Thủ tục kiểm soát tài sản cố định tương ứng với các rủi ro

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC (Trang 32 - 33)

[5] Thực hiện xét duyệt nhu cầu mua tài sản và quá trình lựa chọn nhà cung cấp, tách biệt chức năng xét duyệt mua tài sản với đề nghị mua tài sản, chức năng xét duyệt nhà cung cấp với chức năng mua tài sản. Định kỳ, so sánh việc thực hiện mua tài sản với dự toán ban đầu nhằm phát hiện các tài sản đầu tư lãng phí, không mang lại hiệu quả.

Tách biệt chức năng ghi chép với chức năng sử dụng tài sản, hạn chế việc tiếp cận tài sản, lắp đặt thiết bị theo dõi. Sử dụng và bảo quản tài sản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, giao trách nhiệm quản lý tài sản cho bộ phận sử dụng.

Lưu trữ và ghi chép đầy đủ, kịp thời thông tin về tài sản cố định, bố trí nhân viên kiểm tra độc lập các thông tin về tài sản cố định, hạn chế việc tiếp cận các hồ sơ và cơ sở dữ liệu về tài sản cố định, định kỳ kiểm kê tài sản.

Soát xét tài sản định kỳ để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, ban hành quy định về điều kiện thanh lý tài sản và người có thẩm quyền xét duyệt thủ tục thanh lý, thành lập hội đồng xét duyệt tài sản cần thanh lý để ngăn cản sự thông đồng.

Ngoài ra doanh nghiệp còn áp dụng các công cụ kiểm soát khác như: doanh nghiệp cần mở sổ chi tiết cho từng loại tài sản cố định để theo dõi chi tiết đối với từng đối tượng tài sản từ khi hình thành đến khi thanh lý hoặc nhượng bán. Tài sản cố định của đơn vị phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng sẽ giúp phân tích và quản lý dễ dàng các nghiệp vụ phát sinh trong năm nhằm bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài sản.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH HÃNG KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ ATC (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)