Đặc tính của pheromone

Một phần của tài liệu 01. Toan an luan an_DTCHI (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2. Pheromone

2.2.2. Đặc tính của pheromone

Pheromone là một chất lỏng, dễ bay hơi trong điều kiện tự nhiên, tốc độ bay hơi và khuyếch tán phụ thuộc vào tốc độ gió, sự vận động của dịng khí hay dịng nước, nhiệt độ và ẩm độ. Trong mơi trường tự nhiên, pheromone chỉ tồn tại ở một giới hạn nhiệt độ nhất định. Nhìn chung nhiệt độ càng cao, tốc độ khuếch tán và phân huỷ của pheromone càng nhanh (Hiển, 2002).

Các loại pheromone giới tính, pheromone tập hợp và pheromone xua đuổi là dễ bay hơi hơn so với pheromone đánh dấu (phần nhiều là các hợp chất hydrocarbon). Người ta đã nghiên cứu và hiểu rõ thành phần hóa học của nhiều loại pheromone, đa số là những chất esther, acide, rượu hoặc những chuỗi dài, thẳng acetate với một cầu đôi (Cúc, 2009).

Pheromone là một trong những chất hoạt động sinh học mạnh nhất mà con người phát hiện ra vì với nồng độ 10-12 g hay thấp hơn côn trùng đã nhận biết được (Hào, 2009; Cúc, 2009). Pheromone là các hợp chất tự nhiên có hoạt

tính sinh học rất mạnh, ở hàm lượng 0,001 mg, pheromone giới tính tổng hợp đã có thể kích thích sự đáp ứng của thành trùng Hemerophila artilineata đực (Geometridae) (Ando et al., 2004).

Hàm lượng pheromone ly tích từ thành trùng sâu vẽ bùa cam quýt cái,

Phyllocnistis citrella (Gracillariidae), ở dưới rất xa độ nhạy của đầu dị FID

trong máy sắc ký khí vẫn tạo nên sự kích thích đối với râu đầu của thành trùng đực (Vang, 2006). Do chun chở thơng tin giúp cơn trùng tìm bắt cặp để giao phối, pheromone giới tính có tính chọn lọc rất cao (tác động cùng loài) và hoạt động của chúng được xem là yếu tố góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn sự giao phối chéo (cross mating) giữa các lồi gần, thúc đẩy sự phát triển của q trình phát sinh lồi (Ando et al., 2004).

Bản thân pheromone mang tính đặc hiệu rất cao, nó là đặc trưng của từng lồi, do đó pheromone có tính dẫn dụ chọn lọc (Hào, 2009).

Sự truyền bá thơng tin bởi pheromone tương đối chậm nhưng tín hiệu của pheromone được duy trì lâu, xa và đôi khi đến 2 km hay xa hơn nữa (Cúc, 2009).

Pheromone của côn trùng thuộc bộ cánh vảy phần lớn là các hợp chất có cấu trúc mạch thẳng với 12-18 carbon, chứa 1-3 nối đơi nhóm chức alcol, aldehyde và acetat este. Phương pháp thông thường nhất hay dùng là phản ứng Wittig được thực hiện giữa phosphorilid và aldehyde (Hào, 1997).

Một phần của tài liệu 01. Toan an luan an_DTCHI (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w