Màu sắc vi nhựa trong các mẫu nước tại hệ thống sông đô thị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy (Trang 45 - 48)

M ỤC LỤC

3.1.3. Màu sắc vi nhựa trong các mẫu nước tại hệ thống sông đô thị

Màu sắc của các hạt vi nhựa trong các mẫu nước được thu tại sông Tô Lịch, sông Nhuệ rất đa dạng với màu tím chiếm ưu thế chủ đạo trong tổng số các hạt vi nhựa bắt gặp trong nghiên cứu này (đỏ, xanh da trời, trắng, đen, vàng, xanh lá và tím). Màu sắc hạt vi nhựa trong mẫu nước sông Tô Lịch và sông Nhuệ được trình bày tại hình 3.4 và hình 3.5.

Hình 3.4. Tỷ lệ các màu vi nhựa phát hiện trong mẫu nước sông Tô Lịch

Qua đồ thị trên hình 3.4 cho thấy, các màu của vi nhựa phát hiện trong mẫu sông Tô Lịch là: đỏ, xanh da trời, trắng, đen, vàng, xanh lá và tím trong

đó màu tím chiếm tỷ lệ lớn (55%), thấp nhất là màu đen (3,39%). Vi nhựa màu xám không được phát hiện thấy trong mẫu nước sông Tô Lịch.

Hình 3.5.Tỷ lệ các màu vi nhựa phát hiện trong mẫu nước sông Nhuệ Trong mẫu nước sông Nhuệ, các hạt vi nhựa cũng có các màu như đã phát hiện trong mẫu nước sông Tô Lịch, trong đó màu tím cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất (81%), màu đen chiếm tỷ lệ thấp nhất (1%). Tương tự nước sông Tô Lịch, vi nhựa màu xám cũng không được phát hiện thấy trong mẫu nước sông Nhuệ.

Biến động về màu sắc các hạt vi nhựa tại sông Tô Lịch và sông Nhuệ không có sự khác biệt lớn, tỷ lệ các màu có sựthay đổi nhưng không nhiều từ 1,27% - 7,89%. Sự biến động tỷ lệ màu sắc các hạt vi nhựa không theo quy luật, một số màu có tỷ lệ tăng (tím, xanh lá, xanh da trời, đen) trong khi một số màu lại có tỷ lệ giảm (vàng, đỏ, trắng). Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do quá trình sa lắng xuống trầm tích của vi nhựa hoặc do sự hấp thụ vi nhựa của các động thực vật sống trong nước.

3.1.4. Hiện diện của vi nhựa trong nước tại hệ thống sông đô thị

Hiện nay, dữ liệu về ô nhiễm vi nhựa trong các thuỷ vực các lưu vực sông đặc biệt là hệ thống sông đô thị như sông Tô Lịch, Nhuệ, Đáy, Hồng còn rất hạn chế. Trong một nghiên cứu gần đây, Strady và cs., 2020 đã cho thấy tại hệ sinh thái nước chảy mật độ hạt vi nhựa dao động khá lớn từ 2 hạt/m3 (sông Hồng) đến 2.522 hạt/m3 (sông Tô Lịch), trong đó dạng sợi chiếm ưu thế hơn các dạng khác. Các sông chính của Việt Nam có nồng độ thấp nhất: 2 hạt/m3 ở sông Hồng, 3 hạt/m3 ở sông Hàn – Đà Nẵng và 3,9 hạt/m3 ở sông Đồng Nai trong khi nồng độ cao nhất đo được ở sông đô thị và các sông nhỏ hơn: 94 hạt /m3 ở sông Nhuệ và 2.522 hạt/m3 ở sông Tô Lịch. Trên thực tế, sông Tô Lịch được biết đến là con sông bị ô nhiễm nặng ở Việt Nam với lượng nước thải lớn chưa qua xử lý (ước tính khoảng 1.200.000 m3/ngày- đêm), đặc biệt là nước thải sinh hoạt. Biết rằng mật độ dân số của khu vực lân cận bên sông là 2.279 người/km2 và một máy giặt có thể giải phóng tới 728.000 sợi từ khối lượng giặt 6 kg theo nghiên cứu của Napper và Thompson, (2016), chúng ta có thể giả thuyết rằng trực tiếp xả nước thải sinh hoạt cùng với lượng nước thải thấp của sông là nguyên nhân dẫn đến nồng độ cao của vi nhựa (đặc biệt là sợi) được quan sát thấy ở sông này. Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu của Lahens và cs, (2018) nồng độ vi nhựa đo được trong các môi trường ven sông được nghiên cứu đều thấp hơn so với nồng độ đo trước đây ở sông Sài Gòn và các kênh đô thị, đoạn qua Thành phố Hồ Chí Minh [31]. Hệ thống cửa sông này bị ảnh hưởng phần lớn bởi ngành dệt và may mặc: nồng độ cực lớn của sợi nhân tạo được đo từ 22.000 đến 251.000 sợi/m3. Nồng độ mảnh đo được ở sông Sài Gòn và các kênh chính dao động từ 7 đến 94 mảnh/m3 (ví dụ, đối với phạm vi quan sát dạng mảnh diện tích tối thiểu 45.000 µm² cho thấy hiện diện chiếm ưu thế của vi nhựa dạng sợi qua các đoạn trong hệ thống song.

Trong một nghiên cứu khác, Hien và cs., 2019 công bố rằng, ô nhiễm vi nhựa ở cửa sông Ba Lạt khá phong phú về thành phần, hình dáng và kích thước với mật độ dao động từ 45 dến 3.235 hạt/kg trầm tích bề mặt khô. Các hạt nhựa có kích thước từ 0,3 – 5,0 mm chiếm hơn 85% số lượng. Hình dạng

phổ biến nhất là dạng sợi, tiếp theo là dạng màng và sau đó là dạng hạt, dạng vi nhựa hình cầu có số lượng ít. Tỷ lệ các mẫu vi nhựa có màu trong suốt, đỏ và xanh dương ở dạng sợi là cao nhất trong tất cả các mẫu. Phần lớn các hạt nhựa thu được có màu trong suốt và màu xanh đậm. Polyetylen (PE), polyamide (PA) và polypropylen (PP) là ba loại polyme chính được tìm thấy trong mẫu trầm tích ở cửa sông Ba Lạt.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu sự ô nhiễm vi nhựa tại một số điểm khu vực hạ lưu sông Đáy (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)