Một số kết quả nghiên cứu về phân bón lá nano vi lượng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu chế tạo một số hạt nano vi lượng ứng dụng làm phân bón lá nano (Trang 28 - 32)

Nam

Cùng với việc nghiên cứu phát triển công nghệ nano trên nhiều lĩnh vực thì việc ứng dụng vật liệu nano trong sản xuất phân bón lá tại Việt Nam cũng được quan tâm nghiên cứu và phát triển.

Ở nước ta những nghiên cứu sử dụng phân bón lá trong trồng điều đã có cách đây trên 15 năm như trong nghiên cứu của Phạm Văn Biên và cộng sự. Đối với vườn điều 6 năm tuổi được trồng bằng giống PN1 trên đất đỏ bazan tại Phước Long, Bình Phước, khi xử lý NAA nồng độ 10 ppm, 20 ppm và IBA nồng độ 25 ppm thì năng suất đạt từ 2,134-2,578 kg/cây, cao hơn so với các phương thức xử lý khác từ 9,4-32,1%. Đặc biệt, khi kết hợp giữa chất điều hoà

sinh trưởng với phân bón lá thì năng suất vườn điều đạt cao hơn so với sử dụng đơn lẻ từng loại. Cũng trên vườn điều 6 năm tuổi, khi phun kết hợp GA3 nồng độ 50ppm + phân bón lá Growmore (thành phần N:P:K là 6:30:30) thì năng suất vườn điều đạt 3.458 kg/ha, và phun NAA 20ppm + phân bón lá borac năng suất vườn điều đạt 2.789 kg/ha. Năng suất ở các công thức phối hợp xử lý trên đều cao hơn so với đối chứng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Nghiên cứu về Ảnh hưởng của phân bón lá nano kẽm oxit đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng cam sành trồng tại Hàm Yên, Tuyên Quang được thực hiện bởi Đặng Thị Hồng Phương và cộng sự nhằm đánh giá hiệu quả của phân bón nano ZnO tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cam Sành (Citrus nobilis) ở Hàm Yên, Tuyên Quang. Trong 1 vụ được phun nano ZnO với 4 liều lượng khác nhau được coi như 4 công thức: 50 ppm ZnO/vụ, 100 ppm ZnO/vụ, 200 ppm ZnO/vụ, 400 ppm ZnO/vụ cùng một công thức đối chứng không phun nano ZnO. Kết quả thí nghiệm cho thấy, công thức phun 200 ppm ZnO/vụ cho cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất, năng suất cao nhất (tăng 32,9% so với công thức đối chứng). Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng hợp lý phân bón nano ZnO nhằm cải thiện năng suất cam sành ở Việt Nam [3].

Các nghiên cứu của Chu Trung Kiên và các cộng sự được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nano Cu2O-Cu/Alginate đối với bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae gây ra trong vụ Hè Thu 2019 tại tỉnh Tiền Giang. Kết quả cho thấy bón nano Cu2O-Cu/Alginate ở nồng độ từ 20ppm đến 30ppm có khả năng phòng trừ bệnh nặng này từ74,61% đến 81,74% đối với thí nghiệm quy mô nhỏ và từ78,77% đến 85,08% đối với khảo nghiệm quy mô lớn sau 14 ngày. Ứng dụng thứ hai so với đối chứng không được xử lý và tương đương với Xantocin 40WP ở nồng độ0,6‰ với cùng lượng và thời gian sử dụng [4].

Nghiên cứu của Nguyễn VănChương và các cộng sự năm 2018 được thực hiện nhằm xác định công thức xử lý hạt đậu tương bằng hạt nano kim loại có kết hợp phun phân nano vi lượng qua lá thích hợp với điều kiện canh tác cây đậu tương tại Đồng Nai. Bốn thí nghiệm đểđánh giá tác động của

nano kim loại (sắt, đồng, coban) đến giống đậu tương HLĐN 29 đãđược thực hiện từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 02 năm 2018 tại Đồng Nai. Kết luận tại Đồng Nai, xử lý hạt đậu tương với Co-2 kết hợp phun phân bón lá nano vi lượng DT A213 hoặc DT A312 hoặc DT A313, giống đậu tương HLĐN 29 sinh trưởng phát triển tốt và đạt năng suất cao nhất [2].

Góp phần thực hiện chủtrương “sản xuất sạch hơn” trong nông nghiệp, từ năm 2013 Viện CNMT đã đề xuất và được Viện HLKHCNVN giao chủ trì thực hiện Dự án trọng điểm cấp Viện HLKHCNVN “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp” trong thời gian 2015 - 2019. Dự án đã được Viện CNMT kết hợp với 17 Viện, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu KHCN thuộc Viện HLKHCNVN và Bộ NNPTNT thực hiện thành công, được nghiệm thu trong năm 2020 với kết quả được xếp loại “Xuất sắc”. Trong quá trình thực hiện Dự án này và một số đề tài khác trong thời gian từ năm 2015 đến nay, Viện CNMT đã nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm nhiều sản phẩm nano sử dụng trong trồng trọt và chăn nuôi đạt hiệu quả rất cao, bao gồm: Các bộphân bón lá nano vi lượng và chế phẩm nano bảo vệ thực vật (BVTV) dùng cho nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây ngô, đậu tương, măng tây, hồ tiêu, cà phê, thanh long, cam, xoài, nho, táo, điều; các loại khoáng dinh dưỡng vi lượng là thành phần trong thức ăn cho bò, lợn, gia cầm, tôm; một số thuốc thú y sử dụng cho lợn, bò với thành phần chính là nano bạc.

Viện CNMT đã xây dựng công nghệ chế tạo phức humic chelate cho các nguyên tốvi lượng có kích thước nano và kịp thời đưa vào sử dụng trong các thí nghiệm trên đồng ruộng từ cuối năm 2017. Công nghệnày đã được Viện CNMT đăng ký Sáng chếvà được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ (Quyết định số 8932/QĐ-SHTT ngày 12/2/2018), đã được công bố trong Công báo Sở hữu công nghiệp số 360, Tập A, trang 483 “Quy trình điều chế chế phẩm phân bón lá nanochelate vi lượng sử dụng nước catolit hoạt hóa điện hóa làm môi trường phản ứng và chế phẩm thu được bằng quy trình này”. Humic là phân tử hữu cơ có nguồn gốc từ than bùn là chất dinh dưỡng được lá cây hấp thu hoàn toàn, đồng thời có tác dụng kích thích tăng trưởng được khuyến khích phổ biến sử dụng trong nông nghiệp. Việc chế tạo được humic chelate tổ hợp vi lượng có kích

thước nano để dễ thâm nhập nhanh vào lá qua các lỗ khí khổng và với chi phí sản xuất thấp là các yếu tố rất thuận lợi để phổ biến ứng dụng trong sản xuất.

Từ đầu năm 2018 trong các đề tài, dự án, nhiệm vụ do Viện CNMT thực hiện có dùng phân bón lá hầu hết đều sử dụng loại nano humic chelate vi lượng có các thành phần nêu dưới đây với hàm lượng của từng thành phần được xác định theo nhu cầu của cây trồng được phun phân bón lá ở thời điểm sử dụng nó: - Các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng (N,P,K), trung lượng (S, Ca, Mg, Si), vi lượng (Fe, Cu, Zn, Mn, B, Mo, Se).

- Các loại axit amin chủ yếu cần thiết cho cây trồng.

- Hai hoặc ba chất điều hòa sinh trưởng thông dụng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta như Auxin (IAA, IBA, NBA), Gibberillin (GA3), Cytokinin, Ethrel phù hợp cho nhu cầu của cây tại thời điểm phun phân bón lá.

- Có thành phần nano bạc không là chất dinh dưỡng nhưng có tác dụng chỗng nhiễm vi sinh trong thời gian bảo quản và tăng khảnăng bảo vệ thực vật của phân bón lá.

Trong thực tế sản xuất mỗi loại cây trồng trồng trong 1 vụ có một số thời điểm “khủng hoảng dinh dưỡng” là lúc mà cây có nhu cầu cao đột biến đối với một hoặc một vài nguyên tốdinh dưỡng như lúc mọc rễ mới, khi phát triển nhanh cành và lá ởđầu vụ, lúc cây phân hóa mầm hoa, thời điểm cây sinh quả và giai đoạn nuôi quả trước lúc thu hoạch với sản lượng cao. Việc cung cấp phân bón nano humic chelate vi lượng qua lá cho cây là giải pháp rất thích hợp để giải quyết nhu cầu này và đem lại hiệu quảtăng năng suất rõ rệt cho cây trồng. Nhằm phát huy triệt để tác dụng của công nghệ nano trong trồng trọt, nhóm nghiên cứu đã chủđộng đề xuất chế tạo cho các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy củ một bộ phân bón lá nano cơ bản trong thành phần có đầy đủ 14 nguyên tố dinh dưỡng chính (trong đó các nguyên tố vi lượng ở dạng humic chelate) và các thành phần hỗ trợkhác như các chất điều hòa sinh trưởng, các axit amin…

Nghiên cứu xây dựng công thức và chế tạo bộ phân bón lá nano thích hợp sử dụng riêng cho một số loại cây chủ lực là việc chưa có tiền lệ trong ngành trồng trọt ởnước ta. Trong sản xuất cây lương thực và rau màu sử dụng hạt giống

việc xử lý hạt giống bằng chế phẩm bao gồm một số chất dinh dưỡng trước khi gieo là biện pháp thiết thực tăng tỷ lệ và sức nảy mầm của hạt giống, tăng khối lượng và chiều dài bộ rễ, tăng sức chống chịu của cây con đối với điều kiện bất thuận của môi trường và ảnh hưởng của các vi sinh vật gây bệnh ởtrong đất. Vì vậy trong Dự án nêu trên có bao gồm cả nội dung chế tạo chế phẩm nano xử lý hạt giống và xây dựng quy trình sử dụng các chế phẩm đó để xử lý hạt giống ngô và đậu nành [1].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu chế tạo một số hạt nano vi lượng ứng dụng làm phân bón lá nano (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)