẩm hoàn thành đƣợc lƣu trong hồ sơ hoạt động.

-Kết quả đánh giá đối với mỗi HS là kết quả tổng hợp đánh giá thƣờng xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá HĐTN và HĐTN, hƣớng nghiệp đƣợc ghi vào hồ sơ học tập của HS (tƣơng đƣơng một môn học).

1.3.6. Các điều kiện hỗ trợ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học

- Về tài liệu, sách báo và tạp chí phục vụ HĐTN: tủ sách, báo tham khảo phục vụ cho việc tra cứu. Sách báo, tài liệu là điều kiện không thể thiếu, giúp cho nhà trƣờng có tƣ liệu tham khảo để xây dựng nội dung và hình thức HĐTN đa dạng và phong phú.

- Về cơ sở vật chất tài chính phục vụ HĐTN: Tài chính và các nguồn lực vật chất - kỹ thuật khác (phòng học, thƣ viện, đồ dùng dạy học...) luôn đƣợc phân bổ

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)