6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3.1. Đối với Công ty
Chính sách nhân viên.
Nhân viên chính là tài sản quý báu nhất của doanh nghiệp, vì thế công ty cần duy trì và có nhiều những chính sách đào tạo mới cũng như đãi ngộ đến nhân viên. Sắp xếp lại công việc của nhân viên sao cho phù hợp nhằm giảm bớt phần hành công việc chồng chéo lên nhau. Về đào tạo, thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất, xem xét sự cần thiết về kỹ năng, trình độ của công việc, mở các lớp tập huấn, trau dồi để đưa ra những giải pháp hợp lý, hiệu quả nhất, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên. Bố trí, sắp xếp hợp lý để nhân viên được làm đúng chuyên môn, sở trường, phát huy tối đa năng lực của bản thân trong quá trình làm việc để đạt hiệu quả tốt nhất. Về đãi ngộ, kết hợp hợp lý đãi ngộ tài chính và phi tài chính. Về tài chính, đảm bảo mức lương đầy đủ, xứng đáng với năng lực và cống hiến của người lao động, đủ cho mức chi tiêu của họ đảm bảo cuộc sống. Về đãi ngộ phi tài chính, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm hay tổ chức các chuyến du lịch, nghỉ mát trong năm cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Giúp toàn thể nhân viên gắn kết với nhau, hiểu nhau, phối hợp ăn ý với nhau trong công việc hơn, hơn thế nữa họ có thời gian thư giãn sau những giờ phút căng thẳng trong công việc. Duy trì những chính sách đãi ngộ hợp lý sẽ giúp nhân viên gắn kết với tổ chức, tin tưởng và cống hiến hết mình, xây dựng công ty ngày càng phát triển bền vững.
Chính sách mua, bán hàng hóa.
Để tiết kiệm và tuân thủ đúng các quy trình mua bán hàng hóa, công ty cần phải xây dựng một chính sách mua, bán hàng hàng hóa hợp lý, hiệu quả, sát sao. Trong quá trình thực hiện các khâu mua, bán hàng hóa, có kế hoạch mua, bán hàng hóa cụ thể, song song với việc giám sát quá trình thực hiện xem có tuân thủ các chính sách đó không, để đảm bảo thực hiện tốt các quy trình thủ tục, đạt hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Để góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty cần tiến hành gia tăng số lượng hàng hóa bán ra của công ty để kích cầu cần điều chỉnh giá bán hợp lý cho phù hợp với người tiêu dùng, với giá bán có thể chấp nhận được sẽ giúp cho lượng mua vào tăng, nâng cao doanh thu tiêu thụ.
Bên cạnh đó, cần tìm kiếm thêm những khách hàng mới và thúc đẩy lượng bán bằng các chương trình khuyến mãi đặc biệt, áp dụng các chương trình tri ân khách hàng, có những ưu đãi với những khách hàng thân thiết, lâu năm. Có những chính sách thanh toán, chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán nhanh. Nâng cao chất lượng phục vụ, giao nhận hàng hóa nhanh chóng, đáp ứng mọi nhu cầu; đào tạo nhân viên bán hàng có năng lực, trách nhiệm, niềm nở, mang lại cho khách hàng sự hài lòng nhất khi mua hàng. Có đội ngũ tư vấn viên, giải đáp các thắc mắc, yêu cầu và giải quyết khiếu nại của khách hàng.
Song song với các biện pháp nâng cao mức tiêu thụ, công ty cần sử dụng mọi biện pháp để tiết kiệm các khoản: chi phí giá gốc hàng bán; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí tài chính; chi phí khác... tránh trường hợp lãng phí.