CẤP XẨY RA
Một khi trường hợp khẩn cấp xảy ra, dù là sự cố vỡ đập hay ngập lụt nghiêm trọng do lũ cực hạn hoặc lũ tần xuất 1 vạn năm, những biện pháp chuẩn bị sau cần phải được thực hiện:
Lập báo cáo diễn biến về an toàn đập.
Thông báo với tất cả nhân sự Giám sát, Vận hành và Bảo trì của IMC.
Khởi thảo những kế hoạch sửa chữa khẩn cấp dự kiến.
Sơ đồ báo cáo trong kế hoạch phản ứng khẩn cấp.
Quy trình báo cáo.
Nâng cao nhận thức cộng đồng và nhu cầu thông báo cho cộng đồng.
Kế hoạch Di tản.
Diễn giải đối với mỗi hoạt động chuẩn bị được nêu dưới đây:
10.2.1Lập báo cáo diễn biến về an toàn đập
Nhân sự giám sát sau khi xác định điều kiện khẩn cấp có thể dẫn đến việc vỡ đập hoặc lũ lớn cần xả qua đập tràn cần phải lập báo cáo. Nhân sự giám sát này sẽ phải báo cáo ngay lập tức với Giám đốc IMC về việc có tình trạng khẩn cấp đang diễn ra mà có thể sẽ dẫn
đến vỡ đập hoặc phải xả lũ tối đa qua tràn và sau đó lập một báo cáo diễn biến về an toàn đập để lưu lại. Báo cáo này cần bao gồm những thông tin sau đây:
- Ngày giờ -
- Tên nhân sự giám sát –
- Vị trí xảy ra sự cố về an toàn đập – - Mô tả ngắn gọn về tình huống xảy ra –
- Những công tác khẩn cấp để sửa chữa hoặc giảm thiểu vấn đề -
- Nguy cơ hư hại và thời gian dự báo xảy ra vỡ đập hoặc phải xả lũ tối đa qua tràn – - Mực nước trong hồ chứa và mực nước cuối hạ lưu –
- Dự báo thời tiết tại và sau thời điểm đó -
- Công suất xả lũ hiện tại và lưu lượng xả cao nhất dự báo – - Các thông tin cần thiết khác –
10.2.2Thông báo với tất cả nhân sự Giám sát, Vận hành và Bảo trì của IMC
Khi có sự việc nghiêm trọng diễn ra hoặc có những điều kiện khẩn cấp được báo cáo, tất cả nhân sự giám sát, vận hành và bảo trì của IMC đều phải được thông báo và được yêu cầu có mặt tại vị trí đập và các công trình liên quan để thực hiện các công việc sửa chữa và giảm thiểu tác động.
10.2.3Khởi thảo những kế hoạch sửa chữa khẩn cấp dự kiến
Việc xác định thời gian có thể xảy ra hiện tượng vỡ đập là cực kỳ quan trọng để thực hiện việc thông báo nguy hiểm với người dân ở hạ lưu về việc sẽ có dòng nước lớn xuất hiện do vỡ đập hoặc xả lũ qua tràn. Thời gian thực hiện cảnh báo trước khi xả lũ qua đập tràn dài hơn nhiều so với thời gian cảnh báo sự cố vỡ đập, do vậy, cần phải cố gắng hết sức để có thể giảm thiểu khả năng xảy ra hiện tượng vỡ đập hoặc ít nhất là làm chậm lại quá trình này để người dân ở hạ lưu đập có thể được thông báo và di tản. Những biện pháp sửa chữa thực hiện kịp thời trước khi vỡ đập cần phải được các nhân sự của IMC nhanh chóng thực hiện nhằm tránh hoặc giảm thiểu nguy cơ vỡ đập. Các loại vật liệu, thiết bị và nhân lực đều phải sẵn sàng tại vị trí đập để có thể nhanh chóng thực hiện các hoạt động sửa chữa.
10.2.4Sơ đồ báo cáo trong kế hoạch phản ứng khẩn cấp
Khi điều kiện khẩn cấp đã được hình thành thì chủ sở hữu đập (IMC) sẽ chịu trách nhiệm lập một Sơ đồ thông báo trong đó nêu rõ những người cần được thông báo về sự việc khẩn cấp đang diễn ra, ai thông báo và mức độ ưu tiên thông báo của từng người. Thông tin nêu trong sơ đồ thông báo là cần thiết để có thể thông báo với người có trách nhiệm để thực hiện những hoạt động khẩn cấp. Thứ tự thông báo đối với mức báo động cấp 4 được trình bày dưới đây:
Ưu tiên số 1 Trung tâm khí tượng thủy văn thông báo cho Chủ tịch UBND Thị xã, tỉnh và giám đốc của IMC có liên quan đến tình hình khẩn cấp
Ưu tiên số 2 IMC thông báo cho BCHPCTT-Hồ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thị xã và BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứ nạn thị xã và tỉnh
Ưu tiên số 3 IMC thông báo cho Bộ NN&PTNT, Tổng Cục Thủy lợi và Phòng An toàn đập
tỉnh thông báo cho Giám đốc Sở NN&PTNT và Chủ tịch UBND tỉnh
Ưu tiên số 5 Giám đốc của IMC thông báo với người chịu trách nhiệm thực hiện Kế hoạch Ứng cứu Khẩn cấp và các nhân sự Vận hành và Bảo trì
Ưu tiên số 6 BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứ nạn tỉnh thông báo với Công an tỉnh, Quân đội tỉnh và các dịch vụ hỗ trợ khác
Ưu tiên số 7 Chủ tịch UBND thị xã thông báo với BCH phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứ nạn thị xã, UBND các địa phương trong vùng ảnh hưởng, công ty Điện thoại, Trạm Phát thanh và Truyền hình cũng như người dân ở khu vực hạ lưu về tình hình đang diễn ra và phương án di tản nếu cần thiết
Ưu tiên số 8 Chủ tịch UBND thị xã, trong trường hợp có nguy cơ phải di tản phải thông báo với quân đội, lực lượng vũ trang và các phương tiện cứu hộ thích hợp
Ưu tiên số 9 Chủ tịch UBND thị xã phát lệnh di tản tới các Cơ quan, Tổ chức và người dân ở hạ lưu thông qua hệ thống điện thoại, trạm phát thanh truyền hình và hệ thống còi báo động.
10.2.5Các công tác chuẩn bị khác
Vận hành hồ theo đúng quy trình; thường xuyên cập nhật, xử lý thông tin về tình hình khí tượng thuỷ văn, diễn biến mưa lũ trong lưu vực hồ; xử lý kịp thời những tình huống do bão, lũ gây ra. Trường hợp khẩn cấp phải xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ Huy Phòng Phòng Thiên Tai và Tìm Kiếm Cứu Nạn tỉnh
Xây dựng các phương án PCLB cho công trình.
Làm tốt công tác chuẩn bị theo phương châm “bốn tại chỗ, ba sẵn sàng” đó là: Thành lập Ban kỹ thuật thường xuyên kiểm tra kỹ thuật công trình, lập các phương án xử lý khẩn cấp các sự cố; Thành lập lực lượng xung kích 100 người, có tập luyện để làm nhiệm vụ ứng cứu giờ đầu khi công trình có sự cố xảy ra; Chuẩn bị đầy đủ vật tư, xe máy PCLB, tập kết đúng nơi quy định.
Tổ chức trực Ban kỹ thuật và lực lượng kỹ thuật quản lý (các phòng, các đội thuỷ nông) 24/24h khi mực nước hồ từ báo động II trở lên.
Đảm bảo giao thông thông suốt tới các hạng mục công trình như đập, cống, tràn…
Đảm bảo hệ thống điện thắp sáng, điện vận hành Tràn xả lũ, Đập chính, cống lấy nước trong mùa mưa lũ.
Bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, trong mùa mưa lũ.
Đảm bảo chế độ báo cáo, thỉnh thị kịp thời, chính xác với cấp trên.
Thường xuyên phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra công trình, kiểm tra lòng hồ và vùng ven hồ đề phòng các phần tử xấu phá hoại công trình.
Tổ chức, điều động lực lượng, phương tiện, vật tư, lương thực tại chỗ ứng cứu giờ đầu khi công trình có sự cố.
Chuẩn bị danh mục thông báo khẩn cấp
CHÖÔNG 11 KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CẤP CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ CƠ QUAN Ở KHU VỰC HẠ DU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CÓ KẾ HOẠCH ĐỐI PHÓ CỦA CÁC CƠ QUAN VÀ TỔ CHỨC Ở KHU VỰC HẠ LƯU:
Tại vị trí đập, các nhân sự IMC thực hiện khởi thảo kế hoạch ứng phó khẩn cấp của mình như đã phác thảo trong Chương 10 trên đây nếu các hoạt động vận hành và bảo trì thông thường đã được đẩy lên mức khẩn cấp. Tuy nhiên, các kế hoạch ứng cứu khẩn cấp này chỉ là một trong những hành động ứng phó khẩn cấp tại vị trí đập nhằm giảm thiểu hoặc hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp để tránh tình trạng xảy ra thiên tai nguy hiểm. Tuy vậy, các cơ quan, tổ chức ở hạ lưu cần đóng vai trò quan trọng trong Kế hoạch Ứng cứu Khẩn cấp bằng cách có kế hoạch ứng phó khẩn cấp của mình để hỗ trợ trong tình hình khẩn cấp hoặc kế hoạch di tản trong trường hợp có lũ lớn hoặc xảy ra sự cố vỡ đập. Khi Ban Chỉ Huy Phòng Phòng Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn các cấp công bố mức báo động cấp 2, 3 và 4, mỗi cơ quan, tổ chức ở khu vực hạ lưu đã phải có sẵn kế hoạch ứng phó khẩn cấp của mình dựa trên những tiêu chí yêu cầu riêng đối với từng cơ quan. Mẫu kế hoạch ứng phó Khẩn cấp cho các cơ quan, tổ chức sẽ tham gia trong trường hợp khẩn cấp được trình bày dưới đây:
1.2 BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN HỒ CHỨA NƯỚC NÚI MỘT
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hồ chứa nước Núi Một (BCHPCTT-Hồ) là người đóng vai trò rất quan trọng trong tình huống khẩn cấp vì đây là người sẽ chịu trách nhiệm liên lạc và thông báo mức báo động do Giám đốc IMC nhận định.
Trưởng Ban sẽ chịu trách nhiệm thông báo các mức báo động cho các cơ quan, tổ chức và người dân ở hạ lưu như ở sơ đồ thông báo 5.2 đến 5.5
Đề nghị lệnh báo động cấp 2 đến 4 lên cấp trên
1.3 BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN THỊ XÃ AN NHƠN
Khẳng định mức báo động do BCHPCTT-Hồ đề nghị và phát lệnh báo động cấp 2, điều hành EPP ở báo động cấp 2
Chịu trách nhiệm thông báo các mức báo động cho các cơ quan, tổ chức và người dân ở hạ lưu như ở sơ đồ thông báo 5.2 đến 5.5
Phân công các thành viên của ban phụ trách các công việc để thực hiện EPP tương ứng với các cấp báo động và đôn đốc việc thực hiện..
Hỗ trợ các huyện và cơ quan ở hạ du trong việc thực hiện kế hoạch sơ tán Tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở mức báo động 2
Lập các báo cáo cần thiết. Lập kế hoạch cụ thể cho Ban
1.1 BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH BÌNH ĐỊNH
Khẳng định mức báo động do BCHPCTT-Hồ đề nghị và phát lệnh báo động cấp 3 và 4, điều hành EPP ở báo động cấp 3 và 4
Chịu trách nhiệm thông báo các mức báo động cho các cơ quan, tổ chức và người dân ở hạ lưu như ở sơ đồ thông báo 5.2 đến 5.5
Phân công các thành viên của ban phụ trách các công việc để thực hiện EPP tương ứng với các cấp báo động và đôn đốc việc thực hiện..
Hỗ trợ các huyện và cơ quan ở hạ du trong việc thực hiện kế hoạch sơ tán Tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở mức báo động 3 và 4
Lập các báo cáo cần thiết. Lập kế hoạch cụ thể cho Ban
11.1 CÁC CƠ QUAN CẤP TỈNH 11.1.1 UBND Tỉnh Bình Định
Trách nhiệm chính trong Kế hoạch ứng phó khẩn cấp của UBND Tỉnh là Huy động, Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh triển khai kế hoạch ứng cứu khi có sự cố theo kế hoạch ứng phó khẩn cấp đã vạch ra, phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở hạ lưu khi tình huống khẩn cấp xảy ra. Chủ tịch UBND Tỉnh sẽ trở thành điều phối viên Kế hoạch Ứng cứu Khẩn cấp và sẽ chịu trách nhiệm điều phối và đảm bảo rằng các cơ quan, tổ chức ở hạ lưu thực hiện các kế hoạch ứng phó khẩn cấp của họ nhằm giảm thiểu thiệt hại về tài sản và tính mạng
Chủ tịch UBND sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc đưa ra lệnh di tản người dân ở hạ lưu đập trong khu vực có thể chịu ảnh hưởng của lũ
Chủ tịch UBND tỉnh sẽ chịu trách nhiệm ban hành Lệnh chấm dứt các hoạt động khẩn cấp tới các cơ quan, tổ chức và người dân ở hạ lưu đập
11.1.2 Sở NN&PTNT Tỉnh Bình Định
Giúp cho trưởng BCHPCTT-Tỉnh, BCHPCTT-TX và IMC trong việc quyết định ban hành lệnh báo động, giúp IMC trong việc vận hành công trình, lập và điều hành phương án cứu hộ đập.
Cử cán cán bộ kỹ thuật giúp IMC trong việc tính toán điều chỉnh quy trình vận hành trong trường hợp khẩn cấp và triển khai công tác cứu hộ đập
Hỗ trợ chính quyền các địa phƣơng trong công tác sơ tán Lập kế hoạch cụ thể cho sở
11.1.3 BCHQS Tỉnh Bình Định
Chỉ huy quân sự Tỉnh sẽ được Trưởng Ban BCHPCTT-Tỉnh thông báo về tình hình khẩn cấp có thể xảy ra. Chỉ huy quân sự Tỉnh sẽ ngay lập tức chỉ huy theo ngành dọc lực lượng quân đội tham gia cứu trợ lũ lụt tại địa bàn đập và các vị trí hạ lưu khác. Tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thị xã và Ban BCHPCTT-Tỉnh sơ tán khẩn cấp toàn bộ nhân dân trong vùng bị ngập lụt. Điều động, chi viện lực lượng theo yêu cầu của BCHPCTT-Tỉnh
11.1.4 Công An Tỉnh Bình Định
Giám đốc Công an tỉnh sẽ được Trưởng BCHPCTT-Tỉnh thông báo về tình hình khẩn cấp có thể xảy ra. Giám đốc Công an Tỉnh lập tức chỉ huy theo ngành dọc lực lượng công an đến địa bàn đập để đảm bảo đảm bảo an ninh trong giai đoạn khẩn cấp và bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân trong trường hợp có lũ. Tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh và BCHPCTT-Tỉnh sơ tán khẩn cấp toàn bộ nhân dân trong vùng bị ngập lụt. Điều động, chi viện lực lượng theo yêu cầu của BCHPCTT-Tỉnh
11.1.5 Công ty Viễn thông Bình Định
Giám đốc Công ty Điện thoại sẽ được BCHPCTT-Tỉnh thông báo về tình hình khẩn cấp có thể diễn ra. Giám đốc Công ty sau đó sẽ chịu trách nhiệm gọi điện thoại đến tất cả những người có tên trong danh sách liên hệ khẩn cấp và trong danh sách người dân ở hạ lưu có khả năng bị ảnh hưởng do lũ có thể xảy ra, thông báo những thông tin cần thiết và hướng dẫn di tản theo yêu cầu của Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn. Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt 24/24h trong mùa mưa bão, chuyển tải kịp thời, chính xác diễn biến mưa lũ, các chỉ thị mệnh lệnh cấp trên đến các ngành.
11.1.6 Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Bình Định
Có trách nhiệm liên hệ với Đài Khí Tượng Thủy Văn trung Bộ để có những bản tin dự báo thời tiết ngắn, dài hạn và những hiện tượng bất thường của thời tiết như áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lớn, lũ lớn có thể xảy ra trong lưu vực. Sau đó thông báo kịp thời cho thường trực BCHPCTT-Tỉnh, BCHPCTT-TX và Giám đốc IMC (đơn vị trực tiếp quản lý vận hành công trình).
11.1.7 Lực lượng vũ trang, chuyên môn và đội trực thăng cứu trợ
Trong trường hợp Trưởng BCHPCTT-Tỉnh đưa ra mức báo động cấp 4 để di tản người dân ở khu vực hạ lưu, Chủ tịch UBND thị xã sẽ đề nghị lực lượng vũ trang, chuyên môn và đội trực thăng cứu trợ hỗ trợ (nếu cần)
11.2 CÁC CƠ QUAN CẤP HUYỆN/THỊ XÃ 11.2.1 UBND thị xã An Nhơn
Chủ tịch UBND sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện lệnh di tản người dân ở hạ lưu đập trong khu vực có thể chịu ảnh hưởng của lũ. Chủ tịch UBND Thị xã sẽ sử dụng Bản đồ Ngập lụt lập như đã nêu trong chương IV của Kế hoạch Ứng cứu Khẩn cấp