Chúng tôi khảo sát sự ảnh hưởng của chiều dày màng vàng và điều kiện ủ
nhiệt đến sự hình thành của hạt vàng được bốc bay trên đế thủy tnh và FTO. Các
màng vàng được bốc bay với các độ dày khác nhau ở 3nm, 5nm và 10nm. Chiều
dày màng được khống chế bằng dao động thạch anh trong quá trình bốc bay. Các màng sau khi bốc bay được tiến hành ủ nhiệt tại 450oC trong 1 giờ. Ảnh SEM của các mẫu nhận được sau khi ủđược trình bày trên hình 3.2.
Hình 3. 2: Hình ảnh SEM của các màng nano Au sau khi ủ nhiệt trên đế thủy tinh
và FTO, trong đó (a;b;c) là trên đế thủy tinh tương ứng lớp màng Au dày 3 nm;
5nm và 10nm và (d; e; f) là trên đếFTO tương ứng chiều dày lớp Au dày 3nm; 5 nm và 10 nm
Từ ảnh SEM có thể nhận thấy khi chiều dày lớp màng vàng tăng lên kích thước của các hạt nano Au nhận được cũng tăng lên tương ứng. Trên bảng 3.1 là
kích thước trung bình của các hạt nano Au của các màng tương ứng với các chiều dày bốc bay khác nhau trên đế thủy tinh và thủy tinh FTO được xác định từ việc phân tích giản đồ phân bốkích thước hạt của các mẫu.
Bảng 3. 1: Kích thước trung bình của các hạt nano Au của các màng tương ứng với các chiều dày bốc bay khác nhau
Chiều dày lớp Au bốc bay 3 nm 5 nm 10 nm
Kích thước hạt Au trên đế thủy
tinh 20 nm 35 nm 73 nm
Kích thước hạt Au trên đế thủy
tinh FTO 22 nm 45 nm 78 nm
Có thể nhận thấy rằng phương pháp chế tạo hạt nano vàng bằng kỹ thuật bốc bay và ủ nhiệt đã chế tạo thành công các hạt nano vàng trên các đế khác nhau. Kích thước của các hạt nano Au có thể được khống chế thông qua chiều dày lớp màng Au bốc bay và có sự phụ thuộc vào vật liệu đế. Kích thước hạt phụ tỉ lệ
thuận với độ dày của lớp màng vàng.
3.1.3. Ảnh hưởng của kích thước hạt đến hiệu ứng hấp thụ công hưởng plasmonic của hệ vật liệu nano Au.