PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy (Trang 36 - 38)

M ỤC LỤC

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Sông Đáy Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km[5] và là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (Hồng, Đà, Lô, Cầu, Đáy). Lưu vực sông Đáy (cùng với phụ lưu sông Nhuệ) hơn 7.500 km² trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam và Ninh Bình và Nam Định. Sông Đáy ngoài vai trò là sông chính của các sông Bùi, sông Nhuệ, sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Vạc nó còn là một phân lưu của sông Hồng khi nhận nước từ sông Nam Địnhnốitới từ hạ lưu sông Hồng. Trước đây sông Đáy còn nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng. Quãng sông này còn có tên là sông Hát hay Hát Giang. Chỗ sông Hồng tiếp nước là Hát Môn. Song hiện nay khu vực này đã bị bồi lấp, nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu ở các nhánh bên hữu ngạn chảy từ vùng núi Hòa Bình.

Khu vực nghiên cứu của đề tài tập trung vào một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy chảy qua các tỉnh Hà Nam và Ninh Bình. Đây là lưu vực sông đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế, xã hội, nhất là của các khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, khu khai thác và chế biến khoáng sản và một số vùng canh tác nông nghiệp. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề chưa qua xử lý, đổ

phế thải, rác thải xuống sông chưa được kiểm soát chặt chẽ đã làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng của lưu vực sông Tô Lịch - Nhuệ - Đáy bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các điểm nghiên cứu trong phạm vi luận văn bao gồm: Đò Thông (Ninh Bình), Cầu Đọ (Hà Nam), Cầu Quế (Hà Nam) được thể hiện tại hình 2.1. Đây là các điểm thuộc khu vựa hạ lưu sông Đáy, các điểm nghiên cứu có tính đại diện như: Cầu Quế là điểm trước khi sông Nhuệ hợp lưu vào sông Đáy, tại đây có các hoạt động xả thải từ sinh hoạt dân cư, giao thông, nông nghiệp,…; Cầu Đọ là điểm sau khi sông Nhuệ hợp lưu với sông Đáy, tại đây cũng có các hoạt động xả thài từ sinh hoạt, giao thông, đô thị, nông nghiệp,…; Đò Thông là điểm cuối về phía hạ lưu, tại đây cũng tiếp nhận các nguồn thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp,…đặc biệt tại điểm này lưu lượng nước lớn hơn hai điểm nghiên cứu trên.

Hình 2.1.Các điểm nghiên cứu thực hiện đề tài

Ngoài ra, trong nghiên cứu này, hai điểm thu mẫu trên sông Tô Lịch và sông Nhuệ cũng được khảo sát nhằm đánh giá sự hiện diện của vi nhựa tại sông đô thị trước khi nước được đổ về hạ lưu của sông Đáy được tổng hợp tại bảng 2.1.

Bảng 2.1. Vị trí các điểm lấy mẫu nướctại 3 điểm hạ lưu sông Đáy

STT Địa điểm lấy

mẫu Thông tin địa điểm lấy mẫu Kinh độ Vĩ độ

1 Cầu Quế, sông Đáy

Thuộc địa phận thị trấn Quế, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà

Nam. Không gian lấy mẫu trong khoảng bán kính 200m.

20.5745 105.8726

2 Cầu Đọ, sông Đáy

Thuộc địa phận xã Thanh

Châu, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà

Nam. Không gian lấy mẫu trong khoảng bán kính 200m.

20.5158 105.9115

3 Đò Thông,

sông Đáy

Thuộc địa phận Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh

Bình. Không gian lấy mẫu trong khoảng bán kính 200m.

20.2174 106.0451

4 Cầu Quang Sông Tô Lịch 21.0400 105.8061

5 Cầu Mỹ Hưng Sông Nhuệ 20.5444 105.4807

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)