Khung lý thuyết

Một phần của tài liệu KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TCM GVMN TAM ĐUONG LAI CHAU 18 6 2017 (Trang 41)

Tiếp cận nguồn thông tin

- Tiếp cận các nguồn thông tin

- CBYT truyền thông, hướng dẫn Yếu tố cá nhân - Tuổi - Giới - Dân tộc - Trình độ chuyên môn - Số năm kinh nghiệm

- Đã từng được tập huấn về phòng bệnh TCM

Yếu tố môi trường

- Sĩ số của lớp học

- Xử lý vệ sinh môi trường lớp học

- Trường có trẻ bị TCM

Thực hành phòng bệnh TCM - Thói quen rửa tay cho cô giáo, cho trẻ

- Vệ sinh lớp học, đồ chơi… của trẻ - Vệ sinh đồ dùng cá nhân… của trẻ - Sử dụng chất tẩy rửa, khử trùng

Kiến thức phòng bệnh TCM

- Các dấu hiệu đặc trưng của bệnh - Tác nhân và sự lây truyền của bệnh - Sự biến chứng và nguy hiểm của bệnh

- Yếu tố thuận lợi dễ bị mắc bệnh - Cách phòng bệnh TCM

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Giáo viên mầm non tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tiêu chí chọn:

- Trực tiếp chăm sóc và quản lý trẻ trong thời gian trẻ học tập và sinh hoạt tại các trường mầm non.

- Thời gian tham gia chăm sóc và quản lý trẻ trong thời gian trẻ học tập và sinh hoạt tại các trường mầm non từ 1 năm trở lên.

- Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ:

- Tất cả những giáo viên mầm non không đáp ứng tiêu chí chọn của đối tượng nghiên cứu.

- Giáo viên trực tiếp chăm sóc và quản lý trẻ trong chế độ nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài hạn, nghỉ không lương, đi học, vắng mặt tại trường từ 1 tháng trở lên.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ tháng 12/2016 đến tháng 9/2017. - Địa điểm: Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang, có phân tích.

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

2.4.1. Cỡ mẫu

Trong đó:

-n: Cỡ mẫu tối thiểu.

-Tham khảo nghiên cứu của Đỗ Thị Thùy Chi về “Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh tay chân miệng của giáo viên mầm non tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình, năm 2013”, có tỷ lệ giáo viên có kiến thức đạt về

p(1 – p) d2 n = z2(1 –

đường lây truyền của bệnh TCM là 31,4%, tỷ lệ giáo viên có thực hành đạt về rửa tay cho trẻ là 85 %[5]. Vậy ta có p1 = 0,314; p2 = 0,85.

-d = 0,09 Sai số tối đa có thể chấp nhận được

-: mức ý nghĩa, chọn giá trị = 0,05

- : Hệ số tin cậy, với = 0,05 thì = 1,96

-DE là hiệu lực thiết kế, chọn DE = 2

Thay vào công thức tính cỡ mẫu, ước tính được cỡ mẫu n1 = 204 đối tượng, n2 = 121 đối tượng. Do n1 > n2 nên ta chọn cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 204 đối tượng. Dự phòng 10% đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu và làm tròn cỡ mẫu áp dụng trong nghiên cứu này là 225 đối tượng. Trên thực tế, nghiên cứu đã phỏng vấn được 310 đối tượng.

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu.

Trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có tất cả 14 trường mầm non tương ứng với 14 xã, thị trấn. Khi tiến hành nghiên cứu và thu thập số liệu, được sự quan tâm và giúp đỡ của các cán bộ y tế tại TTYT huyện Tam Đường nên tôi tiến hành chọn mẫu là toàn bộ giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc, quản lý trẻ; có thời gian tham gia chăm sóc và quản lý trẻ từ 1 năm trở lên và đồng ý tham gia nghiên cứu tại 14 trường mầm non trên địa bàn huyện. Theo số liệu quản lý của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Tam Đường toàn huyện có 375 giáo viên mầm non đang trực tiếp chăm sóc và quản lý trẻ. Cỡ mẫu thực tế điều tra là 310 đối tượng do có 65 đối tượng đang trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài hạn, thời gian công tác tại trường dưới 1 năm nên không thể tham gia vào nghiên cứu.

Bảng 2.1: Bảng phân bố giáo viên mầm non tham gia nghiên cứu trên địa bàn huyện Tam Đường

ST

T Tên trường mầm non

Tổng số giáo viên theo danh sách

Tổng số giáo viên tham gia nghiên cứu

1 Thị trấn 42 34

2 Thèn Sin 24 24

3 Sơn Bình 30 25

5 Khun Há 40 33 6 Bản Hon 17 16 7 Giang Ma 23 23 8 Nà Tăm 28 21 9 Bản Bo 33 31 10 Bản Giang 22 17 11 Tả Lèng 33 25 12 Sùng Phài 13 10 13 Hồ Thầu 20 13 14 Nùng Nàng 20 16 Tổng số 375 310

2.5. Phương pháp thu thập số liệu

2.5.1. Công cụ thu thập số liệu

Công cụ thu thập số liệu là bộ câu hỏi phỏng vấn (Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Bộ công cụ phỏng vấn – Trang 80). Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 4 phần: thông tin chung

về đối tượng nghiên cứu; thông tin về kiến thức; thông tin thực hành và thông tin về truyền thông phòng bệnh TCM.

2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu

Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu

Xây dựng bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi phỏng vấn dựa vào mục tiêu nghiên cứu, nội dung câu hỏi phỏng vấn được học viên xây dựng dựa trên các tài liệu hướng dẫn về phòng bệnh TCM ở trẻ của WHO, Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng...[2], [36] và tham khảo từ các nghiên cứu kiến thức, thực hành và yếu tố liên quan về phòng bệnh TCM[4], [13].

Thử nghiệm và hoàn thiện công cụ nghiên cứu: Khi bộ câu hỏi được xây dựng xong, tiến hành phỏng vấn thử 10 giáo viên ở trường mầm non trên địa bàn huyện Tam Đường với bộ câu hỏi này, chỉnh sửa nội dung của bộ câu hỏi cho phù hợp và in ấn để phục vụ cho điều tra. (Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Bộ công cụ phỏng vấn –

Trang 80).

- Đối tượng tập huấn: Tổng số 07 người tham gia điều tra bao gồm: 01 học viên lớp Cao học Y tế công cộng 19; 06 cán bộ TTYT huyện Tam Đường.

- Nội dung tập huấn: Mục đích cuộc điều tra, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phỏng vấn và điều tra kiến thức, thực hành, làm việc với cộng đồng và giám sát quá trình thu thập số liệu.

Bước 3: Quy trình thu thập số liệu

- ĐTV tiếp cận các giáo viên mầm non trong danh sách đã lập; giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu; tính bảo mật thông tin và sự đồng ý tham gia nghiên cứu của đối tượng.

- ĐTV đọc từng câu hỏi trong bộ câu hỏi phỏng vấn cho đối tượng nghiên cứu nghe và trả lời sau đó ghi chép đáp án vào bộ câu hỏi cho đến khi hoàn thành hết bộ câu hỏi.

Bước 4: Thu thập phiếu điều tra

Sau mỗi ngày thu thập số liệu, ĐTV nộp phiếu điều tra cho học viên lớp Cao học Y tế Công cộng 19 để kiểm tra, quản lý về chất lượng và số lượng phiếu điều tra. Nếu có thiếu sót gì yêu cầu ĐTV đó bổ sung và hoàn chỉnh lại.

2.6. Các biến số chính trong nghiên cứu

Nhóm biến số về thông tin chung của ĐTNC: Tuổi, giới, dân tộc, trình độ

chuyên môn, số năm kinh nghiệm, sĩ số lớp học, trường có học sinh mắc TCM, đã từng được tập huấn về phòng bệnh TCM.

Nhóm biến số về kiến thức phòng bệnh TCM của ĐTNC: Sự nguy hiểm của

bệnh, tác nhân chính gây bệnh, đối tượng dễ bị mắc bệnh, thời điểm xuất hiện bệnh, dấu hiệu nhận biết bệnh, đường lây truyền bệnh, yếu tố thuận lợi là nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh, biện pháp phòng bệnh.

Nhóm biến số về thực hành phòng bệnh TCM của ĐTNC: Thực hành rửa tay

của giáo viên, thực hành rửa tay cho trẻ, thực hành vệ sinh đồ dùng cá nhân cho trẻ (cốc, khăn mặt), thực hành vệ sinh sàn lớp học, thực hành vệ sinh đồ chơi.

Nhóm biến số truyền thông, tiếp cận thông tin về bệnh TCM của ĐTNC: Đã từng nhận được thông tin về bệnh, nguồn nhận thông tin, nội dung thông tin được

nhận, lợi ích thông tin nhận được, muốn nhận thêm thông tin, kênh thông tin muốn nhận thêm, nội dung thông tin muốn nhận.

(Chi tiết xem tại Phụ lục 3: Các biến số chính trong nghiên cứu – Trang 98).

2.7. Khái niệm, tiêu chuẩn đánh giá

2.7.1. Khái niệm

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn: là việc rửa tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn mỗi lần với nước sạch.

- Thường xuyên lau chùi sàn lớp học: là việc lau chùi sàn lớp học bằng tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn, mỗi ngày 1 – 2 lần hay ít nhất 3 – 7 lần/tuần. - Thường xuyên lau rửa đồ chơi: là việc ngâm, rửa đồ chơi của trẻ bằng tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn ít nhất 1 lần/tuần.

2.7.2. Tiêu chuẩn đánh giá

Đánh giá về kiến thức: Kiến thức phòng bệnh TCM của ĐTNC gồm 9 câu hỏi

từ câu B10 đến câu B18. Mỗi câu hỏi tương ứng với số điểm nhất định. Dựa vào phần trả lời các câu hỏi phỏng vấn của ĐTNC và theo thang điểm để tính điểm và đánh giá đạt hay không đạt. Điểm tối đa dành cho phần đánh giá kiến thức đạt là 36. ĐTNC trả lời đạt được từ 50% số điểm trở lên là đạt yêu cầu. Điểm kiến thức đạt ≥ 18 điểm, điểm kiến thức không đạt < 18 điểm

Đánh giá về thực hành: Thực hành phòng bệnh TCM của ĐTNC gồm 19 câu

hỏi từ câu C19 đến câu C37. Mỗi câu hỏi tương ứng với số điểm nhất định. Dựa vào phần trả lời các câu hỏi phỏng vấn của ĐTNC và theo thang điểm để tính điểm và đánh giá đạt hay không đạt. Điểm tối đa dành cho phần đánh giá thực hành đạt là 41. ĐTNC trả lời đạt được từ 50% số điểm trở lên là đạt yêu cầu. Điểm thực hành đạt ≥ 21 điểm, điểm thực hành không đạt < 21 điểm.

(Chi tiết xem tại Phụ lục 2: Đánh giá kiến thức, thực hành về phòng bệnh TCM – Trang 91).

2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.8.1. Phương pháp làm sạch số liệu

- Làm sạch số liệu thô: các điều tra viên sau khi thu thập đã kiểm tra lại toàn bộ các phiếu thu thập với mục đích: loại bỏ các phiếu chưa hợp lệ, kiểm tra tính trình

tự và hợp lý của các phương án lựa chọn, hiệu chỉnh lại nhưng vẫn đảm bảo tính khách quan của bộ câu hỏi.

- Làm sạch số liệu bằng phần mềm phân tích SPSS 18.0 thông qua các kỹ thuật thống kê mô tả cơ bản.

2.8.2. Quy trình nhập liệu

Sử dụng phần mềm Epidata 3.1 để nhập liệu. Quá trình nhập liệu bao gồm các bước:

- Xây dựng bộ câu hỏi nhập liệu trên phần mềm Epidata 3.1.

- Thử nghiệm nhập liệu: rút ngẫu nhiên 5% phiếu đã thu thập và nhập thử, phát hiện các lỗi trong form nhập liệu, thiết lập các ràng buộc đối với các giá trị của các biến số trong quá trình nhập liệu.

- Nhập liệu lần 1: nhập toàn bộ số phiếu bằng phần mềm Epidata 3.1.

- Nhập liệu lần 2: chọn ngẫu nhiên 10% số phiếu và nhập lại, tiến hành so sánh giữa 2 lần nhập, phát hiện các lỗi sai và có những điều chỉnh thích hợp.

2.8.3. Phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích số liệu, dùng tỷ lệ, bảng biểu để mô tả thông tin chung, kiến thức, thực hành về phòng bệnh TCM của ĐTNC. Dùng tỷ số chênh (OR)để tìm hiểu những mối liên quan đến kiến thức, thực hành của giáo viên trường mầm non về phòng bệnh TCM cho trẻ.

2.9. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, Trường Đại học Y tế công cộng thông qua ngày 09 tháng 03 năm 2017 theo quyết định số 072/2017/YTCC-HD3 v/v chấp thuận các vấn đề đạo đức NCYSH.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu phỏng vấn được 310 đối tượng là giáo viên các trường mầm non đang trực tiếp chăm sóc và quản lý trẻ và có thời gian công tác từ 1 năm trở lên.

Bảng 3.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu (N=310)

Nhóm tuổi 20 – 35 36 – 50 > 50 273 26 11 88,1 8,4 3,5 Giới tính Nam Nữ 4 306 1,3 98,7 Dân tộc Kinh Dân tộc 204 106 65,8 34,2 Trình độ chuyên môn Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng

Đại học, Sau đại học

1 137 79 93 0,3 44,2 25,5 30,0

Số năm kinh nghiệm

1 năm 2 – 3 năm ≥ 3 – dưới 5 năm Trên 5 năm 19 28 89 174 6,1 9,0 28,7 56,2 Sĩ số lớp học ≤ 30 > 30 210 100 67,7 32,3 Trường gần đây có trẻ bị mắc TCM Có Không Không biết 53 251 6 17,1 81,2 1,7 Tập huấn về phòng bệnh TCM Có Không 38 272 12,3 87,7

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy có 310 đối tượng tham gia nghiên cứu, đa số trong độ tuổi từ 20 – 35 tuổi chiếm tới 88,1%; sau đó là độ tuổi 36 – 50 với 26 đối tượng chiếm 8,4 %. Chỉ có 4 nam giới; chiếm 1,3%; còn nữ giới chiếm đến 98,7%. Có 65,8 % giáo viên mầm non là người dân tộc Kinh; còn lại 34,2 % giáo viên là người dân tộc như: Mông, Thái, Tày, Dao, Nùng, Giấy…

Trình độ chuyên môn của đối tượng chủ yếu là trung cấp (chiếm 44,2%), tiếp đó là trình độ đại học, sau đại học (chiếm 30%); cao đẳng (chiếm 25,5 %) và chỉ có 1 đối tượng là trình độ sơ cấp (chiếm 0,3%).

Về số năm kinh nghiệm, có 56,2% giáo viên có kinh nghiệm trên 5 năm; 28,7% giáo viên có kinh nghiệm từ 3 năm đến dưới 5 năm; 9,0% giáo viên có kinh nghiệm 2 – 3 năm và chỉ có 6,1% giáo viên có kinh nghiệm 1 năm.

Sĩ số học sinh trong lớp hiện tại của giáo viên quản lý có 32,3% sĩ số trên 30 học sinh và 67,7% sĩ số từ 30 học sinh trở xuống.

Có 81,2% giáo viên khẳng định trong năm học vừa qua, trường của họ không có học sinh nào mắc bệnh TCM; 17,1% trả lời trường của họ có học sinh mắc bệnh TCM và 1,7% giáo viên không biết hiện nay trường có học sinh nào mắc bệnh TCM hay không. Theo các giáo viên, các biện pháp dự phòng được thực hiện tại những trường có học sinh mắc TCM là: báo cho phụ huynh học sinh đưa trẻ đi khám, báo cho cán bộ trạm y tế đến kiểm tra, vệ sinh môi trường lớp học… Hiện có 12,3% giáo viên đã được đi tập huấn về phòng bệnh TCM; còn lại 87,7% giáo viên chưa được đi tập huấn về phòng bệnh TCM.

3.2. Kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân miệng

3.2.1. Mô tả kiến thức của giáo viên các trường mầm non về phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh TCM

Biểu đồ 3.1 thể hiện kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh TCM: Đa số các giáo viên đều cho rằng bệnh TCM có gây nguy hiểm với trẻ (chiếm 97,4%), chỉ có 2,6% giáo viên cho rằng bệnh TCM không nguy hiểm.

97.4% 2.6%

Có Không

Biểu đồ 3.1: Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh

Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh TCM

Biểu đồ 3.2 cho thấy có 35,5% giáo viên trả lời đúng nguyên nhân gây bệnh TCM là do vi rút; 21,9% trả lời do vi khuẩn và 1% trả lời do kí sinh trùng. Đặc biệt 37,1% giáo viên trả lời là khác, nguyên nhân gây bệnh TCM chủ yếu do vệ sinh không sạch sẽ. 21.94% 35.48% 0.97% 37.10% 4.52% Vi khuẩn Vi rút Ký sinh trùng Khác Không biết

Kiến thức của giáo viên về đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất và thời điểm xuất

Một phần của tài liệu KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TCM GVMN TAM ĐUONG LAI CHAU 18 6 2017 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w