Phỏng vấn sâu giảng viên trường đại học Khoa Học xã Hội và Nhân văn: cô Đặng Trương Hoàng Phượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Tình hình việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGTPHCM (Trang 25 - 27)

TỔNG KẾT, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP CHO THỰC TRẠNG ĐỌC SÁCH CỦA SINH VIÊN

3.2. Phỏng vấn sâu giảng viên trường đại học Khoa Học xã Hội và Nhân văn: cô Đặng Trương Hoàng Phượng

cô Đặng Trương Hoàng Phượng

Trong quá trình tìm kiếm dữ liệu phục vụ cho công trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã thực hiện buổi phỏng vấn với cô Đặng Trương Hoàng Phượng- giảng viên trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn TP Hồ Chí Minh. Sau đây là một số câu hỏi của nhóm và những giải đáp của cô.

Nhóm nghiên cứu:Với kinh nghiệm giảng dạy lâu nay, xin cô cho biết lợi ích của

việc đọc sách đối với sinh viên,nhất là sinh viên trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn?

Cô Đặng Trương Hoàng Phượng:Đọc sách, một phần của văn hóa đọc nói

chung có thể nói là một phương tiện giải trí lành mạnh và bổ ích

Đọc sách cung cấp cho chúng ta một nến tảng kiến thức vững chắc, giúp ta nâng cao trí thức, làm phong phú thêm sự hiểu biết của bản thân người đọc ở từng lĩnh vực mà sách đề cập đến.

26 Đọc sách cũng làm cho đời sống tình cảm từng ngày càng dồi dào, những cảm xúc vui buồn diễn tiến theo từng trang sách mà chúng ta đọc, chúng ta nghiền ngẫm. Nó giúp cuộc sống của chúng ta bớt đơn điệu, nhàm chán.

Nhóm nghiên cứu:Như qua khảo sát, chúng em nhận thấy số lượng sinh viên ham

thích đọc sách hiện nay còn rất ít. Theo cô, điều đó ảnh hưởng gì đến kết quả học tập lẫn đời sống tinh thần của các bạn?

Cô Đặng Trương Hoàng Phượng:Các bạn trẻ ngày nay đa phần không hứng thú

với việc đọc sách vì các bạn quan niệm đọc sách là tiêu tốn thời gian của các bạn. Các bạn không tìm thấy sự hứng thú ở những trang sách. Các phương tiện, điều kiện vật chất hiện đại cũng làm giảm đi sự hứng thú của các bạn trẻ dành cho sách. Việc ít đọc sách dẫn đến việc các bạn trẻ khi bàn hay thảo luận về một vấn đề, một quan điểm nào đó thường không có những ý tưởng sắc bén, những lập luận không có tính thuyết phục vì những kiến thức mà các bạn thu thập được từ mạng hay phương tiện hiện đại khác là rất sơ xài mang tính khái quát.Những kiến thức mà các bạn nắm bắt được cũng rất mơ hồ vì các bạn không đọc nhiều nên không nhớ rõ được vấn đề.

Nhóm nghiên cứu: Là một giáo viên, cô có thể đưa ra những lời khuyên với các bạn sinh viên được không ạ?

Cô Đặng Trương Hoàng Phượng: Để có một nền tảng tri thức vững chắc, lâu

bền các bạn trẻ nên dành một ít thời gian trong ngày để đọc sách. Thói quen đọc sách chỉ có được khi chúng ta quyết tâm rèn luyện và thưc hiện một cách bền bỉ theo thời gian.

Nhóm nghiên cứu: Dạ, cám ơn cô đã dành thời gian quý báu của mình cho chúng

27

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học: Tình hình việc đọc sách của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHQGTPHCM (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)