Xu hướng tăng cường quân sự hoá trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay và xu hướng vận động của nó (Trang 31 - 32)

4. 6 Thứ sáu, nhà nước thực hiện điều tiết lĩnh vực xã hội thông qua việc bù đắp tổn thất về thu nhập và mở rộng phúc lợi xã hộ

5.4. Xu hướng tăng cường quân sự hoá trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh

Ngồi ngun nhân chính trị và an ninh thì tỷ xuất lợi nhuận cao do độc quyền về các phương tiện chiến tranh đã trở thành động lực dể các ông chủ tư bản kết hợp chặt chẽ với các quan chức cấp cao trong bộ quốc phòng và bộ tham mưu chiến tranh của các nước đế quốc, hướng các chính phủ đó theo đường lối tăng cường chạy đua vũ trang. Chi phí quốc phịng của Mỹ trước năm 1985 dưới 150 tỷ USD, năm 1985 là 240 tỷ USD và năm 1989 là 320 tỷ USD, chiếm hơn 6% GNP, hiện nay tỷ lệ tăng còn cao hơn nhiều.

Quân sự hoá kinh tế đã đưa lợi nhuận kếch sù cho các công ty độc quyền và bọn lái súng nói chung. Song chính sách này dã dể lại hậu quả hết sức bi thảm về kinh tế, chính trị, xã hội, mơi trường sinh thái….

Đến nay thời kỳ chiến tranh lạnh đã kết thúc. Mỹ và Nga đã cùng đi đến thoả thuận giảm chi phí quốc phịng, giảm số lượng quân đội, giải toả bớt các căn cứ quân sự, giảm số vũ khí hạt nhân, đồng thời có kế hoạch dân sự hố các tổ hợp cộng

nghiệp quân sự, hướng chúng sang các mục tiêu sản xuất hàng tiêu dùng. Nhưng việc này vẫn cịn nhiều khó khăn, vì trình độ cao trong công nghệ chiến tranh và sức mạnh quân sự là “lợi thế so sánh” duy nhất mà Mỹ còn giữ được so với các khối Châu Âu và Châu á, hơn nữa các tổ hợp công nghiệp- quân sự không dễ dàng từ bỏ những lợi nhuận béo bở do việc sản xuất vũ khí đem lại. Mặt khác, việc chuyển từ sản xuất hàng quân sự sang sản xuất hàng dân sự gặp khó khăn về thay đổi thiết bị và thị trường tiêu thụ. Năm 1994 chi phí quốc phịng của Mỹ vẫn là 241 tỷ USD.

Sự bành trướng thế lực của các tổ hợp công nghiệp- quân sự Mỹ buộc các cường quốc tư bản chủ nghĩa khác và cả các nước đang phát triển cũng phải tăng cường chi phí quốc phịng. Theo tính tốn, khoảng 20% số nợ của các nước đang phát triển là do khoản chi vào việc mua vũ khí. Từ năm 1960, ngân sách quân sự của những nước đang phát triển đã tăng gấp 5 lần, vượt từ 10% đến 20% của tồn cầu. Chính phủ của các nước đó cho rằng, việc mua vũ khí là để đảm bảo an ninh cho đất nước, nhưng thực ra là làm giàu cho các nước phát triển. Trong khi thế giới cần 180 tỷ USD để giảm các thảm hoạ môi sinh đang đe doạ trái đất thì tổng chi phí qn sự của thế giới hàng năm là khoảng 1000 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay và xu hướng vận động của nó (Trang 31 - 32)