Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thép Việt

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa của Công ty TNHH Thép Việt (Trang 26 - 27)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Thép Việt

Dựa trên số liệu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thép Việt 2018 - 2020, ta có biểu phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thép Việt qua ba năm 2018, 2019 và 2020 như sau:

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thép Việt

(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (2019/2018) Chênh lệch (2020/2019) 2018 2019 2020 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 10.123,8 12.426,2 11.720 2.302,4 22,74 (706,2) (5,68) Chi phí 9.820 11.567,16 10.758,8 1.747,16 17,79 (808,36) (6,99) Lợi nhuận 303,8 859,04 961,2 555,24 182,76 102,16 11,89

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Nhận xét: Nhìn vào bảng trên cho thấy lợi nhuận và phần trăm lợi nhuận tăng qua các năm. Tuy nhiên thì phần trăm chênh lệch lợi nhuận của năm 2020/2019 thấp hơn hẳn so với năm 2019/2018. Do năm 2020, dịch bênh Covid bùng phát, diễn biến phức tạp và do đợt giãn cách xã hội phạm vi toàn quốc vào tháng 4/2020 khiến cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa bị ngưng trệ, công nhân viên đều không thể làm việc. Thêm vào đó, một số khu vực phía khách hàng bị phong tỏa, do đó vận chuyển chậm khiến cho chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển tăng cao, làm cho doanh thu 2020 giảm so với năm 2019 là 706,2 triệu đồng, tương đương với giảm 5,68%.

Điều đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không được tốt và năm 2020 không đạt chỉ tiêu lợi nhuận giám đốc đề ra là trên 1000 triệu đồng. Tuy nhiên lợi nhuận của năm 2018 so với 2019 con số rất ấn tượng và phần trăm chênh lệch lên đến 182%. Công ty đã xem xét sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn để đạt mục tiêu vào các năm tới.

Tóm lại tình hình kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên tình hình tiêu thụ thép của công ty trên thị trường thành phố Hà Nội hiện nay vẫn còn khá nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Hiện nay nhu cầu trên thị

trường thành phố Hà Nội là rất lớn. Ngày càng nhiều những công ty, khu công nghiệp, các tòa nhà chung cư hay các nhà máy được xây dựng tại Hà Nội vì thế nhu cầu tại thị trường này là rất lớn. Mặt hàng thép mà công ty cung cấp mặc dù chất lượng tốt nhưng gặp phải nhiều sự cạnh tranh trên thị trường từ các doanh nghiệp nhỏ mới bước chân vào thị trường, tạo sự cạnh tranh càng gay gắt hơn, gây khó khăn hơn rất nhiều cho công ty.

Hà Nội là thị trường trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty lớn nhất, mang lại lợi nhuận nhiều nhất trong các thị trường với giá trị và tỷ trọng doanh thu nhiều nhất. Tỷ trọng tăng mạnh có nghĩa là công ty đang làm tốt tại thị trường tiềm năng này. Cụ thể: năm 2018 từ 42,42% tăng lên 43,3% năm 2020. Tuy vậy, thị trường hiện nay đang có xu hướng bão hòa nên công ty cần có chính sách giữ chân khách hàng và cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ cạnh tranh tốt hơn để tăng trưởng tốt hơn tại một thị trường đầy màu mỡ này.

Khó khăn lớn nhất của công ty là phải cạnh tranh với nhiều đơn vị khác trên thị trường thành phố vì phân phối những sản phẩm giống nhau. Công ty cũng đang tìm kiếm những đối tác mới, các nhà cung cấp trong và ngoài nước để cải thiện chất lượng nguồn hàng nhập khẩu. Đó là những khó khăn chính của công ty thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu Tài liệu Phát triển thương mại hàng hóa của Công ty TNHH Thép Việt (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)