người dân tộc, thời gian nghiên cứu chúng tôi thực hiện 2017 trong khi đó nghiên cứu của Trần Thị Anh Đào và các cộng sự năm 2012.
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng bệnh TCM củađối tượng nghiên cứu đối tượng nghiên cứu
Kiến thức
Trong các nghiên cứu ở trên cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh TCM như: Trình độ học vấn của giáo viên, số năm kinh nghiệm. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thùy Chi cho thấy: Giáo viên có trình độ cao đẳng có kiến thức dịch tễ học về bệnh tốt hơn 2,548 lần nhóm có trình độ dưới cao đẳng. Giáo viên có kinh nghiệm trên 5 năm có kiến thức về biện pháp phòng ngừa bằng 0,084 lần so với nhóm dưới 5 năm[4]. Kết quả phân tích của nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn của giáo viên với kiến thức chung về phòng bệnh TCM nhưng cũng đã tìm thấy mối liên có ý nghĩa thống kê giữa số năm kinh nghiệm và kiến thức chung về phòng bệnh TCM. Những giáo viên là có số năm kinh nghiệm dưới 5 năm có kiến thức chung đạt về phòng bệnh TCM gấp 1,77 lần nhóm giáo viên có số năm kinh nghiệm trên 5 năm. Có thể lý giải rằng những giáo viên có kinh nghiệm dưới 5 năm họ thường là người trẻ, khả năng tiếp cận thông tin về bệnh của họ nhiều hơn so với giáo viên có kinh nghiệm trên 5 năm.
Bên cạnh đó nghiên cứu này tìm ra mối liên quan giữa yếu tố liên dân tộc và kiến thức chung về phòng bệnh TCM. Những giáo viên là người dân tộc Kinh có kiến thức chung đạt về phòng TCM bằng 0,41 lần nhóm giáo viên là người dân tộc. Nghiên cứu cắt ngang của Trần Thị Anh Đào và cộng sự năm 2012 đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa dân tộc của bà mẹ có kiến thức đúng về phòng bệnh TCM. Bà mẹ là người Kinh có kiến thức về phòng bệnh TCM tốt hơn bà mẹ là người dân tộc Chơ Ro (p<0,05)[7]. Có sự khác biệt giữa mối liên quan của dân tộc và kiến thức
chung về phòng bệnh TCM của hai nghiên cứu này có thể do đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu, cách chấm điểm khác nhau giữa hai nghiên cứu này. Các nghiên cứu trước đó cũng chưa đề cập nhiều đến mối liên quan giữa dân tộc và kiến thức chung phòng bệnh TCM của giáo viên nên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra và lý giải mối liên quan này.
Nhóm giáo viên có sĩ số học sinh dưới 30 trẻ có kiến thức chung đạt cao gấp 2,13 lần giáo viên có sĩ số lớp học trên 30 trẻ và sự khác biệt này có nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích khi số lượng trẻ trong lớp ít các giáo viên có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu thông tin về bệnh. Trong nghiên cứu của Đỗ Thị Thùy Chi mới chỉ ra được mối liên quan giữa nhóm giáo viên phụ trách dưới 30 trẻ có tỷ lệ thực hành đạt về rửa tay cho bản thân cao gấp 2,6 lần nhóm giáo viên phụ trách trên 30 trẻ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê thì trong nghiên cứu này đã chỉ ra được mối liên quan giữa sĩ số học sinh và kiến thức chung của giáo viên[4].
Về mối liên quan giữa yếu tố đã từng được tập huấn về phòng bệnh TCM và kiến thức chung của giáo viên: nhóm giáo viên đã từng được tập huấn về phòng bệnh TCM có kiến thức chung đạt bằng 1,1 lần nhóm giáo viên chưa được tập huấn về phòng bệnh TCM. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Việc tập huấn cũng là một trong số giải pháp để giúp đối tượng nghiên cứu tiếp cận thông tin về bệnh cũng như biện pháp phòng bệnh. Khi giáo viên được cung cấp thông tin về bệnh sẽ giúp cho họ có kiến thức về bệnh qua đó có thể áp dụng giúp trẻ phòng tránh bệnh TCM tốt hơn. Và đây cũng là một trong điểm mới của nghiên cứu khi tìm hiểu được mối liên quan giữa việc đã từng được tập huấn về phòng bệnh TCM và kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu.
Thực hành
Một số nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh TCM như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, sĩ số lớp học, kiến thức chung về phòng bệnh TCM. Trong nghiên cứu của Đỗ Thị Thùy Chi chỉ ra rằng: Giáo viên có tuổi dưới 35 có thực hành đạt về lau rửa đồ chơi cho trẻ gấp 2,695 lần nhóm trên 35 tuổi[4]. Giáo viên có trình độ cao đẳng có thực hành đạt về rửa tay cho bản thân gấp 2,319
lần nhóm có trình độ dưới cao đẳng. Về sĩ số học sinh: Giáo viên phụ trách dưới 30 trẻ có thực hành đạt về rửa tay cho bản thân gấp 2,597 lần nhóm phục trách trên 30 trẻ[4]. Nhóm tác giả ở Trung Quốc cho thấy nữ giới có điểm thực hành phòng bệnh cao hơn nam giới[27]. Kiến thức chung về phòng bệnh TCM cũng có mối liên quan đến thức hành. Kết quả nghiên cứu của Phan Trọng Lân: Người chăm sóc trẻ có kiến thức đạt thì thực hành đạt cao gấp 5,8 lần đối tượng có kiến thức không đạt[11].
Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ tìm thấy yếu tố liên quan duy nhất đến thực hành chung về phòng bệnh TCM là tiếp cận thông tin về bệnh. Nhóm giáo viên có tiếp cận nguồn thông tin về bệnh có thực hành chung đạt bằng 2,73 lần nhóm giáo viên không tiếp cận nguồn thông tin về bệnh TCM và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Trong nghiên cứu của Đỗ Quốc Tuyên năm 2016 về “ Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dưới 5 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, năm 2016” đã chỉ ra những bà mẹ tiếp cận từ 2 nguồn thông tin trở lên có thực hành đạt gấp 3,16 lần những bà mẹ chỉ nghe được từ 1 nguồn thông tin[22]. Do vậy việc tiếp cận nguồn thông tin có ảnh hưởng đến thực hành chung đạt về phòng bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu, khi được tiếp cận nguồn thông tin về bệnh thì đối tượng nghiên cứu sẽ có thực hành tốt hơn giúp trẻ có thể phòng bệnh được tốt hơn.
Trong nghiên cứu này, mặc dù chưa chỉ ra mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung về phòng bệnh TCM nhưng có thể thấy 100% giáo viên có kiến thức đạt về phòng bệnh TCM thì cũng có thực hành đạt về phòng bệnh TCM.