4. 6 Thứ sáu, nhà nước thực hiện điều tiết lĩnh vực xã hội thông qua việc bù đắp tổn thất về thu nhập và mở rộng phúc lợi xã hộ
5.5 Hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới cịn hình thành
a)Hình thành hệ thống đa trung tâm của thế giới tư bản chủ nghĩa :
Do sự phát triển không đồng đều giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa đã dẫn đến sự hình thành các trung tâm kinh tế thế giới.
Trong thời kì chiến tranh lạnh, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa có một trung tâm duy nhất. Đó là Mĩ. Với sức mạnh kinh tế ( kể cả quân sự) Mĩ đã xác lập được quyền thống trị của mình đối với thế giới. Nhưng cuối thập kỉ 80 với sự suy giảm tương đối, Mĩ đã mất vai trò trung tâm duy nhất, và thế giới hình thành nhiều trung tâm ( hoặc đa trung tâm ). ở khu vực châu Mĩ, có sự liên kết giữa Mĩ với các nước Mĩ latinh và do Mĩ chi phối. ở khu vực châu Âu, hình thành EU và thu hút sự liên kết quanh EU với vai trò trung tâm của Đức
ngày càng tăng. ở châu á - Thái Bình Dương, vai trị trung tâm của Nhật Bản được thể hiện khá rõ nét bên cạnh vai trò của Mĩ. Tuy nhiên, vai trị và chiến lược tồn cầu của Mĩ vẫn không thay đổi. Mĩ vẫn có vai trị quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Với sự phát triển nhanh chóng của Nics, đặc biệt là Nics châu á đã hình thành nhiều trung tâm tài chính khu vực. Tuy vai trị của Nics chưa cao nhưng trong tương lai chắc chắn cịn có sự thay đổi ( kể cả với Trung Quốc- một nước đơng dân nhất thế giới, có hệ thống Hoa Kiều rộng lớn và hiện tại nền kinh tế đã có sự phát triển mạnh mẽ thu hút sự quan tâm của thế giới ).
Sự hình thành ba trung tâm đã tạo nên quan hệ gắn bó hơn giữa các quốc gia trong khu vực cũng như giữa các khu vực với nhau tạo ra thời cơ mới cho những nước đi sau trên bước đường phát triển của mình. Song lại nảy sinh mâu thuẫn và bất đơng mới phức tạp hơn, trong đó những quốc gia trẻ phát triển về sau này vẫn tiếp tục cạnh tranh để giành vị trí xứng đáng của mình trong khu vực.
b)Mâu thuẫn gay gắt và cuộc đấu tranh khơng thể dung hồ một sớm một chiều giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển :
Mâu thuẫn cơ bản nói trên được biểu hiện là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc.
Ngày nay, mâu thuẫn này đang chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển bị lệ thuộc với những nước đế quốc thành mâu thuẫn giữa các nước và tầng lớp thượng lưu giàu có phương Bắc với các nước và tầng lớp nghèo khổ ở phương Nam. Nếu so sánh thu nhập thời kì 1930-1993 ta thấy khoảng cách giàu nghèo của hai nhóm nước này tăng 280%. GDP của 550 triệu dân châu Phi chỉ bằng GDP nước Bỉ (10 triệu dân). Nhiều tài liệu công bố trên các phương tiện truyền thông đã chỉ rõ các nước thứ ba không những bị vơ vét cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, mà còn mắc nợ không thể nào trả được. Hàng năm, các nước chậm phát triển vay nợ phải trả cho các nước chủ nợ số tiền lãi từ 130 – 150 tỉ USD. Điển hình là Braxin, nợ nước ngồi đã lên tới 274 tỉUSD, trong những năm 1972 –1988 đã phải trả lãi 176 tỉUSD, nghĩa là vượt tổng số nợ 52 tỉ USD.
Chính vì thế trong những năm 80 của thế kỉ 20, thế giới thứ ba bị trì trệ, suy thối. Điều này cũng đã được ngân hàng thế giới khẳng định: ở châu Phi, Mĩ latinh, hàng trăm triệu người đã nhận thấy, đi cùng với tăng trưởng là sự suy tàn về kinh tế, phát triển nhường chỗ cho suy thoái. ở một vài nước Mĩ latinh, GNP theo đầu người hiện nay thấp hơn so với 10 năm trước đây. Trong nhiều nước châu Phi, nó cịn thấp hơn cách đây 20 năm. “Một thế giới mà trong đó từ 20 năm nay ở châu Phi, từ 9 năm nay ở Mĩ latinh mức sống khơng ngừng giảm. Trong khi đó mức sống trong các vung khác tiếp tục tăng lên tuy có chậm hơn. Đó là điều hồn tồn khơng thể chấp nhận được”(Một thế giới không thể chấp nhận được – Rơnê Đuymông – Học viện Nguyễn ái Quốc xuất bản).
Hiện nay số nợ của các nước đang phát triển đã lên tới 2100 tỉ USD vào quí I năm 2000.
c) Mâu thuẫn giưã các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, chủ yếu là giữa ba trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu các nước tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia :
Mâu thuẫn nay có phần dịu đi trong thời kì cịn tồn tại sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nay có chiều hướng diễn biến phức tạp sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Một mặt, sự phát triển của xu thế toàn cầu hố của cách mạng khoa học và cơng nghệ khiến các nước đó phải liên kết với nhau. Mặt khác, do tác động của qui luật phát triển khơng đều và lợi ích cục bộ của giai cấp thống trị ở mỗi nước, các nước đó đã trở thành đối thủ cạnh tranh với nhau, tranh giành quyền lực và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới, nhất là giữa ba trung tâm Mĩ, Nhật Bản và Tây Âu. Biểu hiện của mâu thuẫn giữa các nước ấy trước hết là cuộc chiến tranh thương mại, chiến tranh về đầu tư kĩ thuật, tài chính cũng như sự cạnh tranh giữa các công ty xuyên quốc gia (TNCs) dưới nhiều hình thức.
TNCs là sản phẩm của q trình tích tụ và tập trung tư bản sản xuất trong điều kiện quốc tế hoá.
TNCs hiện có vai trị rất lớn trong nền kinh tế thế giới. Chúng là hình thức tổ chức doanh nghiệp quốc tế trong nền kinh tế thị trường.