Giải pháp đột phá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Tình hình việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGTPHCM (Trang 35 - 41)

TỔNG KẾT, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN

3.3.4.2. Giải pháp đột phá

_Thực hiện tuyên truyền bằng mạng xã hội

+Cơ sở thực tiễn: Ngày nay, các trang mạng xã hội như facebook, zing me, twitter…đang phổ biến rộng rãi trong giới trẻ với lượng truy cập rất lớn. Nhà trường có thể sử dụng những trang mạng xã hội này để tuyên truyền, cung cấp thông tin về sách đến với sinh viên một cách hiện đại và gần gũi.

+ Biện pháp thực hiện:

• Thành lập một trang (fan page) trên mạng xã hội như facebook. Trang này sẽ do CLB sách của trường hoặc Đoàn/Hội đảm nhiệm quản lý. • Trang blog này sẽ cung cấp:

+ Thông tin về sách mới của các nhà xuất bản uy tín (Trí Việt, Nhã Nam,NXB Trẻ…).

+ Thông tin về các hội chợ sách, cuộc thi về sách. + Cập nhật thông tin về sách mới của thư viện trường.

+ Chuyên mục “Sách và bạn”. Các bạn sinh viên sẽ viết bàn cảm nhận (review) về một quyển sách mà mình yêu thích nhất. Bài cảm nhận nào hay nhất sẽ được đăng trên trang blog và được một khoản nhuận bút tượng trưng.

+ Ưu điểm:

• Cập nhật thông tin nhanh chóng, cụ thể. • Dễ dàng thực hiện và quản lý.

36 • Hiện đại, gần gũi với sinh viên.

+ Khuyết điểm:

• Vẫn có một số lượng lớn sinh viên không dùng mạng xã hội. • Không được xem là một kênh thông tin chính thống.

• Nhà trường sẽ phải bỏ một khoản tiền để làm nhuận bút. _ Mô hình café sách:

+ Cơ sở thực tiễn: Khác với không gian nghiêm túc ở thư viện, café sách là nơi các bạn sinh viên vừa có thể đọc sách vừa uống café trong một không gian yên tĩnh. Mô hình này đã xuất hiện ở khá nhiều nơi nhưng chưa có quán café sách nào được xây dựng trong khuôn viên một trường đại học. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là 1 giải pháp mới lạ và cũng không kém phần hiệu quả để đưa sinh viên đến gần hơn với sách.

+ Biện pháp thực hiện:

• Cơ quan quản lý: Đoàn TN – Hội SV

• Xây dựng quán café khoảng 80 ở khoảng sân trống đối diện thư viện trường.

• Nguồn sách:

➢ Đầu tư mua sách mới.

➢ Xin tài trợ từ các nhà xuất bản, công ty phát hành sách. ➢ Xin sách từ thư viện trường.

➢ Vận động quyên góp sách hay từ sinh viên. • Phục vụ café, các loại nước giải khát.

• Kết nối wifi miễn phí.

• Nhân lực phục vụ: sinh viên trường. • Giá nước hợp lý.

37 • Dự kiến thu hút khoảng 200 lượt sinh viên mỗi ngày.

+ Ưu điểm:

• Mô hình độc đáo, hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của sinh viên.

• Không gian yên tĩnh, thoải mái, tạo sự yêu thích với việc đọc. • Tạo điều kiện cho sinh viên đọc sách mà không tốn nhiều chi phí.

• Tạo thu nhập cho nhà trường. • Tạo việc làm cho sinh viên. + Khuyết điểm:

• Bỏ ra nhiều vốn ban đầu.

• Khó khăn về việc thu thập sách (sách hay, sách có chọn lọc…) • Có thể gây ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên.

38

C/ TỔNG KẾT

Từ bao đời nay, sách luôn là kho tàng tri thức bất tận của nhân loại. Đọc sách là con đường tiếp cận với tri thức một cách dễ dàng và tiện dụng nhất. Những tri thức mà sách mang lại giúp ta nâng cao kiến thức , tích lũy vốn sống và tăng cường khả năng tư duy.

Tuy nhiên, tình trạng lười đọc sách ở tất cả các thành phần, lứa tuổi ngày một tăng trong khi xã hội đang rất cần nguồn lao động trí thức, nhất là các bạn sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước. Tình trạng này là vì một số lượng không nhỏ số lượng sinh viên vẫn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc tích lũy kiến thức hằng ngày, không những trong lĩnh vực mình yêu thích mà còn là kiến thức tổng hợp. Mặt khác, ngày nay văn hóa số, văn hóa nghe nhìn đang ngày một phát triển với đủ loại hình giải trí hấp dẫn sinh viên hơn những cuốn sách vừa dày, vừa khô khan. Mỗi khi cần sử dụng kiến thức của một lĩnh vực nào đó, giới trẻ chúng tôi chỉ việc lên Google, gõ key word, và nhấn enter. Việc dành thời gian quá ít ỏi cho việc đọc đã khiến nhiều sinh viên không có chiều sâu tri thức, lười vận động, thiếu tìm tòi và nhất là gây nên sự thiếu hụt tri thức của sinh viên.

Thực tế thì hiện nay, số người đọc sách rất ít. Loại sách mà đa số sinh viên đều đọc chỉ là sách phổ thông: sách giáo khoa và giáo trình – những loại sách mà đa phần sinh viên buộc phải đọc. Nhiều hơn cũng chỉ là những tác phẩm văn học kinh điển. Và cũng đáng buồn hơn là loại sách mà nhiều người chọn đọc lại là… truyện tranh và trong đó có không ít truyện vô bổ. Trong khi đó, loại sách phát triển bản thân hay khoa học kỹ thuật, lịch sử, địa lý lại rất ít được lựa chọn. Từ kết quả của bài khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy thời gian mà các bạn dành cho việc đọc sách còn khá ít ỏi, và thậm chí còn có một số sinh viên không bao giờ đọc sách. Lý do mà đa phần các bạn nêu lên cho lý do mình không thích đọc sách là vì sách quá nhiều chữ, gây chán nản và không hứng thú; và một thực

39 trạng đáng báo động về nhận thức của sinh viên đối với việc đọc sách là có

những bạn cho việc đọc sách là tốn thời gian. Tư duy này thể hiện rõ ràng các bạn còn chưa nhận thức rõ về vai trò và những ích lợi từ việc đọc sách mang lại. Thường thì các bạn chỉ chọn mua hay sử dụng những quyển sách phục vụ cho nhu cầu thiết yếu tạm thời của họ hay nếu đó là những quyển best seller và nổi tiếng của các nhà văn nổi tiếng trong và ngoài nước mà chưa cần nắm rõ về thể loại và chất lượng. Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của một bìa sách đẹp, mới lạ với các bạn sinh viên trẻ, yêu thích khám phá và tìm tòi. Nhưng một bìa sách đẹp hay là những quyển sách nổi tiếng chưa đủ để bạn chọn chúng. Một quyển sách hay và phù hợp trước hết phải là thể loại sách mà bạn yêu thích, chất lượng giấy tốt, lời văn được chau chuốt và một phần không kém quan trọng là giá tiền phù hợp. Như đã nói ở trên, hiện nay văn hóa nghe nhìn đang phần nào lấn lướt văn hóa đọc, thể hiện ở việc phần lớn các bạn chọn phương tiện đọc sách là e-book. Nhưng thiết nghĩ, đời sống xã hội ngày càng phát triển, ngày càng nhiểu phương tiện phục vụ con người, việc học và phát triển văn hóa đọc đáng ra nên được cải thiện không ngừng và duy trì, trái lại, văn hóa đọc dường như đang dần mai một. Trong số các sinh viên mà nhóm chúng tôi khảo sát, có tới gần một nửa các bạn thừa nhận không bao giờ học tập hay tra cứu tại thư viện trường- nơi tập trung đầy đủ những tài liệu tham khảo bổ ích, cần thiết cho mọi chuyên ngành. Nếu có thì các bạn chỉ vào để cùng làm bài tập nhóm hay lướt web. Vậy nên không có gì là lạ khi thư viện trường thường chỉ đông người vào các ngày cuối học kỳ.

Chúng tôi nhận thấy, đa số các bạn đều hiểu rõ vai trò và ích lợi từ sách mang lại, nhưng từ nhận thức tới thực hành trong thực tế còn khá xa. Những tri thức mà sách mang lại góp phần không nhỏ trong việc học tập cũng như đời sống tinh thần của mỗi người. Nhưng làm sao để biến đọc sách thành một thói quen của các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên còn là một vấn đề nan giải của nhà trường,

40 các nhà văn hay nhà xuất bản và nhất là nhà nước ta. Nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát này với mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc cải cách cũng như duy trì văn hóa đọc của nhà nước và xã hội, với những giải pháp thiết thực như: mở thêm nhiều hội chợ sách, cuộc thi tìm hiểu về sách, tạo nhiều ưu đãi, giảm giá khi mua sách cho sinh viên và nhất là cải thiện chất lượng, mẫu mã sách phù hợp hơn với giá thành hiện tại….. Dẫu biết đó chỉ là một vài giải pháp nhỏ nhưng với mong muốn duy trì và phát triển văn hóa đọc trong thời đại số, nhóm chúng tôi mong sao nhà trường, các ban ngành đoàn thể có trách nhiệm và nhất là các bạn sinh viên cùng chúng tôi chung tay làm sao để văn hóa đọc luôn là một nét văn hóa đẹp và đáng tự hào của nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng.

41

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Tình hình việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGTPHCM (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)