6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2.1. Giải pháp tăng doanh thu
Lý do: Doanh thu là yếu tố có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp, nâng cao doanh thu là biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, nâng cao uy tín và khả năng chiến đấu trên thị trường. Qua phân tích thấy, doanh thu của công 2 năm gần đây đều tăng nhưng tốc độ tăng so với tốc độ tăng của chi phí là không đáng kể. Chính vì thế, trong tương lai cần đẩy mạnh hơn nữa doanh thu, nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. Doanh thu của doanh nghiệp được cấu thành bởi lượng bán và giá bán, vì thế, muốn tăng doanh thu thì phải tăng một trong hai nhân tố trên hoặc là tăng cả hai. Tuy nhiên, trong xu thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp như hiện nay, việc tăng giá bán là một khó khăn, bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực. Do đó, khối lượng bán ra của các doanh nghiệp được khai thác triệt để nhất, hiệu quả nhất.
Nội dung giải pháp: Có rất nhiều biện pháp làm tăng doanh thu của doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm và lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp mà có thể lựa chọn những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế. Song yêu cầu của việc sự dụng các biện pháp làm tăng doanh thu phải thực hiện sao cho có sự kết hợp giữa các biện pháp để đạt được hiệu quả tổng hợp:
+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp:
được hướng đi mà doanh nghiệp cần đạt đến trong tương lai, nó sẽ chỉ ra các mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.
Công ty nên đặt ra các chiến lược phát triển trong tầm ngắn hạn 1 năm hay mục tiêu dài hạn là 5 năm, mục tiêu đặt ra phải dựa trên tiền đề tài chính của Công ty, Công ty cần có các cán bộ nhân viên chuyên sâu về phân tích và dự đoán thị trường để có tiền đề phát triển mục tiêu đề ra trong thời hạn 5 năm. Chiến lược phát triển trong năm sau khi đã đưa ra quyết định dựa trên tình hình kinh doanh và kết quả đạt được trong năm vừa qua, từ đó phân chia nhiệm vụ cho từng mảng kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp.
Đưa ra các mức khen thưởng cho các phòng kinh doanh khi đạt được chỉ tiêu đề ra, các mức khen thưởng cho nhân viên xuất sắc, thưởng nóng cho nhân viên khi thu được những hợp đồng lớn. Thông qua các chính sách khen thưởng tạo động lực giúp nhân viên phấn đấu hơn. Từ đó cũng giúp doanh nghiệp phát triển hơn.
Khi có chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp cho phép doanh nghiệp tận dụng tối da các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh, như vậy sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, góp phần tăng lợi nhuận.
+ Xây dựng và triển khai các kế hoạch và chính sách Marketing sản phẩm, đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
Việc triển khai thực hiện các kế hoạch và chính sách Marketing, cùng với việc tìm thêm các khách hàng mới thì doanh nghiệp cũng phải duy trì và chăm sóc tốt với những khách hàng quen thuộc bằng việc tổ chức thường niên các hoạt động tri ân khách hàng. Triển khai và thực hiện các chính sách Marketing: Chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách giao tiếp khuếch trương, chính sách phân phối… cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu khai thác thị trường và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng cho phép đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
*Chính sách sản phẩm: Chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổ chức khai thác tốt nguồn hàng. Tổ chức dự trữ hàng hóa, luôn trong tình trạng sẵn sàng cung cấp khi thị trường có nhu cầu.
*Chính sách giá cả: Tùy thuộc vào khách hàng mà có thể đưa ra các chính sách giá cả khác nhau để đảm bảo được lượng khách hàng của doanh nghiệp cũng như tăng thêm khách hàng mới.
Đối với khách hàng đã làm việc cùng nhau lâu dài thì Công ty cung cấp một mức giá phù hợp nhất mà vẫn đảm bảo thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối với khách hàng mới cần tìm hiểu về nguồn lực tài chính để đưa ra một mức giá tốt nhất: công ty lớn – nguồn công trình nhiều thì đưa ra mức giá thấp, các doanh
nghiệp nhỏ ít sử dụng sản phẩm thì để giá cao hơn.
*Chính sách giao tiếp khuếch trương: Cần sử dụng các biện pháp như quảng cáo… đến khách hàng để tăng doanh số bán.
*Chính sách phân phối: Cần phải lựa chọn địa bàn, xây dựng cửa hàng, nhà kho, nhà xưởng và bố trí mạng lưới phân phối sao cho có thể cung cấp hàng hóa đến khách hàng nhanh nhất.
Đối với sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp, doanh nghiệp tìm kiếm thêm các đại lý, đưa ra những chính sách ưu đãi cho các đại lý đang bán sản phẩm của Công ty. Hàng hóa luôn được chuyển đến đại lý cũng như khách hàng một cách nhanh chóng nhất để đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng cả về chất lượng và thái độ phục vụ.
+ Tổ chức chu đáo quá trình kinh doanh sản phẩm hàng hóa của Công ty: Việc tổ chứ tốt quá trình kinh doanh sản phẩm đòi hỏi Công ty phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu từ mua vào, sản xuất, lưu trữ, cho đến khi bán ra. Thực hiện tốt các khâu cho phép doanh nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng được doanh số bán ra, cắt giảm được các chi phí không hợp lý phát sinh và từ đó giúp tăng chỉ tiêu lợi nhuận doanh nghiệp.
+ Lựa chọn cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý: Cơ cấu mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để có thể tăng lợi nhuận của doanh nghiệp thì cần phải lựa chọn cho mình cơ cấu sản phẩm kinh doanh phù hợp cả về số lượng, tỷ trọng của sản phẩm trong cơ cấu, và làm sao để nó phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp, thu hút được nhiều khách hàng đến với doanh nghiệp.
Điều kiện thực hiện: Để thực hiện được các nội dung trên, cần xây dựng được kế hoạch cụ thể và rõ ràng về nội dung thực hiện: về nhân lực, kinh phí thực hiện các do các phòng marketing, kinh doanh và kế toán lập nên. Thông qua sự đồng ý và thống nhất của ban lãnh đạo, các kế hoạch đề ra được phổ biến xuống các phòng ban chịu trách nhiệm chính. Các phòng ban còn lại chịu trách nhiệm giám sát, hỗ trợ cho việc tiến hành. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh những sự kiện bất thường hay ngoài kế hoạch, kế hoạch đề ra không phù hợp nữa thì phải có những điều chỉnh thích hợp.