khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU
3.1 Thành công
Trong những năm vừa qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU đã đạt được nhưng kết quả đáng khích lệ. Điều này nhờ đóng góp rất lớn từ hoạt động thúc đấy xuất khẩu, tận dụng tương đối tốt các lợi thế từ hiệp định EVFTA, cũng như là ngành cà phê của nước ta đã và đang nâng cao được năng lực cạnh tranh.
Mặc dù giai đoạn 2019-2020, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch Covid19 tuy nhiên sản lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU vẫn đạt được những kết quả khá tốt.
Chất lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU đã được cải thiện và ngày một nâng cao, đặc biệt giá cà phê cũng tương đối rẻ do đó sức cạnh tranh về mặt hàng này ở thị trường EU cao.
3.2 Hạn chế
Tuy đã đạt được kết quả đáng khích lệ như đã nêu ở trên, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU vẫn còn một số tồn tại yếu kém như sau:
- Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới và là quốc gia xuất khẩu cà phê nói chung lớn thứ hai thế giới sau Braxin nhưng thị phần cà phê của Việt Nam ở thị trường EU chỉ chiếm 16,1% thị phần về lượng, còn quá nhỏ bé so với tiềm năng của cà phê Việt Nam và thị trường EU, và đặc biệt là về kinh ngạch xuất khẩu cà phê sang thị trường này giai đoạn 2016-2020 đã giảm nhẹ và liên tục qua các năm.
- Chất lượng cà phê xuất khẩu của việt nam nói chung và sang thị trường EU nói riêng cịn kém nên dễ bị các nhà nhập ép giá.
- Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam cịn thấp và khơng ổn định
- Cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang EU chủ yếu là cà phê nhân và loại cà phê vối, đây là 2 loại cà phê có giá trị khơng cao nên hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU là không cao.
❖ Nguyên nhân:
- Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới và có ưu thế về địa lý so với Việt Nam như Mêhico, Braxin, Colombia.
- Công nghệ chế biến của Việt Nam chủ yếu là bằng phương pháp thủ công lạc hậu và phân tán. Phương pháp chế biến chủ yếu của cà phê xuất khẩu Việt Nam là phương pháp khơ có chất lượng khơng cao.
- Phương thức mua bán cà phê xuất khẩu ở Việt Nam còn quá phức tạp cho các nhà nhập khẩu cà phê trên thế giới nói chung và của EU nói riêng.
- Các doanh nghiệp cà phê Việt Nam nói riêng cũng như ngành cà phê Việt Nam nói chung chưa có được một thương hiệu mạnh.
- Các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu kém, chất lượng lại khơng cao, trong khi đây lại là một vũ khí cạnh tranh hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ SANG THỊ TRƯỜNG EU 1. Quan điểm, định hướng xuất khẩu cà phê sang thị trường EU
1.1 Quan điểm
Trong điều kiện hiện nay, phương thức sản xuất và cách sản xuất, chế biến với ngành cà phê là hết sức quan trọng và đây là vấn đề bức thiết hiện nay, nó có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và sản lượng cà phê, giá trị xuất khẩu. Vì vậy, phương thức sản xuất phù hợp là rất quan trọng với ngành sản xuất nói chung và cà phê nói riêng. Chất lượng cũng vậy, nó có vai trị vơ cũng to lớn, trong tiêu thụ xuất khẩu nâng cao giá trị sản phẩm. Chất lượng được coi là yếu tố hàng đầu của cạnh tranh là chìa khóa của thành cơng. Điều này có thể khẳng định bằng việc tiêu thụ sản lượng cà phê tại Châu Âu, khi khách hàng tại khu vực này đều có thu nhập cao vì thế họ sẽ hướng tới những sản phẩm chất lượng hơn là so với những sản phẩm giá rẻ và kém chất lượng hơn. Vì vậy muốn thúc dẩy sản phẩm cà phê của Việt Nam sang thị trường EU chúng ta cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó tạo lịng tin, thương hiệu ở khách hàng từ đó chúng ta có thể đưa thương hiệu cà phê của Việt nổi tiếng và phổ biến hơn trên thị trường EU nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
1.2 Định hướng
Thứ nhất, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu các nước ở khu vực EU, giúp
doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu cà phê và cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực. Đồng thời, tạo cơ hội để doanh nghiệp cà phê Việt Nam cọ xát hơn với thế giới, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh cà phê, khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Thứ hai, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ
trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm cơng nghiệp; hay nói một cách khác cần giảm lượng cà phê nhân và thay vào đó là gia tăng sản lượng các loại cà phê chế biến thành phẩm.
Thứ ba, triển khai áp dụng quy trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn quốc tế để đạt
được chất lượng sản phẩm cũng như đáp ứng được các tiêu chí về: an tồn vệ sinh thực phẩm, kiểm sốt chất gây ơ nhiễm trong thực phẩm, độc tố nấm mốc, salmonella, truy xuất nguồn gốc,...
Thứ tư, nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các loại có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng như Đức, Bỉ, Pháp, Ý, Anh,.. và thị trường ngách để mở ra các thị trường mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng sản phẩm cà phê xuất khẩu đạt thương hiệu quốc gia và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp giúp cho các sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp Việt Nam có thương hiệu mạnh trên thị trường EU nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
Thứ năm, tăng cường cơng tác theo dõi, nghiên cứu diễn biến chính sách và phân
tích tác động tới sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam để có sự điều chỉnh, ứng phó thích hợp. Đồng thời, đẩy mạnh cơng tác cảnh báo sớm để có biện pháp cần thiết, hạn chế thiệt hại từ các vụ kiện phòng vệ thương mại. Cuối cùng, tạo lập một chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, bắt đầu từ các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất đến các doanh nghiệp thương mại tiêu thụ cà phê, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu.
Nói tóm lại, cần thúc đấy xuất khẩu mặt hàng cà phê theo định hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững, có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp.
2. Các đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường EU
Một là, các Bộ, ngành và địa phương liên quan cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nông dân, doanh nghiệp thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời khuyến khích, tăng cường liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh cà phê với mục đích ổn định xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường.
Hai là, tiếp tục rà soát, bổ sung kế hoạch tái canh các vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp, chấp lượng kém theo chương trình tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025. Theo đó, giảm diện tích xuống cịn 670 nghìn ha, sản lượng từ 1,8 đến 1,9 triệu tấn/năm; phát triển vùng sản xuất trọng điểm ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đẩy mạnh tái canh và ghép cải tạo các vườn cà phê già cỗi; sử dụng 100% giống cà phê có năng suất, chất lượng cao; thực hiện trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm với những vùng cà phê tái canh có đủ điều kiện; tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Ba là, khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cà phê đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại; chú trọng và quan tâm hơn trong việc xây dựng thương hiệu phát triển sản phẩm, xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu
phù hợp với năng lực của từng doanh nghiệp. Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thơng, quảng bá hình ảnh, các chương trình đào tạo, hướng dẫn, nâng cao năng lực thiết kế, định dạng sản phẩm và cách thức tạo dựng, quảng bá thương hiệu.
Bốn là, các doanh nghiệp cà phê cần tích cực tham dự các hội chợ, triển lãm quốc tế được tổ chức ở trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu. Đồng thời, cập nhật thông tin và những thay đổi diễn biến thương mại để kịp thời điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình phù hợp với tín hiệu của thị trường.
Năm là, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần thực hiện có hiệu quả các Hiệp định FTA Việt Nam đã tham gia ký kết vào hoạt động xuất khẩu cà phê, qua đó tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm xuất khẩu cà phê Việt Nam
3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, các mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm cà phê nhân và cà phê vối chính vì thế người dùng sẽ ít biến đến thương hiệu cà phê Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân lớn nhất cho cà phê Việt Nam chưa hiện diện nhiều tại thị trường khu vực này.
Thứ hai, vấn đề bền vững đang là mối quan tâm lớn ở Việt Nam. Biến đổi khí hậu gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành cà phê, trong khi các phương thức canh tác gây suy thối mơi trường cũng là vấn đề được quan tâm. Cà phê bền vững chỉ chiếm khoảng 9% xuất khẩu cà phê của Việt Nam, trong khi thị trường EU rất quan tâm đến vấn đề sản xuất bền vững.
Thứ ba, việc nhập khẩu cà phê tại thì trường EU tập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp này rất khó tính nên khi đã nhập khẩu quen và tin tưởng bạn hàng sẽ rất khó thay đổi. Đây chính là một trong những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ tư, vấn đề đặt ra đối với thị trường ngách, cụ thể là các nước thuộc khu vực Bắc Âu có đặc điểm địa lý xa xơi ảnh hưởng đến chi phí cũng như chất lượng sản phẩm, mà dân số lại ít, đơn hàng nhỏ, nhưng địi hỏi tiêu chuẩn khắt khe nhất trong các nước châu Âu khác cũng làm cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không mặn mà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại 12 tháng năm 2016 ( Bộ công thương ).
2. Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại 12 tháng năm 2017 ( Bộ công thương ).
3. Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại 12 tháng năm 2018 ( Bộ công thương ).
4. Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại 12 tháng năm 2019 ( Bộ công thương ).
5. Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại 12 tháng năm 2020 ( Bộ cơng thương ).
6. Báo cáo tình hình sản xuất cơng nghiệp và hoạt động thương mại tháng 9 và 9 tháng năm 2021 ( Bộ công thương ).
7. Giáo trình “Nguyên lý quản lý kinh tế” - Đại học Thương mại. 8. Giáo trình “ Kinh tế thương mại 2” - Đại học Thương mại 9. Web site: Taichinhcongthuong.vn
10. Tổng cục hải quan
11. Website hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam: http://www.vicofa.org.vn/ 12. Các nghị định liên quan.