8. Cấu trúc nội dung của luận án
2.6.1 Từ trở phần lõi thép
Chia lõi thép thành các phần tương ứng với từthông trên đó, từ trở của phần thứ
i bất kỳđược xác định qua công thức tổng quát:
𝑅𝑐𝑖 = 1 𝜇𝑟𝜇0 𝑙𝑖 𝐴𝑖 (2.19) Trong đó: µr là từ thẩm tương đối của vật liệu sắt từ; µ0 = 4.10-7 H/m là từ thẩm chân không (từ thẩm không khí); li và Ai thứ tự là chiều dài từ thông trung bình và tiết diện phần lõi thép thứ i. Hình 2.25 Sơ đồ mạch từ thay thế CKBN R1 R2 R3 R4 R5 Rg R7 R6 F=IN Rg Rc (c) R135 Rg R7 R246 (b) (a) F=IN F=IN Hình 2.24 Thông sốkích thước cơ bản của CKBN Dc Wy Hw Ww Hy Dy Hc bcw
Các giá trị kích thước li, Ai cần được xác
định để từđó tính được từ trởtương ứng, tuy nhiên với các phần góc nối giữa hai trụ ngoài, trụ giữa với gông trên và gông dưới khó xác định chính xác
các kích thước này. Tại các góc ghép nối, từ thông
thường có xu hướng tập trung vào phía trong do
đó giảm chiều dài từ thông trung bình trên các góc ghép nối. Các giá trị kích thước li, Ai có thể xác
định theo [78] như mô tả trên Hình 2.26.
Các góc trên chỉđại diện cho một phần nhỏ
của lõi thép, thường lõi thép của CKBN được ghép chéo giữa trụ và gông nên từ trở của các góc
nối phần III như mô tả trên Hình 2.26 có thểđược tính cùng vào từ trở của phần trụ và gông. Do tính đối xứng của mạch từnhư mô tả trên Hình 2.24 và Hình 2.25a, từ
trở từng phần gông trên, gông dưới, phần trụhai bên được xác định theo phương trình
sau:
𝑅1 = 𝑅2 = 𝑅3 = 𝑅4 = 1𝜇2𝑊𝑦2. 𝐻+ 𝐷𝑐+ 𝐻𝑦
𝑦. 𝐷𝑦 (2.20)
𝑅5 = 𝑅6 = 𝜇1𝐻𝐻𝑐+ 𝐻𝑦
𝑦. 𝐷𝑦 (2.21)
Phần trụ giữa gồm các khối trụngăn cách bởi các khe hở, khi tính toán từ trở
phần này ta xác định từ trở tương đương của trụ giữa gồm các từ trở của các khối trụ
nối tiếp nhau, được xác định theo phương trình: 𝑅7 = 𝜇14. (𝐻𝑐+ 𝐻𝜋𝐷 𝑦− 𝑙𝑔)
𝑐2
(2.22) Trong các công thức trên lg là tổng chiều dài khe hở trên trụ, Wy, Dc, Hy, Dy, là các thông sốkích thước như được mô tả trên Hình 2.24.
Từ trở tương đương phần sắt từ sau khi biến đổi tương đương sơ đồ mạch từ xác định theo phương trình (2.23). 𝑅𝑐 = 𝑅7+𝑅2+ 𝑅24+ 𝑅6 = 4. (𝐻𝑐𝜇. 𝜋. 𝐷+ 𝐻𝑦− 𝑙𝑔) 𝑐2 +2𝑊𝑦+ 𝐷2𝜇. 𝐻𝑐+ 2𝐻𝑦+ 𝐻𝑐 𝑦. 𝐷𝑦 (2.23) 2.6.2 Từ trở phần khe hở trên trụ
Như đã phân tích ở phần từtrường trong CKBN, khi thêm khe hở trên trụ làm xuất hiện từtrường tản xung quanh khe hở. Nếu khe hở trên trụ lg có chiều dài rất nhỏ
Hình 2.26 Phân vùng xác định kích thước li và Ai [78]
so với đường kính hay kích thước của trụ, có thể coi tiết diện ứng với từ thông qua khe hở bằng với tiết diện trụ, từ trở phần khe hở trên trụđược xác định theo công thức:
𝑅𝑔 = 𝜇1
0
𝑙𝑔
𝐴𝑔 (2.24)
Trong đó: µ0 là từ thẩm chân không; lg là chiều dài khe hở; Ag là tiết diện khe hở, lấy bằng tiết diện trụ Ac.
Thường từ thông tản chỉ có thể bỏ qua khi chiều dài khe hở lg rất nhỏ so với
kích thước xác định tiết diện khe hở. Phương trình (2.24) sẽ có sai số càng lớn khi chiều dài khe hở càng lớn. Với CKBN có đặc tính tuyến tính, giá trị từ cảm mạch từ
trong vùng tuyến tính của đường cong từ hóa, do từ thẩm rất lớn nên từ trở các phần sắt từ rất nhỏ so với từ trở khe hở không khí trên trụ. Do đó độ chính xác của bài toán phụ thuộc vào tính từ trở hay từ dẫn của khe hở trên trụ. Hơn nữa CKBN do có công suất lớn, kích thước khe hở cần thêm vào trên trụ lớn, cần thiết phải xác định từ trở
của khe hở khi kể đến ảnh hưởng của từtrường tản này. Độ chính xác của bài toán
điện từ phụ thuộc vào tính từ trở của từ trường tản. Có nhiều tác giả đề xuất các
phương pháp tính từ trở hay từ dẫn theo các phương pháp khác nhau như phương
pháp phân chia từ trường, phương pháp tính từ dẫn bằng công thức kinh nghiệm,
phương pháp tính từ dẫn bằng cách vẽ từ trường được đưa ra ở [79]. Tính từ trở khe hở có kểđến ảnh hưởng của từ thông tản làm tăng tiết diện thực của khe hở lớn hơn
tiết diện trụ bởi các tác giả [78], [80]. Theo [78] một phần hai kích thước chiều rộng của khe hởtăng thêm theo biểu thức:
(0,241 +1𝜋𝑙𝑛𝑏𝑙𝑎
𝑔)𝑙𝑔 (2.25)
Trong đó: ba là chiều cao trụ có khe hở.
Theo phương pháp của McLyman [81], tác giảđưa ra hệ sốảnh hưởng bởi từ trường tản theo công thức:
𝐹𝑟 = 1 + 𝑙𝑔 √𝐴𝐶
𝑙𝑛2𝐺 𝑙𝑔
(2.26)
Trong đó: G ở công thức này là chiều cao của khối trụ
Theo [82] có thể chọn tiết diện khe hở tăng 10% so với tiết diện trụ khi kể tới từtrường tản, tuy nhiên cách chọn này dễ gây ra sai số do từtrường tản còn phụ thuộc vào tỉ lệ giữa chiều dài và tiết diện khe hở. Theo [80] từ trở của khe hở có chiều dài lg, tiết diện với kích thước chiều rộng c, chiều sâu t được xác định theo công thức:
𝑅𝑔 = 1 𝜇0
𝑙𝑔
(𝑐 + 𝑙𝑔). (𝑡 + 𝑙𝑔)
Cách tiếp cận theo phương pháp Schwarz - Christoffel dựa trên sựtương quan
giữa điện dung và từ trở với điện môi là không khí và thực hiện phép biến hình bảo giác từđa giác theo cấu trúc hình dáng của phần mạch từ tiếp giáp với khe hở thành dạng bản cực song song của tụ, qua đó tính toán từ trở của khe hở trên trụ. Phương pháp này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực điện từnhư được
đề cập trong [83]–[85]. Áp dụng phương pháp này để tính toán từ trở của các kiểu khe hở có hình dạng khác nhau được thực hiện bởi các tác giả [23], [78]. Điện dung
C được xác định qua phương trình:
𝐶 = 0𝐹(𝑔) (2.28)
Trong đó: F(g) thể hiện hình dạng của khe hở giữa các bản cực có độ dẫn điện rất lớn, 0 8,85.10-12 F/m là hằng sốđiện môi của chân không. Từ trở của một khe hở giữa các bề mặt có từ thẩm rất lớn có cùng hình dáng như trên được xác định theo
phương trình.
𝑅 = 𝜇 1
0𝐹(𝑔) (2.29)
Từphương trình (2.28) và (2.29) cho thấy khi tính được điện dung qua phép biến hình hình bảo giác Schwarz - Christoffel sẽđưa ra phương trình tính từ trở của khe hở. Tuy nhiên phương pháp được đề xuất bởi nhóm tác giả A. Balakrishnan và cộng sự [23] chỉ xem xét cho mô hình đối tượng 2D, từ kết quả này, luận án tiếp tục biến đổi đểđưa ra giá trị từ trở hay từ dẫn tương đương theo mô hình 3D của đối tượng.
Xét cấu trúc khe hở cơ bản có hình dạng và kích thước như trên Hình 2.27. Thông qua phép biến hình bảo giác Schwarz–Christoffel, sẽ xác định điện dung như mô tả chi tiết trong Phụ lục 1, từ đó đưa ra công thức xác định từ trở của khe hở. Tương ứng giữa phương trình (PL.20)
ở Phụ lục 1 và (2.28) với (2.29) ta có công thức xác định từ trở của khe hở có cấu trúc
cơ bản mô tả trên Hình 2.27 như sau: 𝑅𝑏𝑎𝑠𝑖𝑐 = 1
𝜇0[𝑤2𝑙 +2𝜋 (1 + 𝑙𝑛𝜋ℎ4𝑙 )]
(2.30)
Thông thường, khe hởngăn cách giữa trụvà gông và ngăn cách giữa các khối trụ của CKBN có các kiểu như được mô tả trên Hình 2.28. Có thể phân chia cấu trúc của các kiểu khe hở này thông qua cách ghép từ các khe hởcơ bản đã mô tả trên Hình
Hình 2.27 Hình dạng và kích thước khe hởcơ bản
2.27. Từđó, từ trở của các kiểu khe hở này được xác định thông qua từ trở của khe hởcơ bản trên Hình 2.27.
Cấu trúc khe hở như mô tả
trên Hình 2.28a có thể coi tương đương được ghép bằng hai khe hở cơ bản Hình 2.27 với hai tụ điện mắc song song, chiều dài l được thay thế bằng a/2. Từ cách nhìn nhận đó, ta có công thức xác định từ trở và từ dẫn khe hở kiểu này: 𝑅𝑘𝑖ể𝑢.𝑎 = 1 𝜇0[𝑤𝑙 +𝜋 (1 + 𝑙𝑛4 𝜋ℎ4𝑙 )] (2.31) 𝑃𝑘𝑖ể𝑢.𝑎 =𝑅 1 𝑘𝑖ể𝑢.𝑎 = 𝜇0[𝑤𝑙 +4𝜋(1 + 𝑙𝑛𝜋ℎ4𝑙)] = 𝑃𝑔.𝑎+ 𝑃𝑓.𝑎 (2.32)
Tương tự, cấu trúc khe hởnhư Hình 2.28b có thểcoi tương đương được ghép bằng bốn khe hởcơ bản Hình 2.27 với hai nhánh song song tạo bởi từng cặp tụđiện mắc nối tiếp. Hoặc có thể coi cấu trúc khe hởnhư Hình 2.28b tương đương được ghép từ hai khe hở Hình 2.28a với hai tụđiện mắc nối tiếp. Từđó ta có công thức xác định từ trở và từ dẫn khe hở kiểu này: 𝑅𝑘𝑖ể𝑢.𝑏 = 1 𝜇0[𝑤𝑙 +𝜋 (1 + 𝑙𝑛2 𝜋ℎ2𝑙 )] (2.33) 𝑃𝑘𝑖ể𝑢.𝑏 =𝑅 1 𝑡𝑦𝑝𝑒.𝑏 = 𝜇0[𝑤𝑙 +2𝜋(1 + 𝑙𝑛𝜋ℎ2𝑙)] = 𝑃𝑔.𝑏 + 𝑃𝑓.𝑏 (2.34)
Trong đó: Pg là từ dẫn tương ứng từ thông chính trong khe hở; Pf là từ dẫn
tương ứng với từ thông tản xung quanh khe hở.
Từ trở và từ dẫn trong các phương trình (2.31) tới (2.34) được xét trên mặt phẳng 2D được gọi là từ trở và từ dẫn đơn vị, có thứ nguyên trên một đơn vị chiều
dài tương ứng là m/H và H/m. Trụ có thể có tiết diện chữ nhật hoặc tiết diện tròn, từ
trở hay từ dẫn với trụ có tiết diện chữ nhật cần nhân thêm kích thước cạnh còn lại. Với kiểu trụ của CKBN có tiết diện tròn, cần tính toán với khe hở theo tiết diện dạng tròn này. Từ dẫn ứng với từ thông tản ở xung quanh khe hở giữa các khối trụ có tiết diện tròn ứng với hai kiểu trên Hình 2.28a và b được xác định theo công thức:
(a) (b)
Hình 2.28 Các kiểu khe hở trên mạch từ CKBN: (a) giữa trụ và gông, (b) giữa các khối trụ
𝑃𝑓.𝑎 = 𝜇0𝜋𝐷4 𝜋4(1 + 𝑙𝑛𝜋ℎ4𝑙) = 𝜇0𝐷 (1 + 𝑙𝑛𝜋ℎ4𝑙) (H) (2.35) 𝑃𝑓.𝑏 = 𝜇0𝜋𝐷 4 2 𝜋(1 + 𝑙𝑛 𝜋ℎ 2𝑙) = 𝜇0 𝐷 2(1 + 𝑙𝑛 𝜋ℎ 2𝑙) (H) (2.36)
Các CKBN dùng trong lưới điện cao áp do có công suất rất lớn nên thể tích khe hở cần thêm vào trên trụ lớn, chiều dài khe hởcũng lớn tương ứng. Máy có công suất càng lớn thì chiều dài khe hở càng lớn. Với khe hở trên trụ có chiều dài lớn,
thành phần từ thông tản mở rộng ra xung quanh khe hởvới bán kính lớn cắt vào các vòng dây quấn, từ dẫn tản lớn, điện cảm tản lớn, dẫn đến điện cảm tổng lớn. Do đó
cần thiết phải chia một khe hở có chiều dài lớn này thành nhiều khe hở nhỏ phân bố
trên trụ, qua đó giảm từ dẫn tản và điện cảm tản. Với cùng chiều dài tổng của khe hở, khi chia càng nhiều khe hở nhỏ thì từ dẫn tản càng giảm, tuy nhiên số lượng khe hở càng nhiều thì càng tăng tính phức tạp, giảm tính bền vững và tăng chi phí trong chế tạo, cần thiết phải xác định số lượng khe hở phù hợp. Số lượng khe hở và khoảng cách giữa các khe hở phù hợpsẽ được nghiên cứu trong luận án ở nội dung chương sau.
Thông qua mô hình mạch từtương đương với các thành phần từ trở hay từ dẫn
tương ứng đã xác định được, có thểxác định được điện cảm của CKBN. Đây là một trong những thông số quan trọng của CKBN, quyết định tới công suất phản kháng mà cuộn kháng có thể nhận từlưới điện.
2.6.3 Điện cảm
Điện cảm trong CKBN có thểđược xác định thông qua từtrường trong CKBN hoặc xác định thông qua năng lượng tích trữ.
• Xác định điện cảm qua từ thông
Từ thông trong CKBN bao gồm từ thông chính trong mạch từ và từ thông rò. Khi xét đến từ thông rò, sơ đồ mạch từ thay thế có thể biểu diễn
như trên Hình 2.29. Với CKBN một pha, điện cảm có thể được xác định qua tỉ lệ giữa từ thông móc vòng với dòng điện I trong dây quấn [86] theo
phương trình:
𝐿𝑡𝑜𝑡 =𝐼 (2.37)
Trong đó: là từ thông tổng móc vòng ứng với N vòng dây quấn.
= N(Φ𝑚+ Φ𝑙) (2.38)
Từ thông chính trong mạch từ m và từ thông rò l được xác định qua sức từ động và từ trở theo phương trình:
Hình 2.29 Sơ đồ mạch từ tương đương CKBN một pha
Φ𝑚 =R 𝐹 𝑐+R𝑔 (2.39) Φ𝑙 =R𝐹 𝑙 (2.40)
Trong đó: Rc, Rg, Rl tương ứng là từ trở phần mạch từ, từ trở khe hở trên trụ
và từ trởứng với từ thông rò.
Thay các phương trình (2.38), (2.39), (2.40) vào phương trình (2.37) ta có:
𝐿𝑡𝑜𝑡 = 𝑁2(R 1
𝑐+ R𝑔 + 1
R𝑙) = L𝑚+ L𝑙 (2.41)
Trong đó: Lm và Ll là các thành phần điện cảm tương ứng với từ thông chính trên mạch từ có khe hở và từ thông rò.
Các thành phần điện cảm tương ứng với từ thông chính qua phần sắt từ Lc và qua phần khe hở trên trụ Lg:
L𝑐 =𝑁R2 𝑐 = 𝑁2(µ𝑟µl0𝐴𝑐 𝑐 ) (2.42) L𝑔 =𝑁R2 𝑔 = 𝑁2(µ0l𝐴𝑔 𝑔 ) (2.43)
Trong đó: µr là từ thẩm tương đối của vật liệu làm mạch từ, µ0 là từ thẩm không khí. Ac, Ag là tiết diện trụ và tiết diện tác dụng phần khe hở.
Từ những thành phần điện cảm trên dựng được sơ đồ mạch điện tương đương
khi bỏ qua thành phần tổn hao như mô tả trên Hình 2.30a. Khi xét đến các thành phần tổn hao: tổn hao trên dây quấn, tổn hao sắt từ và tổn hao gia tăng trên các khối trụ do từtrường tản xung quanh khe hở giữa các khối trụ [87] thể hiện qua các thành phần
điện trởtương ứng rw, rc, rg như mô tả trên Hình 2.30b và c.
• Xác định điện cảm qua năng lượng
CKBN có đặc tính tuyến tính, khi mạch từ chưa bão hòa thì có thểxác định
điện cảm thông qua năng lượng hoặc đối năng lượng trên các phần của CKBN như
mạch từ, khe hở giữa các khối trụ và các phần còn lại trong CKBN.
Hình 2.30 Sơ đồ mạch điện tương đương của CKBN một pha
Điện cảm được xác định qua năng lượng theo phương trình:
𝑊 = 12𝐿. 𝐼2 (2.44)
Từ (2.44) xác định được các thành phần điện cảm tương ứng với năng lượng tích trữ trong mạch từ Wc, trong khe hở giữa các khối trụ Wg, xung quanh khe hở Wf và năng lượng tổng Wtot.
2.7 Kết luận chương
Trong chương này, luận án phân tích đặc tính tuyến tính của CKBN trong dải
điện áp làm việc cùng vai trò của khe hởđược thêm vào trên trụ. Do cần thêm khe hở
trên trụ nên CKBN có những khác biệt nhất định so với MBA, thành phần từ thông chính trong mạch từ khi qua khe hở giữa các khối trụ làm xuất hiện từ thông tản xung quanh khe hởđó, ảnh hưởng rất lớn đến thông số của CKBN, trong đó có giá trịđiện cảm. Điện cảm là một trong trong những thông số liên quan trực tiếp đến công suất phản kháng mà CKBN sẽ nhận từlưới điện khi hoạt động. Từđặc điểm cấu trúc mạch từ, luận án xây dựng mô hình mạch từtương đương, phân tích phương pháp xác định từ trở phần lõi thép và từ trở phần khe hở trên trụcó xét đến ảnh hưởng của từ trường tản. Với khe hở trên trụ có chiều dài lớn, để giảm ảnh hưởng của từtrường tản, cần thiết phải chia một khe hở có chiều dài lớn này thành các khe hở nhỏ phân bố trên trụ, qua đó giảm từ dẫn tản và điện cảm tản. Số lượng khe hở và khoảng cách giữa
các khe hở phù hợp sẽ được nghiên cứu xác định trong luận án ở nội dung các chương
CHƯƠNG 3: THIẾT LẬP MÔ HÌNH VÀ THÔNG SỐ KÍCH
THƯỚC CKBN
3.1 Giới thiệu chung
Trong nội dung chương này, luận án trình bày tổng quan các phương pháp phân tích bài toán điện từ gồm phương pháp giải tích và các phương pháp số, trong
đó có phương pháp PTHH. Thiết lập mô hình và mô phỏng bằng phương pháp PTHH
theo các thông số kỹ thuật của CKBN ba pha có công suất Qđm = 91 MVAr, điện áp Uđm = 500 kV, tần số f = 50 Hz, kiểu đấu dây Y0 do hãng ABB chế tạo. Thông qua mô hình mô phỏng để phân tích phân bố từ cảm trên mạch từ, từ thông tản xung quanh