Lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU (Trang 34 - 35)

5. Các công cụ thúc đẩy xuất khẩu

1.2 Lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Cà phê là một trong 13 nông sản chủ lực quốc gia, với lợi thế cạnh tranh cao, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600 nghìn hộ nơng dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở Tây Nguyên và các vùng trồng cà phê khác của Việt Nam.

Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới và đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, đạt kim ngạch xuất khẩu thường xuyên trên 3 tỷ USD/năm (chiếm 17,4% về lượng và 9,5% về giá trị xuất khẩu cà phê của thế giới). Cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Về chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu: chi phí sản xuất cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn so với các nước trồng cà phê xuất khẩu khác. Chi phí bình qn của Việt Nam là 650- 700 USD/ tấn cà phê nhân. Nếu tính cả chi phí chế biến thì giá thành cho một tấn cà phê xuất khẩu là 750- 800 USD. Trong khi đó chi phí sản xuất của ấn Độ là 1,412 triệu USD/ tấn cà phê chè, 926,9 USD/ tấn đối với cà phê vối. Chi phí sản xuất rẻ là điều kiện thuận lợi để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho mặt hàng cà phê của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Về nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU: EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (trung bình giá trị xuất khẩu cà phê sang EU đạt 1,2 – 1,4 tỷ USD/năm trong 5 năm qua). Lượng nhập khẩu cà phê của thị trường EU liên tục tăng trưởng trong 3 năm qua. EU là một trong những nơi có tiêu dùng cà phê trên đầu người cao nhất thế giới, trên 5kg/người/năm, trong đó dẫn đầu là Phần Lan

Về nguồn cung ứng: Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ 2 vào EU, chiếm 16,1% thị phần về lượng (chỉ sau Brazil với 22,2%)

Ngày 8-6-2020 hiệp định thương mại(EVFTA) được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày 1-8-2020. Hiệp định EVFTA có hiệu lực EU đã xóa bỏ thuế cho tồn bộ cho các sản phẩm cà phê chưa rang hoặc đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%), các loại cà phê chế biến từ giảm 9 – 12% xuống còn 0% vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực ngày 1/8/2020. Đồng thời, trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào thực thi có chỉ dẫn địa lý về cà

phê. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các đối thủ tại thị trường EU.

Đến nay cà phê của Việt Nam vẫn cạnh tranh chủ yếu bằng giá và có giá trị thấp so với các đối thủ trên thị trường. Xét về chỉ số năng lực cạnh tranh (RCA), Việt Nam có lợi thế tương đối lớn đối với mặt hàng cà phê (RCA > 1), cao hơn hầu hết các quốc gia nội khối EU hay CPTPP.

Như vậy lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam tại thị trường EU là lợi thế về chi

phí, nhưng so với các cường quốc cà phê trên thế giới, năng lực cạnh tranh của Việt

Nam chỉ ở mức trung bình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng cà phê Việt Nam sang thị trường EU (Trang 34 - 35)