Mối liên quan đến thực hành của giáo viên mầm non về phòng bệnh tay

Một phần của tài liệu KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TCM GVMN TAM ĐUONG LAI CHAU 18 6 2017 (Trang 67)

chân miệng cho trẻ

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm và thực hành chung về phòng bệnh TCM

Đặc điểm Thực hành P OR 95% CI Đạt Không đạt n % n % Nhóm tuổi ≤ 35 267 97,8 6 2,2 0,25 2,54 0,49- 13,1 > 35 35 94,6 2 5,4 Giới Nam 4 100 0 0,0 - - - Nữ 298 97,4 8 2,6 Dân tộc Kinh 198 97,1 6 2,9 0,58 0,63 0,13-3,2 Dân tộc 104 98,1 2 1,9

Trình độ chuyên môn Dưới cao đẳng 133 96,4 5 3,6 0,3 0,47 0,11- 2,01 Từ cao đẳng trở lên 169 98,3 3 1,7 Số năm kinh nghiệm ≤ 5 năm 134 98,5 2 1,5 0,27 2,4 0,48- 12,05 > 5 năm 168 96,6 6 3,4

Kết quả phân tích ở Bảng 3.16 cho thấy không có sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố: nhóm tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm với thực hành chung về phòng bệnh TCM cho trẻ của giáo viên.

Bảng 3.17: Mối liên quan giữa số năm kinh nghiệm, sĩ số lớp học, trường có trẻ mắc bệnh, đã từng được tập huấn, tiếp cận thông tin và thực hành chung về

phòng bệnh TCM Đặc điểm Thực hành P OR 95% CI Đạt Không đạt n % n % Sĩ số lớp học ≤ 30 trẻ 203 96,7 7 3,3 0,23 0,29 0,04- 2,41 > 30 trẻ 99 99,0 1 1,0 Trường gần đây có trẻ bị mắc TCM Có 36 94,7 2 5,3 0,27 0,41 0,08- 2,09 Không 266 97,8 6 2,2 Đã từng được tập huấn về phòng bệnh TCM Có 52 98,1 1 1,9 0,71 1,49 0,18- 12,38 Không 244 97,2 7 2,8

về bệnh TCM Không 15 93,8 1 6,2 8 22,67

Kết quả phân tích Bảng 3.17 cho thấy không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các yếu tố sĩ số lớp học, trường gần đây có trẻ mắc TCM, đã từng được tập huấn về phòng bệnh TCM với thực hành chung về phòng bệnh TCM cho trẻ.

Có mối liên quan giữa tiếp cận thông tin về bệnh và thực hành chung của đối tượng nghiên cứu: nhóm giáo viên có tiếp cận nguồn thông tin về bệnh có thực hành chung đạt bằng 2,73 lần nhóm giáo viên không tiếp cận nguồn thông tin về bệnh TCM. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

Bảng 3.18: Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung về phòng bệnh TCM Đặc điểm Thực hành P OR 95% CI Đạt Không đạt n % n % Kiến thức chung về phòng bệnh TCM Đạt 85 100, 0 0 0,0 - - - Không đạt 217 96,4 8 3,6

Kết quả phân tích về mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung về phòng bệnh TCM trong Bảng 3.18 cho thấy: Không có sự khác biệt giữa nhóm giáo viên có kiến thức chung đạt và kiến thức chung không đạt với thực hành chung về phòng bệnh TCM. Tuy nhiên khi nhìn kết quả Bảng 3.18 thấy 100% giáo viên có kiến thức đạt về phòng bệnh TCM thì cũng có thực hành đạt về phòng bệnh TCM.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

4.1.1. Kiến thức, thực hành về phòng bệnh TCM của đối tượng nghiên cứu

4.1.1.1. Kiến thức về phòng bệnh TCM

Kiến thức về sự nguy hiểm và nguyên nhân gây bệnh

Hầu hết các giáo viên đều cho rằng bệnh TCM có gây nguy hiểm cho trẻ (97,4%) và chỉ có 35,5% giáo viên có câu trả đúng nguyên nhân gây bệnh là do vi rút. Kết quả này thấp hơn nhiều so với báo cáo khảo sát của tác giả Trần Triêu Ngõa Huyến năm 2012 và của Đỗ Thị Thùy Chi năm 2013. Trong báo cáo của bác sỹ Trần Triêu Ngõa Huyến có 76,4% đối tượng trả lời nguyên nhân gây bệnh là do vi rút. Đối tượng nghiên cứu này là người trông giữ trẻ tại hộ gia đình và các điểm giữ trẻ[9]. Nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Thị Thùy Chi trên đối tượng giáo viên mầm non tại Lương Sơn, Hòa Bình; 54,5% giáo viên cho biết do vi rút gây ra[4]. Trong nghiên cứu này, phần lớn các giáo viên cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do trẻ ở bẩn, vệ sinh không sạch sẽ (37,1%) chứ không biết nguyên nhân chính xác là do vi rút gây ra. Mặc dù bệnh TCM đã xảy ra trong nhiều năm, nhưng các giáo viên vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh, địa bàn nghiên cứu tiến hành trên huyện miền núi nên việc tiếp cận thông tin của các giáo viên còn gặp khó khăn. Do đó trong thời gian tới khi truyền thông cho giáo viên về phòng bệnh TCM cần chú trọng nội dung này để các giáo viên có thể nắm được.

Kiến thức đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất và thời điểm xuất hiện bệnh

Phần lớn giáo viên tham gia nghiên cứu trả lời đúng đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 61%) và trẻ em có khả năng mắc cao hơn người lớn. Chỉ có 0,9% giáo viên không biết đối tượng nào dễ bị mắc bệnh nhất. Kết quả này cũng thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Đỗ Thị Thùy Chi và của Su-Ching Yang và cộng sự. Trong nghiên cứu của Đỗ Thị Thùy Chi 95% giáo viên tham gia nghiên cứu trả lời đúng đối tượng dễ bị mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và tỷ lệ này cũng tương tự ở nghiên cứu cắt ngang của Su-Ching Yang và cộng sự[4], [39].

Về thời điếm xuất hiện bệnh, có 60% đối tượng trả lời đúng là mùa hè và 4,8% đối tượng trả lời là mùa thu. Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ trong nghiên cứu của Đỗ Thị Thùy Chi, với tỷ lệ trả lời đúng thời điểm mắc có 42,7% đối tượng trả lời là mùa hè và 15,5% đối tượng trả lời là mùa thu[4]. Tuy nhiên tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ trong nghiên cứu của Su-Ching Yang và cộng sự (với tỷ lệ là 80,6%)[39]. Điều này có thể do đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu. Trong nghiên cứu này tỷ lệ giáo viên có trình độ học vấn từ cao đẳng là 55,5% cao hơn nghiên cứu Đỗ Thị Thùy Chi (18,6%) và thấp hơn rất nhiều trong nghiên cứu của Su-Ching Yang và cộng sự; 56,7% có trình độ học vấn cao đẳng[4], [39]. Ngoài ra, có sự khác nhau giữa các nghiên cứu có thể do thời gian tiến hành nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu; trong nghiên cứu của Su-Ching Yang và cộng sự là bố mẹ và giáo viên tại 10 trường mầm non ở Đài Bắc. Tại các trường mầm non, khi giáo viên có kiến thức về thời điểm xuất hiện bệnh sẽ giúp các trẻ có thể phòng bệnh tốt hơn trong thời gian có dịch và đặc biệt sẽ hạn chế được khả năng lây lan trên diện rộng của dịch TCM trong thời điểm đó.

Kiến thức về triệu chứng, biến chứng của bệnh

Trong số 310 giáo viên tham gia nghiên cứu, đa phần các đối tượng biết đến 3 triệu chứng: trẻ nổi phỏng nước ở vùng gối, lòng bàn tay, bàn chân (72,9%); nổi phỏng nước ở miệng, gây loét miệng (58,4%) và sốt nhẹ (61%). Trong báo cáo khảo sát của tác giả Trần Triêu Ngõa Huyến các triệu chứng hầu hết được đề cập đến là sốt; loét miệng; các nốt phỏng nước ở miệng, bàn tay, chân, mông, đầu gối lần lượt có tỷ lệ là 90%; 88,6%; 84,3%[9]. Đây cũng là 3 triệu chứng được đề cập nhiều nhất và kết quả cũng tương tự trong nghiên cứu của Su-Ching Yang và cộng sự[39]. Điều này cho thấy có thể do đây là 3 triệu chứng điển hình nhất và hay gặp ở trẻ khi mắc bệnh nên được đa phần các đối tượng nghiên cứu trả lời. Có thể nói nhận biết sớm một số biểu hiện của bệnh TCM là một trong những kiến thức cơ bản được ngành y tế tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, với những hình ảnh thiết thực và sinh động nên tỷ lệ giáo viên biết về các triệu chứng ban đầu cuả bệnh khá cao. Việc phát hiện trẻ bị bệnh dựa vào triệu chứng ban đầu

rất quan trọng trong để có những xử trí ban đầu giúp việc phòng ngừa biến chứng và tránh lây lan bệnh trong môi trường lớp học.

Có 103 giáo viên (chiếm 33,2%) là không biết biến chứng có thể gặp phải khi trẻ mắc TCM. Và có ít giáo viên trả lời đúng biến chứng của bệnh là tử vong, phù phổi cấp, suy tim… Có 21,6% giáo viên trả lời biến chứng khác của bệnh TCM là sốt cao, li bì, trẻ quấy khóc… đó không phải là biến chứng của bệnh mà là những dấu hiệu nặng của bệnh. Trong nghiên cứu Đỗ Thị Thùy Chi đánh giá kiến thức về dấu hiệu nặng của bệnh; chỉ có 0,5% giáo viên có hiểu biết tốt về dấu hiệu nặng của bệnh. Từ đó cho thấy các giáo viên còn thiếu kiến thức về biến chứng của bệnh, điều này ảnh hưởng nhiều đến công tác phát hiện và điều trị kịp thời tránh những biến chứng cho trẻ. Qua đó cần đưa kiến thức về biến chứng của bệnh cho giáo viên trong những buổi tập huấn, phát tờ rơi, phát tài liệu truyền thông để nội dung truyền thông đa dạng và đầy đủ hơn.

Kiến thức về đường lây bệnh

Đường lây bệnh có 61,0% giáo viên trả lời đúng là lây qua đường tiêu hóa; 58,4% bàn tay, bàn chân khi trẻ chơi đùa và 20,6% lây truyền qua việc sử dụng nguồn nước uống, sinh hoạt bị nhiễm vi rút; 20,6% lây qua đồ chơi bị nhiễm vi rút. Có 53,5 giáo viên trả lời là bệnh lây qua đường hô hấp. Tỷ lệ giáo viên không biết đường lây bệnh TCM là 6,5%, tỷ lệ này thấp hơn so với kết quả trong báo cáo của BS.Trần Triêu Ngõa Huyến là 11,4%[9]. Kết quả này có thể do trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu cao hơn. Trong nghiên cứu, 100% đối tượng có trình độ từ sơ cấp trở lên. Trong khi trong báo cáo của BS.Trần Triêu Ngõa Huyến, tỷ lệ học vấn trên trung học phổ thông chỉ có 22,9%[9]. Kiến thức tốt về đường lây bệnh sẽ giúp các giáo viên có thể đưa ra các biện pháp phòng bệnh phù hợp đối với trẻ và thực hành phòng bệnh tốt hơn. Khi giáo viên biết đường lây bệnh qua bàn tay trẻ chơi đùa có thể cho trẻ thường xuyên rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn; hay đường lây bệnh qua đồ chơi bị nhiễm vi rút dẫn đến việc thực hành lau rửa đồ chơi với xà phòng, dung dịch sát khuẩn là rất cần thiết để phòng bệnh cho trẻ…

Kiến thức về các yếu tố thuận lợi làm trẻ dễ bị mắc bệnh

Nghiên cứu của Đỗ Mạnh Hùng, Viện Pasteur Nha Trang về đặc điểm dịch tễ học của bệnh TCM ở khu vực miền Trung năm 2008 – 2009 cho thấy: trẻ có sử dụng đồ chơi chung có nguy cơ mắc bệnh TCM cao hơn trẻ không sử dụng đồ chơi chung 2,62 lần. Trẻ có thói quen mút tay có nguy cơ mắc bệnh TCM cao gấp 3,13 lần trẻ không có thói quen này[8]. Do đó cho thấy những yếu tố như trẻ hay ngậm mút tay, đồ chơi là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh. Các nghiên cứu trước đó ít đề cập đến các yếu tố thuận lợi, là nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh, trong nghiên cứu này đã cho thấy một số yếu tố được các giáo viên đưa ra đó là: yếu tố được các giáo viên lựa chọn nhiều nhất là ô nhiễm môi trường với 79,0%; tiếp đến là yếu tố trẻ hay ngậm đồ chơi (68,7%). Các yếu tố ô nhiễm nguồn nước, lớp học đông chật chội lần lượt là 66,5%; 60,6%. Và có 11,3% giáo viên không biết yếu tố thuận lợi, là nguy cơ làm trẻ dễ bị mắc bệnh TCM. Kiến thức về yếu tố thuận lợi - là nguy cơ làm trẻ dễ mắc bệnh giúp các cô có thể phòng tránh bệnh cho trẻ, giảm khả năng mắc và lây lan giữa các trẻ với nhau trong lớp. Trong thời gian tới cần truyền thông nhiều hơn về kiến thức này để các cô có kiến thức tốt hơn.

Kiến thức về phòng bệnh

Để phòng tránh mắc bệnh TCM cho trẻ là hoàn toàn có thể nếu các giáo viên thực hiện tốt một số biện pháp mà ngành y tế khuyến cáo. Việc giáo viên biết các biện pháp phòng bệnh TCM cho trẻ và thực hiện các biện pháp đó có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ và kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh trong trường học. Trong nghiên cứu này, các giáo viên nêu được ba biện pháp chính dể phòng ngừa bệnh TCM là giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ; rửa tay với xà phòng cho trẻ; lau rửa đồ chơi, dụng cụ học tập của trẻ với dung dịch khử trùng/chất tẩy rửa lần lượt là 86,1%; 80%; 45,8%. Một số biện pháp khác cũng được các giáo viên nêu ra như: Cách ly các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh TCM để tránh lây lan bệnh với 33,2%; cho trẻ bị bệnh nghỉ học với 35,8%; cho trẻ ăn chín và uống chín 22,6%... Trong nghiên cứu của Mei-Ling và Deng – Jiunn Lin Lin thực hiện tại 59 trường mẫu giáo và trường mầm non ở huyện Si – Twin, thành phố Đài Trung, có ba

hành vi được người chăm sóc trẻ chú trọng nhất là luôn thực hành rửa tay thường xuyên; chú ý đến thể chất của trẻ và uống nước hợp vệ sinh[27]. Và kết quả đó cũng tương tự trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thùy Chi, tất cả giáo viên tham gia nghiên cứu đều đồng ý với việc phòng ngừa bệnh TCM bằng cách rửa tay cho bản thân và trẻ, lau rửa đồ chơi cho trẻ, lau chùi sàn nhà nơi trẻ chơi bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, cho trẻ ăn chín, uống chín[4].

Kiến thức chung của ĐTNC về phòng bệnh TCM

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ giáo viên có kiến thức chung đạt về phòng bệnh TCM là 27,4%; tỷ lệ giáo viên có kiến thức chung không đạt là 72,6%. Tỷ lệ giáo viên có kiến thức chung đạt rất thấp so với những giáo viên có kiến thức không đạt. Trong nghiên cứu nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Surin, Thái Lan của tác giả Naw Ku Ku, đối với kiến thức tổng thể về TCM, tất cả người được hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh này; có 13,7 % có nhận thức tốt về bệnh và phần còn lại cần phải được nâng cao nhận thức[30]. Tại báo cáo của BS.Trần Triêu Ngõa Huyến thì mới dừng lại ở việc liệt kê các kết quả về kiến thức chưa có sự tổng hợp đánh giá về kiến thức đạt và không đạt ở các nhóm đối tượng. Hay tại nghiên cứu của Đỗ Thị Thùy Chi cũng chưa đánh giá được kiến thức chung của đối tượng để có thể làm cơ sở so sánh với những nghiên cứu khác[4]. So với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Anh Đào và các công sự mặc dù đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng có điểm chung là đều tiến hành trên huyện miền núi, kết quả bà mẹ là người dân tộc Chơ Ro có kiến thức đạt chỉ là 20,68%[7]. Có thể giải thích việc giáo viên có kiến thức chung về phòng bệnh TCM đạt thấp do địa bàn nghiên cứu là vùng sâu vùng xa của huyện miền núi, điều kiện các giáo viên tiếp cận nguồn thông tin còn hạn chế, đặc biệt những điểm bản trường ở xa trung tâm, thông tin nghe về bệnh TCM chủ yếu qua thông tin đại chúng như tivi/đài, họ chỉ thường xem qua trên bản tin và không lưu lại lâu. Điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu tại huyện Tam Đường, tỷ lệ giáo viên có kiến thức chung chưa đạt về phòng bệnh TCM còn khá cao (72,6%). Đây là một trong nội dung mà ngành y tế địa phương cần lưu tâm, tập trung thực hiện biện pháp can thiệp hiệu quả hơn trong thời gian tới.

4.1.1.2. Thực hành về phòng bệnh TCM

Thực hành rửa tay của các giáo viên

Trong môi trường lớp học, các giáo viên tiếp xúc rất nhiều học sinh khác nhau vì

Một phần của tài liệu KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TCM GVMN TAM ĐUONG LAI CHAU 18 6 2017 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w