3.2.2.1 Trách nhiệm của cơ quan chuyên trách về phòng chống lụt bão
1) Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định
Theo quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 05-03-2018 của UBND tỉnh Bình Định, trưởng ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định là chủ tịch tỉnh
Trên cơ sở các nhiệm vụ ghi trong điều 2 quyết định số 667/QĐ-UBND ngày 05-03-2018 của UBND tỉnh Bình Định. Tư vấn đề xuất trách nhiệm của Ban Chỉ Huy Ban Chỉ Huy Phòng, Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm, Cứu Nạn tỉnh Bình Định như sau:
- Điều hành chung các công việc của EPP bắt đầu từ khi có báo động 3, bao gồm công tác hoạt động kiểm tra, cứu hộ trên đập và công tác chuẩn bị và các hành động khẩn cấp khu vực hạ du.
- Làm việc chặt chẽ với đơn vị quản lý vận hành, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn hồ Núi Một, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn thị xã An Nhơn để đánh giá điều kiện khẩn cấp tiềm ẩn của đập và sẽ chịu trách nhiệm về việc khẳng định mức độ báo động từ cấp 3 đến cấp 4 và phát lệnh báo động cấp 3, cấp 4 theo cơ chế và biểu đồ thông báo đã được lập trong EPP.
- Sau khi công bố lệnh độ báo động cấp 3 và 4 sẽ công bố các bước chuẩn bị sơ tán và sơ tán đối với khu vực hạ du, theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ thực hiện và tháo gỡ các vướng mắc nếu có cho tất cả các cơ quan, tổ chức, chính quyền và người dân ở hạ lưu.
- Trưởng ban, công bố lệnh kết thúc tình trạng khẩn cấp 3 và 4
2) Ban chỉ huy Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn thị xã An Nhơn
Theo quyết định số 4505/QĐ-UBND ngày 23-07-2018 của UBND thị xã An Nhơn, trưởng ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thị xã An Nhơn là chủ tịch thị xã
Trên cơ sở các nhiệm vụ ghi trong điều 2 - quyết định số 4505/QĐ-UBND ngày 23-07- 2018 của UBND thị xã An Nhơn, Tư vấn đề xuất trách nhiệm của Ban Chỉ Huy Ban Chỉ Huy Phòng, Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm, Cứu Nạn thị xã An Nhơn như sau:
- Tổ chức chỉ đạo việc thực hiện EPP khi trường hợp khẩn cấp xẩy ra.
- Tổ chức phổ biến EPP, diễn tập thực hành EPP cùng với các đơn vị liên quan ở hạ lưu đập.
- Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành chung các công việc của EPP bắt đầu từ khi có báo động 2, bao gồm công tác hoạt động kiểm tra, cứu hộ trên đập và công tác chuẩn bị và các hành động khẩn cấp khu vực hạ du.
- Trưởng ban sẽ làm việc chặt chẽ với IMC và Ban chỉ huy Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn hồ Núi Một để đánh giá điều kiện khẩn cấp tiềm ẩn của đập và sẽ chịu trách nhiệm về việc khẳng định, công bố mức độ báo động từ cấp 2, thông báo lên Ban chỉ huy Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm nạn tỉnh
- Sau khi nhận lệnh báo động cấp 3 và 4 sẽ công bố các bước chuẩn bị sơ tán và sơ tán đối với khu vực hạ du, theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ thực hiện và tháo gỡ các vướng mắc nếu có cho tất cả các cơ quan, tổ chức, chính quyền và người dân ở hạ lưu.
- Trưởng ban, công bố lệnh kết thúc tình trạng khẩn cấp 2.
3) Ban chỉ huy Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn hồ Núi Một
Trên cơ sở các nhiệm vụ ghi trong điều 2 quyết định 2 quyết định số 2601/QĐ-UBND ngày 01-08-2018 của UBND tỉnh Bình Định, Tư vấn đề xuất trách nhiệm của Ban Chỉ Huy Ban Chỉ Huy Phòng, Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm, Cứu Nạn hồ Núi Một như sau:
- Chuẩn bị EPP, xác định cụ thể những hoạt động cần thiết để hạn chế thiệt hại tiềm ẩn do lũ gây ra ở vùng hạ lưu đầu mối hồ Núi Một.
- Xây dựng Kế hoạch Chuẩn bị Ứng phó Khẩn cấp.
- Đôn đốc, giám sát và quản lý các vấn đề về an toàn đập tại hiện trường.
- Làm việc chặt chẽ với IMC để đánh giá điều kiện khẩn cấp tiềm ẩn của đập và sẽ chịu trách nhiệm về việc khẳng định mức độ báo động cấp 1
- Công bố và chỉ đạo việc thực hiện EPP khi trường hợp khẩn cấp xẩy ra cấp 1, Báo cáo mức độ báo động lên cấp trên
- Hỗ trợ sơ tán dân khu vực hạ nguồn trong tình huống vỡ đập.
- Kiểm tra và phối hợp với các cơ quan, tổ chức hạ nguồn trong việc diễn tập EPP
4) Đơn vị vận hành khai thác hồ
Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác Công trình Thủy lợi tỉnh Bình Định (IMC) là phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hồ chứa nước Núi Môt (theo quyết định số 2601/QĐ-UBND ngày 01-08-2018 của UBND tỉnh Bình Định). Tư vấn đề xuất trách nhiệm sau:
- Chuẩn bị kế hoạch phòng chống lũ lụt hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt, thực hiện các kế hoach theo sự phê duyệt của UBND.
- Chỉ đạo việc Kiểm tra hiện trạng hạng các hạng mục công trình; vận hành, duy tu bảo dưỡng theo các quy trình hiện hành
- Bố trí cơ sở làm việc cho Ban Chỉ Huy Phòng, Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn các cấp tại vị trí thuận tiện có đủ điều kiện để điều hành thực hiện EPP - Phối hợp với Cơ quan khí tượng và thủy văn và Trung tâm Dự báo thủy văn cho
công trình
- Phát hiện, phân loại tình trạng khẩn cấp, vận hành an toàn công trình trong trường hợp khẩn cấp, điều phối lực lượng cứu hộ để hạn chế, triệt tiêu tình trạng khẩn cấp và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại xẩy ra cho đập
- Giám đốc IMC chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá diễn biến tình hình tại hồ và đập. Trong trường hợp có sự cố đe dọa, cần kịp thời đánh giá mức độ nguy hiểm. Nếu sự cố xẩy ra, cần trao đổi với trưởng Ban Chỉ Huy Phòng, Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Hồ Núi Một và báo cáo chủ tịch UBND thị xã An Nhơn để ban bố lệnh báo động 1 để chuyển trạng thái vận hành đập từ vận hành bình thường sang vận hành khẩn cấp.
- Giúp cho trưởng Ban Chỉ Huy Phòng, Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Hồ Núi Một đánh giá tình hình, đưa ra các dự báo cần thiết và ban hành các mức báo động kịp thời để có các hành động giảm nhẹ thiệt hại cho hạ du.
- Lập các báo cáo về tình trạng khẩn cấp.
- Nhanh chóng giúp đỡ cư dân ở ngay hạ lưu đập sơ tán trong trường hợp lũ lớn hoặc và vỡ đập sắp xảy ra.
5) đơn vị vận hành trực tiếp đập
Đơn vị trực tiếp vận hành Xí nghiệp thủy lợi IV (IME4) trực thuộc IMC. Tư vấn đề xuất trách nhiệm sau:
- Vận hành trực tiếp đập và sẽ thực hiện tất cả các hoạt động theo sự chỉ đạo của IMC
- Kiểm tra thường xuyên các công trình trước mùa mưa bão và sửa chữa những bộ phận công trình bị hỏng để đảm bảo tính đầy đủ của công trình cho việc đối phó với các yêu cầu phòng chống lụt bão
- Chịu trách nhiệm kiểm tra tình trạng đập, quan trắc, đo đạc đập và các yếu tố khí tượng thủy văn, thu thập tài liệu quan trắc, dự báo từ cơ quan khí tượng thủy văn để phát hiện kịp thời các hư hỏng, sự cố và dự báo khả năng lũ lớn báo cáo cho IMC
- Chịu trách nhiệm chuẩn bị vật tư, phương tiện, nhân lực để vận hành hồ chứa trong trường hợp khẩn cấp và ứng cứu đập ngay khi xẩy ra sự cố.
- Giúp cho IMC điều chỉnh quy trình vận cửa van khi trường hợp khẩn cấp xẩy ra. - Ghi chép đầy đủ các diễn biến của đập và tình trạng phát triển của sự cố. Giúp
IMC lập các báo cáo gửi cơ quan có thẩm quyền khi cần thiết
- Giúp IMC lập kế hoạch hành động ứng cứu khi đập xẩy ra sự cố và điều phối các hoạt động của lực lượng được tăng cường để thực hiện kế hoạch ứng cứu đập. - Chịu trách nhiệm bảo vệ công trình trong mọi tình huống..
3.2.2.2 Trách nhiệm của cơ quan cấp tỉnh
1) UBND tỉnh Bình Định
Trách nhiệm của UBND tỉnh về vận hành hồ Núi Một như sau
Giám sát việc thực hiện Qui trình của các ngành các cấp trong tỉnh.
Xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện Qui trình.
Tạo điều kiện cho IMC vận hành điều tiết hồ chứa nước Núi Một theo qui trình.
Quyết định giải pháp khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống khi cửa tràn, cửa cống lấy nước xảy ra sự cố không vận hành được
Quyết định việc vận hành điều tiết, xả lũ hồ chứa nước Núi Một khi xảy ra tình huống mực nước trong hồ bằng mực nước lũ thiết kế và tiếp tục lên
Chỉ đạo Ban Chỉ huy phòng chống lũ, lụt và tìm kiếm cứu nạn Thị xã An Nhơn và Ban Chỉ huy phòng chống lũ, lụt và tìm kiếm cứu nạn hồ Núi Một thực hiện đúng chức năng theo quy định khi xảy ra tình huống mực nước trong hồ bằng mực nước lũ thiết kế và tiếp tục lên
Huy động các lực lượng (nhân lực, vật lực) để xử lý và khắc phục các sự cố của hồ Chứa Nước Núi Một.
2) Sở NN&PTNT
Trách nhiệm của sở về quy trình vận hành hồ Núi Một
Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc IMC Bình Định thực hiện Qui trình vận hành hồ, đặc biệt là việc vận hành xả lũ của hồ chứa.
Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Qui trình theo thẩm quyền.
Thẩm định nội dung sửa đổi, bổ sung Qui trình theo đề nghị của IMC Bình Định, đồng thời xin ý kiến của Bộ nông nghiệp & PTNT, trình UBND tỉnh Bình Định quyết định.
Thẩm định Kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão hàng năm của hồ chứa nước Núi Một để trình UBND tỉnh Bình Định phê duyệt, theo dõi việc thực hiện.
Theo dõi việc thực hiện cấp nước trong mùa kiệt của hồ chứa nước
Phê duyệt vận hành xả lũ
3) Bộ Chỉ huy Quân Sự
Chỉ huy trưởng Tỉnh đội Bình Định là phó Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh có trách nhiệm:
Chỉ đạo ngành dọc lực lượng quân đội phụ trách tìm kiếm cứu nạn,
Chi viện lực lượng quân đội, trong trường hợp báo động cấp 3 hoặc 4, theo yêu cầu của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh,
4) Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định
Chỉ huy trưởng Tỉnh đội Bình Định là ủy viên Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh có trách nhiệm:
Chỉ đạo ngành dọc lực lượng quân đội phụ trách tìm kiếm cứu nạn,
Chi viện lực lượng biên phòng, trong trường hợp báo động cấp 3 hoặc 4, theo yêu cầu của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh,
Tham gia vào diễn tập và thực hành EPP theo đề nghị của IMC.
5) Công an tỉnh Bình Định
Giám đốc Công an Tỉnh Bình Định, là thành viên của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh có trách nhiệm:
Chỉ đạo ngành dọc lực lượng công an đảm bảo an ninh trật tự khi bão lũ xảy ra.
Chi viện lực lượng công an, trong trường hợp báo động cấp 3 hoặc 4, theo yêu cầu của ban chỉ huy phòng chống thiên tai và cứu nạn cấp tỉnh,
Tham gia vào diễn tập và thực hành EPP theo đề nghị của IMC.
6) Viễn thông Bình Định
Giám Sở Thông Tin Và Truyền Thông tỉnh Bình Định là thành viên của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh và chịu trách nhiệm:
Đảm bảo sự liên lạc giữa Ban giám đốc của IMC và IME và các thành viên của ban chỉ huy phòng chống thiên tai tỉnh và UBND tỉnh. Các cán bộ quan trọng cần liên lạc với các bộ ngoài hiện trường và ở các khu vực khác.
Khi UBND đưa ra lệnh sơ tán, Giám Sở Thông Tin Và Truyền Thông chịu trách nhiệm thông tin liên lạc lệnh sơ tán này tới tất cả các cơ quan và tổ chức ở hạ lưu. Nhân viên công ty viễn thông sẽ tham gia vào diễn tập và thực hành EPP theo yêu cầu của IMC.
7) Trung tâm khí tượng thủy văn Bình Định
Giám đốc trung tâm khí tượng thuỷ văn Bình Định là ủy viên thường trực của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh và chịu trách nhiệm:
Thông báo các thành viên của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Tỉnh, Sở NN&PTNT và IMC và IME về điều kiện khí tượng thủy văn trước khi, trong khi và sau khi lũ. Các dữ liệu và thông tin cung cấp bao gồm:
oDữ liệu lượng mưa và dòng chảy ở lưu vực.
oƯớc tính tần suất lượng mưa.
oDữ liệu dòng chảy đến hồ .
oThông tin và dữ liệu về lượng mưa và dự báo lũ.
IMC cần có những thông tin và dữ liệu này để có thể và kịp thời điều tiết cửa tràn của hồ chứa nhằm kiểm soát lũ trong khi khẩn cấp. Khi IMC có được dữ liệu khí tượng thủy văn, Tư vấn Thiết kế IMC sẽ xây dựng biểu đồ dòng chảy đến và thực hiện nghiên cứu diễn toán lũ để thiết lập cơ chế vận hành cửa tràn khẩn cấp cho nhân viên IMC.
3.2.2.3 Trách nhiệm của cơ quan cấp Thị xã
1) UBND Thị xã An Nhơn
Chuẩn bị hậu cần để thực hiện kế hoạch ứng phó khẩn cấp, chuẩn bị nhân lực ở khu vực và các thiết bị cần thiết để đảm bảo an toàn cho đập.
Thông báo và tổ chức hậu cần, bố trí nhân lực, ra lệnh những người ở hạ lưu sơ tán như thế nào khi Ban Chỉ Huy Phòng Phòng Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn tỉnh công bố thứ tự các mức báo động Mức 3 và 4.
Tổ chức và giám sát việc cứu nạn lũ lụt và các phương tiện vận tải để hỗ trợ quá trình sơ tán trong trường hợp Mức báo động 3 hoặc 4.
Khi tình hình khẩn cấp đã giảm, chịu trách nhiệm công bố thông báo chấm dứt tình trạng khẩn cấp và hướng dẫn các công việc dọn dẹp và khắc phục tiếp sau đó.
2) Ban chỉ huy quân sự thị xã An Nhơn
Chỉ Huy Trưởng ban chỉ huy quân sự thị xã An Nhơn, chịu trách nhiệm:
Huy động lực lượng quân đội hỗ trợ trong điều kiện khẩn cấp theo yêu cầu của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Hồ Núi Một. Các tiểu đội sẽ hỗ trợ sơ tán người dân hạ lưu khu vực đập trong trường hợp lũ lớn hoặc vỡ đập dựa trên bản đồ ngập lụt do IMC cung cấp.
Tổ chức một số tiểu đội sẽ tham gia vào diễn tập và thực hành EPP theo yêu cầu của IMC. Những tiểu đội này tham gia vào diễn tập và thực hành EPP sẽ đào tạo lại các tiểu đội khác cơ chế ứng phó khẩn cấp.
3) Công an Thị xã An Nhơn
Chỉ Huy Trưởng Công An Thị xã An Nhơn, là thành viên của Ban Chỉ Huy Phòng Chống Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn Hồ Núi Một có nhiệm:
Điều hành đội cảnh sát thị xã đảm bảo an ninh và ngăn chặn các thiệt hại hoặc bạo lực