Khảo sát phương pháp chiết tách mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LCMS) (Trang 39)

2.3.3.1. Chuẩn bị mẫu và phương pháp chiết tách

Phương pháp chiết tách Imidacloprid và Thiamethoxam trong mẫu bụi

không khí trong nhà được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích các thuốc diệt côn trùng trong mẫu bụi không khí xung quanh, đã được công bố bởi nhóm tác giả Kadokami và Hạnh [49] với một ít thay đổi nhỏ. Với nội dung cụ thểnhư sau:

- Chuẩn bị mẫu: 1g mẫu bụi (sau khi đã xử lý sơ bộ) được cho vào ống ly tâm màu nâu thể tích 50ml, bơm 50 µL chuẩn đồng hành carbaryl-d7 và sulfamethoxazole-d4 (nồng độ 4 µg/mL) vào mẫu.

- Sau đó mẫu được chiết siêu âm với 20mL MeOH sử dụng thiết bị siêu âm trong thời gian 20 phút. Ly tâm 10 phút với tốc độ 2000 vòng/phút. Quá trình chiết tách được lặp lại 02 lần (15 mL MeOH/lần).

- Dịch chiết thu được sau 3 lần chiết được gộp lại và cô quay chân không đến 1 mL, sau đó thổi khô bằng khí nitơ đến khi thể tích còn khoảng 0,2 mL. Thêm 50 µL nội chuẩn methomyl-d3 (4 µg/mL) vào dịch chiết và định mức đến 0,5 mL bằng MeOH, sau đó phân tích trên thiết bị LC-QTOF-MS-SWATH.

2.3.3.2. Xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp chiết tách

Đểxác định hiệu suất của quá trình trình chiết tách và phân tích, hỗn hợp chuẩn đồng hành (50 µL, nồng độ 4 µg/mL) được bơm vào mẫu bụi trước khi

31

chiết tách.

Tiến hành thí nghiệm lặp lại trên nền mẫu trắng mẫu bụi không khí trong nhà đã được phân tích không phát hiện imidacloprid và thiamethoxam thêm 50 µL chất chuẩn đồng hành (4 µg/mL). Phân tích các mẫu thêm chuẩn đó (mỗi mức làm lặp lại tối thiểu 6 lần). Tính hiệu suất thu hồi đối với mẫu trắng theo công thức:

H% = ∁𝑡𝑡

∁𝐶 ×100 (2.2) Trong đó: H%: hiệu suất thu hồi

Ctt: Nồng độ chất phân tích trong mẫu thêm chuẩn Cc: Nồng độ thêm chuẩn (lý thuyết)

Sau đó tính hiệu suất thu hồi chung là trung bình của hiệu suất thu hồi các lần làm lặp lại.

+ Thêm chuẩn ở ba mức nồng độ là mức thấp, trung bình và cao trong khoảng nồng độ làm việc. Theo quy định của hội đồng Châu Âu đối với các chỉ tiêu an toàn (các chỉ tiêu thuộc nhóm độc, có quy định giới hạn cho phép) thêm chuẩn vào mẫu trắng ở ba mức nồng độ 0,5 lần, 1 lần, 2 lần giới hạn cho phép (MRL).

+ Yêu cầu: Độ lệch chuẩn tương đối tương đối (RSD%) tính theo diện tích peak sắc ký của 03 lần thực hiên riêng biệt trên cùng một nồng độ phải nhỏ hơn 10%.

+ Độ thu hồi của mẫu kiểm soát tối đa là 70% - 125%. + Nếu không đạt thì tiến hành kiểm tra và phân tích lại.

+ Nồng độ chất cần phân tích có trong mẫu được tính theo công thức chung như sau:

∁ = 𝑥0× 𝑙

𝑚,(𝑉) (2.3)

Trong đó: X: Nồng độ chất cần phân tích có trong mẫu µg/kg hoặc µg/L C0: Nồng độ chất cần phân tích tính từ đường chuẩn, µg/L

l: Thể tích định mức, mL

32

2.3.4. Thu thp và phân tích mu bi ti Hà ni

Mẫu bụi không khí trong nhà được lấy từ 6 quận tại Hà Nội: Long Biên (3 mẫu), Hoàn Kiếm (3 mẫu), Cầu Giấy (1 mẫu), Ba Đình (1 mẫu), Từ Liêm (1 mẫu) và Thanh Xuân (1 mẫu).

Phương pháp lấy mẫu bụi không khí trong nhà được tham khảo theo các nghiên cứu đã được công bốtrước đây của Minh và Kadokami [50]. Các mẫu bụi trong nhà được lấy trong phòng khách từ bề mặt của đồ nội thất: gầm bàn, ghế sofa, trên nóc tủ, tủ lạnh, máy điều hòa không khí và cánh quạt của máy hút bụi được gắn với nylon bên trong vòi phun. Phần bụi này được hình thành chủ yếu do sự tích tụ các hạt mịn trong không khí trong nhà theo thời gian và có thể là đại diện cho loại bụi mà con người hít thở vào. Các mẫu riêng lẻ được gói trong giấy nhôm và cho vào trong túi zip polyetylen để bảo quản khỏi độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố bên ngoài khác có thểlàm thay đổi thành phần của mẫu. Mẫu bụi được rây qua rây 250 µm và được bảo quản ở -20°C cho đến khi phân tích. Các mẫu bụi được chiết tách và phân tích theo quy trình phân tích đã khảo sát ở trên.

Kết quả phân tích được xử lý và phân tích thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel (Microsoft office, 2010) và Minitab 16® Statistical Software (Minitab Inc.). Nồng độ các hợp chất không được phát hiện được coi là không.

Mẫu bụi trước khi xử lý sơ bộ Mẫu bụi sau khi xử lý

33

2.3.5. Phương pháp đánh giá ri ro

Đánh giá độc tính của IMI và Thimethoxam thông qua chỉ số: Liều lượng phơi nhiễm hàng ngày: IDi (ng/kg bw/d); chỉ số nguy hại: HQ (Hazard Quotient). Giá trị HQ >1 phản ánh mức độ rủi ro tiềm ẩn của IMI và Thiamethoxam đối với sức khỏe con người.

- Liều lượng hóa chất i hít thở vào hàng ngày IDi (ng/kg bw/d): từ bụi không

khí qua đường hô hấp được tính toán sử dụng công thức sau [51]:

𝐼𝐷𝑖 = 𝐶𝑖×𝐹𝑇×𝐼𝑅×𝐴𝐹𝐵𝑊 ( 2.4) Trong đó:

Ci: nồng độ của IMI và Thiamethoxam trong bụi không khí, (ng/g); FT: thời gian ở trong nhà (giờ);

IR: tốc độ hấp thu bụi hàng ngày; BW: trọng lượng cơ thể (kg);

AF: là khả năng hấp thụ imidicloprid và thiamethoxam trong cơ thể con người.

Hai nhóm đối tượng (người lớn và trẻ em) được tính toán phơi nhiễm IMI và Thiamethoxam ở nồng độ IMI và Thiamethoxam cao nhất được phát hiện trong bụi không khí. Thời gian phơi nhiễm được tính trong 24 giờ. Tỷ lệ hít thở đối với người lớn được ước tính là 16 m3 ngày-1 và 10,1 m3 ngày-1đối với trẻ em. Trọng lượng cơ thể trung bình cho người lớn và trẻ em Việt Nam lần lượt là 60 kg và 18 kg.

- Chỉ số nguy hại (Hazard Quotient - HQ): sử dụng đểđánh giá tác hại của từng loại thuốc trừ sâu riêng lẻ đối với sức khỏe con người, HQi được tính theo công thức sau [51]:

𝐻𝑄𝑖 = 𝑅𝑓𝐷𝑖𝐼𝐷𝑖 ( 2.5) Trong đó:

RfDi: Là liều tham chiếu tương ứng của hóa chất i (ng/kg bw/d).

+ Nếu giá trị HQ≤1 phản ánh mức độ rủi ro tiềm ẩn của IMI và Thiamethoxam có thể chấp nhận được.

+ Nếu giá trị HQ>1 cho thấy sự tích lũy hàng ngày của IMI và Thiamethoxam sẽ có khả năng gây ra các ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe con người [52].

34

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện phân tích và đường chuẩn của imidacloprid và thiamethoxam trên thiết bị LC-QTOF-MS-SWATH

3.1.1. Kết quđiều kin phân tích imidacloprid và thiamethoxam

Vì imidacloprid và thiamethoxam đều là những chất có khối lượng phân tử không lớn và độ phân cực trung bình. Qua tham khảo tài liệu [46,50] đã xác định Imidacloprid và Thiamethoxam bằng kỹ thuật ion hóa phun điện tử ESI với chế độ bắn phá ion dương. Chạy chất chuẩn trực tiếp vào detector khối phổ để khảo sát. Chọn chế độ khảo sát tự động với từng chất để chọn được ion mẹ, ion con dùng để định lượng và định tính với từng chất. Kết quả khảo sát ion mẹ của imidacloprid và thiamethoxam thu được ở bảng 3.1.

Bảng 3.1: Ion định lượng, ion xác nhn ca tng cht và các thông s tối ưu

cho ESI MS Chất Precursor (m/z) Product ion1 (m/z) Product ion2 (m/z) Collision Energy Cone (V) CE (eV) Thời gian lưu (phút) Imidacloprid 256 209,1 175,0 12 16,18 12,029 Thiamethoxam 291.8 211,0 131,9 10 14,24 9,746 Các hợp chất imidacloprid và thiamethoxam được phân tích trên thiết bị LC-QTOF-MS-SWATH (Sciex X500R QTOF system). Với các điều kiện: Thể tích tiêm mẫu là 2 µL, chất phân tích được tách trên cột GL Science ODS-4 HP (chiều dài 150mm, đường kính trong 2,1mm và bề dày lớp pha tĩnh 3µm), nhiệt độ cổng bơm 40°C, tốc độ dòng khí 0.3 mL min-1

, nguồn ion TurbolonSpray, chế độ bắn phá ion dương (ESI (+)), chế độ đo Swath, TOF-MS (khoảng scan)50 - 1000 Da, 0.1s, TOF MS/MS50 - 1000 Da, 22 ranges, 0.07s each. KhíNitơ được sử dụng làm khí mang. Các ion mẹ, ion con và thời gian lưu của imidacloprid (12,029 phút) và thiamethoxam (9,746 phút) được xác định và chỉ ra ở hình 3.1 và hình 3.2.

35

Điều kiện phân tích imidacloprid và thiamethoxam được tóm tắt trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Các điều kin LC-QTOF-MS

Tên Thông số

Thiết bị Sciex X500R QTOF system

Cột sắc ký GL Science ODS-4 HP (150 mm, 2.1 mm, 3 μm)

Nhiệt độ cột 40 °C

Tốc độ dòng 0.3 mL min−1

Pha động (A) 5 mM CH3COONH4 in H2O (B) 5 mM CH3COONH4 in CH3OH

Chương trình chạy Thời gian, phút 0 30 − 40 40.01 – 50 (B) % 5 95 5

Thểtích bơm 2 μL

Nguồn ion TurbolonSpray

Chếđộ ion hóa ESI (+)

Chếđộ đo Swath

TOF-MS (khoảng scan) 50 − 1000 Da, 0.1 s

TOF MS/MS 50 − 1000 Da, 22 ranges, 0.07 s each Năng lượng bắn phá 20 − 50 V

Độ phân giải 30 000

36

37

38

3.1.2. Kết qu xây dựng đường chun cho imidacloprid và thiamethoxam trên thiết b LC-QTOF-MS-SWATH

Sử dụng điều kiện vừa được xác định ở trên để xây dựng đường chuẩn cho phép định lượng hỗn hợp imidacloprid và thiamethoxam với khoảng nồng độ: từ 0,1 ppb –1000ppb (0,1 ppb; 1 ppb; 10 ppb; 100 ppb; 1000 ppb) trong MeOH, đo trên thiết bị LC-QTOF-MS-SWATH.

Từ các kết quả phân tích thu được các đường chuẩn của imidacloprid và thiamethoxam có dạng (hình 3.3 và hình 3.4):

Imidacloprid: y = 0,03178 x + 0,00126 với R= 0,98656; R2 = 0,97329 Thiamethoxam: y = 0,04828 x + 0,00021 với R= 0,97143; R2= 0,94368

Hình 3.3: Đường chun imidacloprid

39

3.1.3. Gii hn phát hiện xác định (MDL) và gii hạn định lượng LOQ ca imidacloprid và thiamethoxam trên LC-QTOF-MS-SWATH imidacloprid và thiamethoxam trên LC-QTOF-MS-SWATH

Phương pháp xác định Imidacloprid và Thiamethoxam sử dụng LC-QTOF- MS-SWATH đã được Kadokami và Ueno (2019) [46] mô tả chi tiết. Giới hạn phát hiện phương pháp (MDL) và giới hạn định lượng (LOQ) của mỗi chất được xác định dựa trên mối quan hệ của chúng với giới hạn phát hiện thiết bị (IDL) và MDL và LOQ theo tỷ lệ (IDL: MDL: LOQ = 1: 4: 10) (SMEWW 1030C, 2017).

Các MDL và LOQ được tính theo IDL được chỉ ra ở bảng 3.3.

Bng 3.3: Các thông s tính toán MDL và LOQ

Thông số Imidacloprid Thiamethoxam

IDL (pg) 1 1

MDL (µg/g) 0,004 0,004

LOQ (µg/g) 0,01 0,01

3.2. Kiểm soát chất lượng quy trình phân tích và hiệu suất thu hồi

imidacloprid và thiamethoxam trên thiết bị LC-QTOF-MS-SWATH

Kết quả phân tích mẫu trắng cho thấy không có sự nhiễm bẩn của imidacloprid và thiamethoxam. Đểđánh giá hiệu suất của quá trình chiết tách tiến hành phân tích trên 10 mẫu bụi trong nhà sau đó bổ sung chuẩn đồng hành carbaryl - d7 và sulfamethoxazole-d4. Dung dịch sau chiết được phân tích trên thiết bị LC- QTOF-MS-SWATH, kết quả thu được (bảng 3.3).

Kết quả thu được là hiệu suất thu hồi dao động trong khoảng từ 62 ÷ 107.2%, độ lệch chuẩn RSD 9,93 ÷ 11,45 %. Đối chiếu với yêu cầu về độ thu hồi và độ lệch chuẩn tại bảng 5 phụ lục F thì độ thu hồi phải đạt từ 40%-120%, độ lệch chuẩn nhỏ hơn 15%. Do đó quy trình phân tích đạt tiêu chuẩn yêu cầu để phân tích imidacloprid và thiamethoxam trong mẫu bụi không khí trong nhà.

40

Bng 3.4: Hiu sut thu hi (%) ca cht chuẩn đồng hành Carbaryl-d7 trong 5 mu bi trong nhà

Mẫu Hiệu suất thu hồi (%)

carbaryl-d7

Hiệu suất thu hồi (%) Sulfamethoxazole-d4 Mẫu 1 88,8 83,0 Mẫu 2 93,1 64,1 Mẫu 3 88,0 67,2 Mẫu 4 92,8 68,0 Mẫu 5 107,2 64,4 Mẫu 6 104,7 75,9 Mẫu 7 85,7 75,2 Mẫu 8 84,2 65,4 Mẫu 9 97,9 61,6 Mẫu 10 71,2 75,9 Trung bình 91,36 70,07 Độ lệch chuẩn, RSD (%) 11,45 9,93

Quy trình chiết tách và phân tích imidacloprid và thiamethoxam trong mẫu bụi không khí trong nhà được tóm tắt như sau:

- Quy trình chiết tách: Cân 1 g mẫu bụi cho vào ống ly tâm màu nâu thể tích 50ml, bơm 50 µL chuẩn đồng hành (4 µg/mL) vào mẫu, sau đó chiết tách với 20mL methanol sử dụng thiết bị siêu âm. Quá trình chiết tách được lặp lại thêm 02 lần (15 mL methanol/lần). Dịch chiết thu được sau 3 lần chiết được gom lại và cô quay chân không đến 1 mL, sau đó thổi khô bằng khí nitơ đến khi thể tích còn khoảng 0,2 mL. Thêm 50 µL nội chuẩn 4 µg/mL vào dịch chiết và định mức đến

41

0,5 mL bằng methanol, sau đó phân tích trên thiết bị LC-QTOF-MS-SWATH (hình 3.5).

Hình 3.5: Quy trình chiết tách HCDN trong mu bi

Các hợp chất imidacloprid và thiamethoxam phân tích trên thiết bị LC- QTOF-MS-SWATH (Sciex X500R QTOF system). Với các điều kiện: Thể tích tiêm mẫu là 2 µL, cột sắc ký GL Science ODS-4 HP (chiều dài 150mm, đường

Mẫu bụi

Phân tích trên LC- QTOF-MS-SWATH 20 ml MeOH Ống ly tâm 50 ml có chuẩn

đồng hành Siêu âm: 20 phút

Ly tâm: 10 phút, 2000 vòng/phút

Dịch chiết thu vào bình quả lê 50ml

Lặp lại quy trình chiết thêm 2 lần

Cất quay chân không đến 1ml 15mL MeOH/lần

Thêm nội chuẩn, định mức 0,5 mL bằng MeOH

42

kính trong 2,1mm và bề dày lớp pha tĩnh 3µm), nhiệt độ cổng bơm 40°C, tốc độ dòng khí 0.3 mL/min, nguồn ion TurbolonSpray, chế độ bắn phá ion dương (ESI (+)), chế độ đo Swath, TOF-MS (khoảng scan)50 - 1000 Da, 0.1s, TOF MS/MS50 - 1000 Da, 22 ranges, 0.07s each. KhíNitơ được sử dụng làm khí mang.

Các ion mẹ, ion con của imidacloprid có mảnh phổ (m/z) lần lượt là 256; 209,1; 175 và thời gian lưu 12,029 phút. Các ion mẹ, ion con của thiamethoxam có mảnh phổ (m/z) lần lượt là 291,8; 211; 131,9 và thời gian lưu 9,746 phút.

3.3. Tổng quan nồng độ của imidacloprid và thiamethoxam trong bụi không khí

Kết quả phân tích 10 mẫu bụi được lấy tại khu vực nội thành Thành phố Hà Nội được chỉ ra trong bảng 3.5.

Sự phân bố và nồng độ của imidacloprid và thiamethoxam trong các mẫu bụi tại các địa điểm, ví trí lấy mẫu khác nhau. Tại các điểm lấy mẫu từ các khu vực khác nhau ở Thành phố Hà Nội như quận Long Biên (N1, N2, N3), quận Hoàn Kiếm (N4, N5, N6), quận Ba Đình (N7), quận Cầu Giấy (N8), quận Từ Liên (N9), quận Thanh Xuân (N10), tình trạng ô nhiễm hóa chất diệt côn trùng trong nhà dần được thể hiện. Điểm giống nhau giữa các vị trí nghiên cứu đó là tại các điểm lấy mẫu có nồng độ imidacloprid (N2, N8, N10) cao thì nồng độthiamethoxam đo được cũng ở mức đứng đầu. Đặc biệt, ví trí lấy mẫu quận Thanh Xuân (N10) là nơi ghi nhận được nồng độ imindacloprid cao nhất và cũng là nơi có nồng độ thiamethoxam cao nhất. Ngược lại, thiamethoxam hầu như không được phát hiện tại điểm lấy mẫu N5, N6, N7. Trùng hợp là, nồng độ imidacloprid đo được ở những điểm đó cũng thấp nhất. imidacloprid được phát hiện trong tất cả các mẫu bụi trong nhà với nồng độ trung bình là 0,079 µg/g (dao động từ (0,028 đến 0,216 µg/g) (hình 3.6). Trong khi đó, nồng độ trung bình của thiamethoxam được tìm thấy thấp hơn so với imidacloprid ở mức 0,013 µg/g (dao động từ 0,01 đến 0,027 µg/g) (hình 3.7). Ngoài ra, với nồng độ imidicloprid trong các mẫu bụi trong không khí trong nhà cao hơn nhiều so với thiamethoxam (hình 3.8) cho thấy HCBVTV imidacloprid được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn thiamethoxam ở Việt Nam.

43 Bng 3.5: Nồng độ imidacloprid và thiamethoxam STT Kí hiệu mẫu Imidacloprid (µg/g) Thiamethoxam (µg/g) 1 N1 0,048 0,00 2 N2 0,109 0,008 3 N3 0,028 0,004 4 N4 0,051 0,004 5 N5 0,035 0,00 6 N6 0,05 0,00 7 N7 0,052 0,00 8 N8 0,151 0,013 9 N9 0,049 0,008 10 N10 0,216 0,027 Tần suất (%) 100 60 Min 0,049 0,010 Max 0,216 0,027 Average 0,079 0,013 Hình 3.6: Nồng độ Imidacloprid trong bi 0.048 0.109 0.028 0.051 0.035 0.05 0.052 0.151 0.049 0.216 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N ồng độ c ủa Im ida cl opr id (µ g/ g)

Vị trí lấy mẫu

44

Hình 3.7: Nồng độ thiamethoxam trong bi

Nhìn chung, imidacloprid được tìm thấy trong tất cả các mẫu bụi trong nhà, chiếm tỷ lệ cao trong tổng nồng độ (100%). Trong khi đó, thiamethoxam chỉđược tìm thấy 60% trong tổng số mẫu với tỷ lệ phần trăm trên tổng nồng độ thấp (14,5%). Sự xuất hiện và nồng độ của imidacloprid và thiamethoxam trong bụi không khí trong nhà có sự khác nhau đáng kể giữa các quận được khảo sát. Trong đó, quận Thanh Xuân và cầu giấy có nồng độ imidacloprid cao trong tổng số các quận được khảo sát. Nguyên nhân có thể do việc sử dụng các hóa chất diệt côn trùng gốc imidacloprid và thiamethoxam tại các chợ hoa (Chợ hoa Ngã Tư Sở - Thanh Xuân và Công viên Nghĩa Đô – Cầu Giấy) có thể làm tăng hàm lượng phát

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy trình phân tích hóa chất bảo vệ thực vật nhóm neonicotinoids (imidacloprid và thiamethoxam) trong bụi không khí trong nhà ở khu vực nội thành Hà Nội bằng phương pháp sắc ký khối phổ (LCMS) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)