Xuất giải pháp duy trì và phát triển văn hóa đọc sách 1 Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Tình hình việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGTPHCM (Trang 33 - 35)

TỔNG KẾT, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN

3.3.4. xuất giải pháp duy trì và phát triển văn hóa đọc sách 1 Giải pháp chung

3.3.4.1. Giải pháp chung

_Xuất phát từ thực trạng văn hoá đọc sinh viên hiện nay, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp đối với sinh viên trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn nhằm duy trì và phát triển văn hoá đọc trong sinh viên đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn nói riêng cũng như sinh viên cả nước nói chung:

• Cần sớm ban hành bằng văn bản có hệ thống về một số khái niệm và nội dung của văn hoá đọc, để sinh viên và mọi người hiểu rõ về văn hoá đọc. Bởi lẽ hiện nay, văn hoá đọc chưa có một định nghĩa chuẩn mực và thống nhất, đa số chưa nắm được thế nào là văn hoá đọc.

• Cần kết hợp với các công ty sách để tổ chức các hội chợ sách, nhằm giới thiệu quảng bá về sách, đồng thời cần có những đợt khuyến mãi, những

34 chương trình bán sách giảm giá cho đối tượng sinh viên để khuyến khích sinh viên mua sách, tài liệu duy trì và phát triển văn hoá đọc.

• Tăng cường tuyên truyền phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, trong các hoạt động đoàn thể của sinh viên.

• Nhà trường hàng năm nên tổ chức một ngày gọi là ngày đọc sách của trường, trong đó có thi đọc sách và giới thiệu sách, và các hoạt động khác liên quan văn hoá đọc. Tinh thần chủ đạo là đọc có chọn lọc và quảng bá sách, do vậy nhà trường cần có mối liên hệ thường xuyên với các nhà sách, nhà xuất bản và các cơ quan hữu quan để tổ chức ngày đọc sách có hiệu quả.

• Cần đầu tư hơn nữa cho các hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện phổ thông, đảm bảo cho các sinh viên được sử dụng thư viện trường học như một công cụ học tập có hiệu quả và quan trọng hơn là xây dựng thói quen đọc và giáo dục kỹ năng đọc, kỹ năng khai thác tri thức trong thư viện cho thanh thiếu niên, kể cả khai thác tri thức trong môi trường điện tử.

• Các thư viện cần thường xuyên có các buổi nói chuyện chuyên đề, hoặc tập huấn về nghiệp vụ thư viện hiện đại. Các thư viện cần phải bám sát các nhu cầu và mong muốn của sinh viên, tiếp tục nghiên cứu thói quen đọc sách của họ để có thể kịp thời thiết lập lại các bộ sưu tập, hệ thống và dịch vụ cho phù hợp. Đồng thời phải phát triển, thử nghiệm và triển khai các hình thức phục vụ mới như: các thiết bị đọc cá nhân, di động, dịch vụ mạng… để góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa đọc, tạo mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa thư viện và độc giả.

35 • Cải thiện, nâng cao chất lượng, nội dung sách phong phú và hấp dẫn hơn,

giá cả hợp lý, hợp với túi tiền của sinh viên, với các hình thức, biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn đọc phong phú, đa dạng và hiện đại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Tình hình việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGTPHCM (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)