Lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh trƣờng Tiểu học

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động trải nghiệm cho HS ở trường Tiểu học

Việc quản lý mục tiêu HĐTN cho HS ở trƣờng TH là quá trình HT trƣờng TH quán triệt, chỉ đạo CBQL, GV việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu HĐTN là nhằm hình thành cho HS thói quen tích cực trong cuộc sống hàng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của ngƣời học sinh ở nhà, ở trƣờng và ở địa phƣơng; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành đƣợc năng lực giải quyết vấn đề. Việc xác định chính xác mục tiêu, nhiệm vụ của HĐTN trong nhà trƣờng có ý nghĩa quan trọng vì mục tiêu giáo dục quy định các nhiệm vụ, chi phối việc lựa chọn nội dung, phƣơng thức, loại hình tổ chức HĐTN cho HS trƣờng TH.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS cấp TH, HT cần chỉ đạo việc xác định mục tiêu HĐTN thống nhất với mục tiêu giáo dục chung của trƣờng TH là phát triển năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động; nâng cao năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống và năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, phát triển năng lực cá nhân.

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

Căn cứ mục tiêu giáo dục, văn bản chỉ đạo, kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT về hoạt động HĐTN để xây dựng chƣơng trình hoạt động cụ thể cho từng học kỳ, năm học, khóa học. Trong đó, việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN cho HS là vấn đề cốt lõi.

Ở cấp TH, nội dung HĐTN cho HS tập trung và các vấn đề: Hoạt động hướng vào bản thân, bao g m: Hoạt động khám phá bản thân (Tìm hiểu hình ảnh và

tính cách của bản thân; Tìm hiểu khả năng của bản thân); Hoạt động rèn luyện bản thân (Rèn luyện nề nếp, thói quen tự phục vụ và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống; Rèn luyện các kỹ năng thích ứng với cuộc sống); Hoạt động hướng đến xã hội, bao g m: Hoạt động chăm sóc gia đình (Quan tâm, chăm sóc ngƣời thân và các

quan hệ trong gia đình; Tham gia các công việc của gia đình); Hoạt động xây dựng nhà trƣờng (Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè và thầy cô; Tham gia xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trƣờng và của tổ chức Đoàn, Đội); Hoạt động xây dựng cộng đồng (Xây dựng và phát triển quan hệ với mọi ngƣời; Tham

gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật; Hoạt động hướng đến tự nhiên, bao g m: Hoạt động tìm hiểu và bảo

tồn cảnh quan thiên nhiên (Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên; Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên); Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trƣờng (Tìm hiểu thực trạng môi trƣờng; Tham gia bảo vệ môi trƣờng); Hoạt động hướng nghiệp, bao g m: Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp (Tìm hiểu đƣợc những thông tin cơ bản về nghề mình mơ ƣớc; Tìm hiểu về an toàn nghề nghiệp của nghề mơ ƣớc; Trình bày đƣợc ƣớc mơ nghề nghiệp của bản thân…).

Quản lý nội dung chƣơng trình HĐTN là quản lý việc xây dựng chƣơng trình khung, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo sự nhất quán và không bị trùng lặp. Chƣơng trình HĐTN phải thể hiện đƣợc nội dung HĐTN và phải hƣớng tới mục tiêu HĐTN. Việc thiết kế chƣơng trình không chỉ phù hợp nội dung, mục tiêu cấp học mà còn kinh phí, độ tuổi từng lớp HS. Ngƣời quản lý phải chỉ đạo và kiểm tra ngƣời dạy thể hiện đƣợc các nội dung trong chƣơng trình HĐTN thông qua việc xây dựng và phát triển chƣơng trình, chuẩn bị, tổ chức các HĐTN và đánh giá kết quả của ngƣời học.

Quản lý thực hiện nội dung HĐTN cho HS cần quan tâm, giám sát việc xây dựng nội dung trong kế hoạch, chƣơng trình tổ chức các HĐTN ở các cấp độ hoạt động chung của nhà trƣờng, hoạt động của từng khối lớp, hoạt động từng lớp, hoạt động của tổ chuyên môn và các kế hoạch tổ chức hoạt động Đoàn, Đội gắn với các hình thức tổ chức hoạt động dạy học, HĐTN ngoài giờ học, các hoạt động phong trào, các chƣơng trình tự đăng kí, giao ƣớc tự giáo dục.

Nội dung của HĐTN rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục, vì vậy, HT trƣờng TH cần chỉ đạo lựa chọn những nội dung hoạt động thiết thực , gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em vận dụng đƣợc vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng và thuận lợi; phù hợp với năng lực, sở trƣờng, hứng thú của bản thân để phát triển năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân HSTH.

1.4.3. Quản lý các phương thức tổ chức và loại hình hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường Tiểu học

HĐTN đƣợc tổ chức dƣới nhiều phƣơng thức khác nhau nhƣ: Phương thức Khám phá nhằm tạo cơ hội cho HS trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống

và công việc, giúp HS khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trƣờng xung quanh, bồi dƣỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phƣơng thức tƣơng tự khác; Phương thức Thể nghiệm, tương tác tạo cơ hội cho HS giao lƣu, tác

nghiệp và thể nghiệm ý tƣởng nhƣ diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phƣơng thức tƣơng tự khác; Phương thức Cống hiến tạo cơ hội cho HS mang lại

những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phƣơng thức tƣơng tự khác; Phương thức Nghiên cứu tạo cơ hội cho HS tham gia các đề tài,

dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học, bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ,nghệ thuật và các phƣơng thức tƣơng tự khác.

Mỗi phƣơng thức tổ chức đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. HT cần chỉ đạo GV có thể sử dụng đa dạng các phƣơng pháp hoạt động để tổ chức HĐTN cho HSTH. Trong quá trình thực hiện, cần có sự lựa chọn, vận dụng phối hợp một cách hợp lý trong quá trình tổ chức hoạt động để mang đến hiệu quả giáo dục cao nhất. Việc quản lý các phƣơng thức tổ chức HĐTN cần tập trung vào các công việc cụ thể nhƣ sau: Quản lý kế hoạch, chƣơng trình và tổ chức các phƣơng thức HĐTN; Vận động các tổ chức, lực lƣợng tham gia HĐTN; Hƣớng dẫn quy trình tổ chức HĐTN; Theo d i tiến độ thực hiện để có chỉ đạo uốn nắn kịp thời; Động viên, khích lệ các lực lƣợng tham gia HĐTN để đạt hiệu quả cao.

Mặt khác, HĐTN cho HSTH đƣợc tổ chức với nhiều loại hình: trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trƣờng học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trƣờng; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dƣới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng nhƣ: GV chủ nhiệm lớp, GV môn học, cán bộ tƣ vấn tâm lí học đƣờng, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, CBQL nhà trƣờng, cha mẹ HS, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Vì vậy, HT

trƣờng TH cần tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các loại hình tổ chức HĐTN cho HSTH.

1.4.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

Mục đích của quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐTN cho HSTH là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chƣơng trình; sự tiến bộ của HS trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hƣớng HS tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lí và đội ngũ GV điều chỉnh chƣơng trình và các HĐTN ở trƣờng TH. Qua kiểm tra, đánh giá rút ra đƣợc những nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐTN nhằm phát hiện những nhân tố tích cực hoạt động, phát hiện những mặt mạnh, những mặt yếu trong quá trình thực hiện kế hoạch, qua đó mà có cách điều chỉnh, bổ sung, phát huy khích lệ những nhân tố tích cực, đồng thời cũng mạnh dạn phê phán những mặt hạn chế trong quá trình tổ chức HĐTN.

Để thực hiện nội dung này, HT trƣờng TH cần quan tâm thực hiện các vấn đề sau:

-Tổ chức, chỉ đạo đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, kế hoạch HĐTN cho HS… Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của mỗi HS chủ yếu đƣợc đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hƣớng nghiệp, thông qua quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của HS trong mỗi HĐTN.

-Tổ chức, chỉ đạo đánh giá việc thực hiện các phƣơng thức, các loại hình tổ chức HĐTN cho HS: Đối với Sinh hoạt dƣới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào sự đóng góp của học sinh cho các hoạt động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. Ngoài ra, các yếu tố nhƣ động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của học sinh cũng đƣợc đánh giá thƣờng xuyên trong quá trình tham gia hoạt động.

-Quản lý việc sử dụng các phƣơng pháp, hình thức đánh giá HĐTN: Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của HS, đánh giá của cha

mẹ HS và đánh giá của cộng đồng; GV chủ nhiệm lớp…

-Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập đƣợc từ quan sát của GV, từ ý kiến tự đánh giá của HS, đánh giá đồng đẳng của các HS trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ HS và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia HĐTN (hoạt động tập thể, HĐTN thƣờng xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động hƣớng nghiệp, hoạt động lao động,...); số lƣợng và chất lƣợng các sản phẩm hoàn thành đƣợc lƣu trong hồ sơ hoạt động.

-Kết quả đánh giá đối với mỗi HS là kết quả tổng hợp đánh giá thƣờng xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá HĐTN và HĐTN, hƣớng nghiệp đƣợc ghi vào hồ sơ học tập của HS (tƣơng đƣơng một môn học).

-Tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá HĐTN để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả HĐTN cho HSTH.

1.4.5. Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

1.4.5.1. Quản lý tư liệu, tài liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm

Các trƣờng TH cần tăng cƣờng xây dựng các tài liệu phục vụ thực hiện HĐTN cho HS, nhƣ: các văn bản pháp lý chỉ đạo của ngành; các tài liệu hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện, sách, báo, tƣ liệu của địa phƣơng…

HT trƣờng TH chỉ đạo thƣ viện Trƣờng xây dựng tủ sách, tƣ liệu tham khảo và thực hiện tốt công tác bạn đọc, giới thiệu sách báo, tƣ liệu cho GV, HS và các lực lƣợng giáo dục tham gia HĐTN cho HS TH…để sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu của nhà trƣờng.

1.4.5.2. Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ hoạt động trải nghiệm

Trong quá trình tổ chức các HĐTN, HT cần khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trƣờng. Có kế hoạch xây dựng, tu bổ, mua sắm các điều kiện thiết yếu về cơ sở vật chất cho HĐTN nhƣ: sách, tài liệu tham khảo, bảng tin, phòng truyền thống,... Hàng năm, lập dự toán kinh phí dành cho HĐTN trong điều kiện cho phép của nhà trƣờng.

Chỉ đạo các TCM căn cứ vào kế hoạch tổ chức các HĐTN của các GV trong tổ, đề xuất nhu cầu sử dụng CSVC, thiết bị dạy học phục vụ cho các HĐTN để hiệu trƣởng có căn cứ bổ sung và phân bổ hợp lý.

Hƣớng dẫn GV, TCM và các bộ phận khác khai thác, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị hiện có trong tổ chức các HĐTN cho HS.

Huy động, phối hợp với cộng đồng để khai thác các điều kiện vật chất sẵn có ở địa phƣơng vào tổ chức các HĐTN cho HS (nhà văn hóa, sân vận động, di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ, đơn vị bộ đội, trang trại, nhà máy...)

1.4.5.3. Quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động trải nghiệm

Tăng cƣờng phối hợp các lực lƣợng giáo dục nhƣ chính quyền địa phƣơng, nhà trƣờng, gia đình trong tổ chức HĐTN, nhƣ:

Chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm với tổ chức Đoàn thanh niên, Đội TNTP: Tổ chức Đoàn thanh niên, Đội TNTP trong nhà trƣờng giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức các HĐGD nói chung, HĐTN nói riêng cho HS nhà trƣờng. Những nội dung phối hợp cụ thể nhƣ: Liên kết chƣơng trình, kế hoạch hoạt động của Đoàn thanh niên, Đội TNTP với kế hoạch của nhà trƣờng. Trên cơ sở sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, Đoàn, Đội nhà trƣờng triển khai thực hiện các phong trào, các hoạt động xã hội, văn hóa văn nghệ mang tính giáo dục HĐTN; phát động các đợt thi đua, tổ chức các sân chơi, các hoạt động giao lƣu, tuyên truyền, các hoạt động nhân đạo, hoạt động lao động công ích, tình nguyện... nhằm nâng cao nhận thức cho mọi ngƣời về ý nghĩa HĐTN cho HS. Bên cạnh đó, tổ chức và duy trì lực lƣợng HS tự quản nòng cốt tham gia duy trì trật tự, kỷ luật nhà trƣờng;

Tổ chức phối hợp giữa Ban Giám hiệu, GV chủ nhiệm với cha mẹ HS: Chỉ đạo GV chủ nhiệm lớp, thông qua các cuộc họp cha mẹ HS, tuyên truyền để cha mẹ HS hiểu đƣợc về các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng, thống nhất yêu cầu giáo dục giữa nhà trƣờng với gia đình, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con em, thống nhất kênh liên lạc giữa GV chủ nhiệm và cha mẹ HS; Phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ HS trƣờng để có sự hỗ trợ về kinh phí, về cơ sở vật chất, về chất xám trong tổ chức các hoạt động quy mô toàn trƣờng;

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống cho HS tại địa phương: Tham mƣu với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng để Hội đồng giáo dục nhà trƣờng ra nghị quyết về giáo dục, trong đó có quy định nghĩa vụ của cộng đồng, của các ban ngành, các cơ sở kinh tế ở địa phƣơng hỗ

trợ nhà trƣờng tổ chức HĐTN; Tham mƣu với chính quyền để đƣợc hỗ trợ kinh phí sửa chữa trƣờng lớp, mua sắm thiết bị phục vụ HĐTN;

Phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội trong tổ chức HĐTN:

Phối hợp với Hội Cựu chiến binh tổ chức giáo dục truyền thống cách mạng ở địa phƣơng, phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên địa phƣơng tổ chức các phong trào đoàn trong nhà trƣờng, hỗ trợ nhà trƣờng tổ chức các hoạt động giáo dục ở địa bàn trong những tháng hè, tổ chức hoạt động lao động công ích, hoạt động xã hội,..; Phối hợp với các doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)