Hoá chất diệt côn trùng đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp của tất cả các quốc gia trên thế giới. Các loại HCDCT được sử dụng ở các nước là rất lớn. Trong đó, nước Mỹ có nền nông nghiệp phát triển, hàng năm lượng
HCDCT được sử dụng lớn nhất, lên tới 1/3 tổng số HCDCT trên toàn thế giới, chủ yếu là hóa chất diệt cỏ. Châu Âu cũng sử dụng nhiều HCDCT (30%),
trong khi đó con số này ởcác nước còn lai là 20%.
Hiện nay, số lượng lớn các chất hóa học đã được thải bỏ và phát tán
vào môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Tuy nhiên số lượng các chất hóa học được kiểm tra thường xuyên và đưa vào quy chuẩn còn rất hạn chế, đặc biệt là các thông số về ô nhiễm không khí. Bởi vậy để đánh giá một cách toàn diện hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí thì việc phát hiện và định lượng nhanh số lượng lớn các chất hóa học phát sinh trong
môi trường không khí đặc biệt là các nhóm chất được sử dụng rộng rãi phục vụ các nhu cầu của cuộc sống hiện nay như PPCPs, HCDCT rất cấp thiết.
Nghiên cứu của Madson và cộng sự (2017) đã tiến hành nghiên cứu các HCDCT cơ phốt pho (OPPs), pyrethroids, các ba mát, và strobirulin trong bụi PM2.5 tại ven biển nhiệt đới của Nam bán cầu. Kết quả cho thấy tổng 12
HCDCT trong đó có 8 loại HCDCT bị cấm đã được phát hiện. Degrendele và cộng sự (2016) đã nghiên cứu ô nhiễm HCDCT clo hữu cơ (OCPs) và các
HCDCT hiện đang được phép sử dụng (CUPs) trong pha bụi và khí với các
kích thước bụi khác nhau tại Cộng hòa Séc. Kết quả cho thấy OCPs và phần lớn CUPs được phát hiện chủ yếu trong các hạt bụi mịn, trong đó HCDCT
CUP (carbendazim, isoproturon, prochloraz, và terbuthylazine) được phát hiện ở nồng độ cao trong các hạt bụi thô (> 3.0 µm). Sự có mặt của CUP
trong không khí được cho là bắt nguồn từ hoạt động nông nghiệp. Coscolla và cộng sự (2014) đã nghiên cứu ô nhiễm của 16 HCDCT ở vùng Valencia, Tây Ban Nha và thấy rằng tổng nồng độ HCDCT trong pha bụi dao động từ 3,5
đến 383,1 pg m-3 và hầu hết HCDCT (carbendazim, tebuconazole, chlorpyrifos-ethyl và chlorpyrifos-methyl) được tích lũy trong hạt bụi siêu mịn (<1 μm) và thô (2,5-10 μm). Một nghiên cứu của Coscolla và cộng sự
(2010) cho thấy rằng 41 trong số 56 HCDCT CUPs nghiên cứu được phát hiện trong không khí tại khu vực nông thôn và đô thị ở khu vực miền trung
nước Pháp, với nồng độ dao động từ 0,1 to 117,33 ng m-3. Bốn CUPs được phát hiện với tần suất cao nhất (52-78%) là thuốc diệt cỏ trifluralin, acetachlor, pendimethalin và thuốc diệt nấm chlorotalonil với nồng độ trung bình lần lượt là 1,93; 1,32; 1,84 và 12,15 ng m-3. Sự có mặt của những nhóm chất này trong không khí được cho là liên quan đến hoạt động nông nghiệp.
1.3.2. Tổng quan hiện trạng, nguồn gốc của HCDCT trong bụi không khí xung quanh tại Việt Nam không khí xung quanh tại Việt Nam
Hiện nay, có rất ít nghiên cứu được thực hiện về hiện trạng ô nhiễm của HCDCT trong môi trường không khí xung quanh ở Việt Nam. Nghiên cứu về HCDCT trong bụi và không khí (Tuệ và cộng sự. 2013), đất, trầm tích
(Matsukami và cộng sự. 2015), tóc (Muto và cộng sự. 2012), và sữa (Tuệ và cộng sự. 2010) đã được thực hiện, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung vào khu vực tái chế rác thải điện tử (EWR).
Tại Việt Nam, hóa chất BVTV được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ 20 nhằm bảo vệ cây trồng. Theo thống kê vào năm 1957 tại miền Bắc nước ta sử dụng khoảng 100 tấn. Đến trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 03 năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần. Các loại thuốc BVTV mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc đã lạc hậu. Tuy nhiên, nhiều loại hóa chất trừ sâu cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khác, ví dụ sử dụng DDT để phòng trừ muỗi truyền bệnh sốt rét (từ 1957 -1994: 24.042 tấn. Hiện nay, tỉ lệ thành phần của các loại hoá chất BVTV đã thay đổi (hóa chất trừ sâu: 33%; hóa chất trừ nấm: 29%; hóa chất trừ cỏ: 50%, 1998). Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở nước ta đến năm 2013 đã lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 đến 600 loại hoạt chất, như Trung Quốc 630 loại, Thái
Lan, Malaysia 400-600 loại.
Phần lớn các loại hóa chất BVTV được sử dụng ở nước ta hiện nay có nguồn gốc từ nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 về thực trạng và giải pháp quản lý thuốc BVTV nhập
lậu cho thấy hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc
BVTV, trong đó HCDCT chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, các loại thuốc BVTV khác như thuốc xông hơi, khử trùng, bảo quản lâm sản, điều hòa sinh trưởng cây trồng chiếm 12%.
Những năm gần đây, Hà Nội đang phải đối mặt với dịch sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10). Kết quả nghiên cứu bước đầu về ô nhiễm OMPs trong bụi không khí của nhóm thành viên thực hiện đề tài cho thấy một số thuốc trừ sâu (permethrins, fenobucarb,
metolachlor, chlorpyrifos ...) được phát hiện với nồng độ cao, điều này có khả năng liên quan đến việc sử dụng chúng trong việc kiểm soát dịch bệnh tại Hà Nội.