Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu ToanvanLATS_DangVanThanh_2022 (Trang 51 - 52)

7. Cấu trúc của luận án

1.7 Kết luận chương 1

Tác giả đã trình bày bức tranh tổng thể về cơ sở lý luận thiên tai, BĐKH tác động đến trồng trọt, khái niệm thiên tai, BĐKH, nguồn gốc của BĐKH và các kịch bản BĐKH. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu tác động do thiên tai và biến đổi khí hậu đến trồng trọt với các nghiên cứu trong nước (10 đề tài) và thế giới (7 đề tài) có liên quan đến luận án, qua đó nhận thấy chưa có một nghiên cứu bàn bản, khoa học về đánh giá tác động do thiên tai đến trồng trọt có xét đến yếu tố BĐKH tại Việt Nam dùng mô hình kinh tế lượng.

Tác giả đã lựa chọn vùng nghiên cứu là tỉnh Nghệ An, là tỉnh trung tâm của vùng Bắc Trung bộ, có diện tích lớn nhất cả nước, có dân số đứng thứ 4 cả nước, có điều kiện tự nhiên, núi đồi, rừng, biển đồng bằng đâị diện cho nước Việt Nam thu nhỏ; là tỉnh hàng năm chịu nhiều thiệt hại nặng nề từ bão, lũ, hạn, mặn, nhiệt độ, thời tiết gây ra, đặc biệt với hộ nông dân.

Đối với các hộ nông dân nguồn thu chính chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Qua nghiên cứu về nông nghiệp ở phần trên, tác giả đã lựa chọn 3 loại cây điển hình cho nông nghiệp ở tỉnh Nghệ An để nghiên cứu là cây lúa, cây chè và cây cam.

Tác giả cũng đưa ra các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH mà một số nước trên thế giới đang triển khai thực hiện.

Tác giả đã đưa ra 05 nội dung nghiên cứu mà luận án cần giải quyết. Các nội dung này, sẽ được tác giả nghiên cứu và giải quyết tại chương 3, thông qua việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ToanvanLATS_DangVanThanh_2022 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w