Thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công, hạn chế của chương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình “sống khỏe” trên kênh truyền hình nhân dân khảo sát chương trình “sống khỏe” từ ngày 112019 31122019 (Trang 64 - 76)

rằng: “ Đã từng là bác sĩ, nay về hưu trở thành khán giả thân thiết của chương trình “Sống khỏe” tơi đánh giá cao khách mời trong chương trình. Đây đều là những chuyên gia am hiểu sâu rộng về lĩnh vực Y khoa, họ là những người có quan điểm, thẳng thắn nhìn nhận, bàn luận vấn đề giúp người xem rất tin tưởng”.

2.2.7. Thời lượng chương trình

Chương trình “Sống khỏe” là chương trình có thời lượng ổn định với 20 phút/ số phát sóng. Việc xác định cụ thể thời lượng chương trình sẽ xác định rõ thời lượng phân bố trong mỗi tin bài, từ đó hình thành sự chặt chẽ trong từng phần. Kết quả khảo sát cho thấy, 66,5% số người được hỏi cho rằng thời lượng chương trình hợp lý, 13,8% người cho rằng cần tăng thời lượng, 19,8% người muốn giảm thời lượng.

2.2.8. Thời điểm phát sóng

Thời điểm phát sóng cố định vào 9 giờ sáng mỗi chủ nhật hàng tuần. Nhiều ý kiến cho rằng đây là thời điểm khá hợp lý bởi là ngày nghỉ cuối tuần, cũng như khung giờ này là thời điểm nhiều gia đình nghỉ ngơi nên có thể dễ dàng theo dõi. Ý kiến này được chứng minh trong khảo sát, có 87,4% số phiếu cho rằng thời điểm phát sóng phù hợp, 12,7% đánh giá chưa phù hợp.

2.3. Thành công, hạn chế và nguyên nhân thành cơng, hạn chế của chương trình chương trình

2.3.1. Thành công và nguyên nhân thành công

2.3.1.1 Thành cơng về nội dung

- Chương trình làm thỏa mãn nhu cấp tiếp nhận thông tin của khán giả về vấn đề y tế

60

Thông qua các tác phẩm trong chương trình, có thể nhận thấy nội dung thơng tin về tình hình dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, những chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực y tế - xã hội,... được phản ánh nhanh, đúng và đủ, tác động sâu sắc tới nhận thức người xem. Ngoài ra nội dung đa dạng, nhanh chóng nhờ trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến cùng đội ngũ phóng viên, quay phim thường trú tại nhiều tỉnh thành trên cả nước phối hợp thực hiện. Có thể lấy ví dụ cụ thể như tình hình thời tiết nóng ẩm khiến nhiều dịch bệnh bùng phát trên cả nước. Những loại bệnh phổ biến trong thời điểm này nhanh chóng được phản ánh tới khán giả như: bệnh sốt xuất huyết, bệnh sởi, bệnh chân tay miệng,... thực hiện tại cả 3 khu vực Bắc – Trung - Nam giúp người dân kịp thời nắm bắt và phòng ngừa.

Những tin tức phản ánh thực trạng đời sống dân sinh cũng được cập nhật thường xuyên. Các thông tin này đều là những vấn đề gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống người dân, chính vì vậy những người thực hiện chương trình ln chủ động nắm bắt và phản ánh kịp thời. Đây đều là những sự việc thiết thực, nhờ những tin, bài phản ánh này những hủ tục, tệ nạn, vấn nạn, đều được bài trừ, xử lý nghiêm minh trước pháp luật, trả lại cuộc sống lành mạnh cho xã hội.

- Thơng tin có tính định hướng xã hội.

Nhiệm vụ của Báo Nhân Dân nói chung, Truyền hình Nhân Dân nói riêng là phải trở thành ngọn cờ chính trị-tư tưởng trên mặt trận báo chí, do vậy mỗi sản phẩm báo chí phải đạt được trình độ cao về chun mơn và đảm bảo tính định hướng dư luận. Trên thực tế, trong chương trình “Sống khỏe” có nhiều tin, bài đảm bảo tính định hướng dư luận, giúp cơng chúng nắm rõ, sát thực với vấn đề: Phóng sự “Thực hư câu chuyện truyền bia giải độc rượu”, “Vắc xin 5 trong 1 Combe Five có đáng sợ hay khơng?”, “Bắc Ninh: Học sinh dương tính với sán lợn, cần có góc nhìn khách quan”,.... Những ví dụ điển

61

hình trên cho thấy thơng tin đúng lúc, đúng thời điểm ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhận thức, thay đổi tư duy, thái độ của cơng chúng.

2.3.1.2 Thành cơng về hình thức

Ở một góc độ khác, ảnh hưởng của báo chí tới khán giả khơng chỉ phụ thuộc vào thành công về nội dung mà còn phụ thuộc vào thành cơng cả về hình thức.

-Khách mời có chuyên mơn cao: Chương trình đã rất khéo léo, cẩn

trọng khi lựa chọn khách mời, họ đều là những người có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực Y khoa, có khả năng hoạt ngơn tạo nên một cuộc trao đổi lôi cuốn và thuyết phục. Nếu việc lựa chọn chủ đề hấp dẫn, nóng hổi là điều quan trọng thì việc lựa chọn khách mời có uy tín, có sức ảnh hưởng với những luận điểm thuyết phục đã tạo nên thành cơng cho chương trình.

-Thời lượng, thời điểm phát sóng phù hợp: Chương trình “Sống khỏe”

của truyền hình Nhân Dân đã tương đối đáp ứng những yêu cầu về mặt thời gian. Trong mỗi số phát sóng ln đảm bảo nội dung chương trình tối thiểu từ 15 phút, tối đa 20 phút, với thời lượng như vậy vừa đủ để công chúng tiếp nhận thông tin. Thời gian ở mỗi tin, bài trong tác phẩm khá cân đối, đủ để chuyển tải nội dung, sự kiện nổi bật. Ngồi ra, thời điểm phát sóng cố định của chương trình vào 9 giờ sáng chủ nhật hàng tuần, thuộc thời điểm nhiều gia đình sinh hoạt, thuận tiện cho việc theo dõi. Như vậy, có thể đánh giá thời lượng, thời điểm phát sóng của chương trình đã thực sự hiệu quả.

- Bối cảnh trường quay được đầu tư: Không gian trường quay được

đầu tư với trang thiết bị đầy đủ, hiện đại. Ngay sau khi MC xuất hiện tại trường quay, khán giả có thể đốn được chủ đề số phát sóng hơm đó trước khi MC giới thiệu, bởi hình ảnh đồ họa được trình chiếu trên hệ thống màn hình 3D tại trường quay đã minh họa rõ ràng. Việc lựa chọn bộ nhận diện với

62

phông nền bắt mắt, sử dụng hệ thống đèn led, đèn hologen có nhiều gam màu dễ phối chính là một điểm cộng, tạo nên phong cách riêng cho chương trình.

Nguyên nhân thành cơng

Có được kết quả đáng khích lệ như trên, kênh Truyền hình Nhân Dân đã có những nhận thức đúng đắn và hiểu rõ nhu cầu của công chúng trong việc tiếp nhận thơng tin về vấn đề y tế. Ngồi ra kênh cũng có lợi thế về nguồn lực tài chính. Truyền hình Nhân Dân là một trong những cơ quan báo chí được nhà nước bao cấp về trụ sở làm việc và cung cấp ngân sách hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi. Ngồi ra kênh cịn phụ thuộc cả vào quảng cáo, bảo trợ thông tin và xin tài trợ sản xuất chương trình từ các doanh nghiệp để hoạch toán chi tiêu. Từ yếu tố trên, truyền hình Nhân Dân nói chung và chương trình “Sống khỏe” nói riêng tương đối đầy đủ về mặt cơ sở sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, cũng như chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Chương trình “Sống khỏe” của truyền hình Nhân Dân dù đã có nhiều cố gắng đổi mới, sáng tạo cả về nội dung và hình thức, tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của khán giả xem truyền hình. Nhiều yếu tố về nội dung chương trình, kết cấu chương trình, hình ảnh, âm thanh cần khắc phục.

2.3.2.1. Hạn chế về nội dung

- Thông tin giữa các nội dung mất cân đối:

Theo thống kê, chương trình Sống khỏe có 3,12% tin bài thuộc nội dung tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực Y tế - xã hội, 57,2% nội dung phản ánh các căn bệnh, dịch bệnh, các hoạt động liên quan tới ngành Y tế, 33,8% nội dung tuyên truyền, hướng dẫn

63

người dân phòng và chữa bệnh, 1% nội dung nêu gương các tập thể y, bác sĩ điển hình tiên tiến trong các hoạt động giúp đỡ người bệnh và 4,68% nội dung đề cập tới những phương pháp điều trị mới liên quan tới các bệnh hiểm nghèo, mãn tính.

Tuy nhiên kết quả điều tra xã hội học, tác giả ghi nhận 43,7% khán giả quan tâm vấn đề tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực Y tế - xã hội, 65,3% khán giả quan tâm tới nội dung phản ánh các căn bệnh, dịch bệnh, các hoạt động liên quan tới ngành Y tế. Có 66,5% số người được hỏi thường xuyên theo dõi vấn đề có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng và chữa bệnh, 44,9% theo dõi những tin bài nêu gương các tập thể y, bác sĩ điển hình tiên tiến trong các hoạt động giúp đỡ người bệnh. Cuối cùng nội dung liên quan tới những phương pháp điều trị mới về các bệnh hiểm nghèo, mãn tính có 56,3% khán giả đồng quan tâm. Rõ ràng có thể nhận thấy sự mất cân đối giữa các vấn đề được thực hiện trong chương trình và mức độ quan tâm của công chúng thể hiện sự chênh lệch đáng kể.

Từ góc độ chun mơn, với kinh nghiệm nhiều năm là thành viên Hội đồng thẩm định kênh Truyền hình Nhân Dân, TS Nguyễn Sĩ Ðại nhận xét:

“Về chất lượng nội dung những chương trình đã phát, theo tơi có thể nói ngắn gọn như sau: Chương trình cơ bản bảo đảm tính kịp thời, tính tồn diện, tính tồn quốc trong việc đưa tin. Bảo đảm thơng tin giáo dục chăm sóc sức khỏe, cách phòng chống các loại bệnh nan y và thông thường. Các khách mời, chuyên gia được phỏng vấn có uy tín nghề nghiệp. Tuy nhiên, mới dừng ở mức giáo dục phổ thông. Ở nhiều vấn đề, nhiều chương trình có sự lặp lại. Câu hỏi của phóng viên đơn giản, chưa đủ trình độ để đối thoại, làm cho chương trình sơi động, hấp dẫn. Ngồi ra nội dung chương trình đang thiên về việc phòng bệnh, khám, chữa bệnh mà chưa đi sâu một số vấn đề khác như rèn luyện thân thể, sức khỏe tâm lý, khả năng thích ứng.”

64

Những đánh giá trên cho thấy nội dung thơng tin của chương trình chưa đáp ứng được mong muốn của phần đông khán giả, lượng thông tin của chương trình chưa thực sự đồng đều. Một số tác phẩm chủ yếu phản ánh, nêu vấn đề và biện pháp chứ chưa thực sự phân tích, đánh giá mang tính chuyên sâu. Những thực tế trên làm giảm đi tính hấp dẫn, đa dạng của chương trình.

-Thông tin chưa nhanh nhạy, kịp thời:

Trong kỷ nguyên số đa nền tảng như hiện nay, đơn vị nào nhanh nhạy, nắm được thông tin sớm, kịp thời truyền tải tới người xem, đơn vị đó sẽ chiếm vị thế trong lịng cơng chúng. Tuy nhiên, do chỉ thực hiện 1 số/ tuần nên những vấn đề thực sự quan trọng mới được tổng hợp đưa tới khán giả, đây cũng là một điểm hạn chế của chương trình. Ngồi ra, bên cạnh nội dung về y tế thường thực, những thông tin về sự kiện, vấn đề, được phản ánh thường muộn hơn so với những đơn vị khác. Do chương trình có trải qua phần hậu kỳ trước 1 ngày phát sóng, nên nếu sau khoảng thời gian kể trên có những vấn đề mới xảy ra sẽ phải cập nhật ở tuần kế tiếp.

2.3.2.2. Hạn chế về hình thức

Theo số liệu đánh giá trong 167/200 khảo sát về hình thức chương trình, có 48 người trả lời ở mức tốt chiếm 28,7%, 100 người trả lời ở mức khá chiếm 59,8%, 19 người đánh giá chương trình ở mức trung bình chiếm 11,3%, chỉ có duy nhất 1 ý kiến khác cho rằng hình thức chương trình kém chiếm 0,5%. Qua số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ khán giả đánh giá hình thức chương trình ở mức tốt và khá, như vậy hình thức thể hiện của chương trình “Sống khỏe” đang dừng lại ở mức độ trung bình khá. Từ kết quả khảo sát, người làm khóa luận xin phân tích những mặt hạn chế của chương trình như sau:

-Thể loại chưa đa dạng, đồng đều: Các loại hình trong chương trình sử

dụng chưa linh hoạt, chưa tạo dựng được thế mạnh. Từ phóng sự vấn đề, phóng sự kiện, phỏng vấn cho tới phỏng vấn sâu, đối thoại,..cần được kết hợp,

65

bổ sung cho nhau. Việc thể loại được sử dụng quá nhiều hoặc quá ít làm cho chương trình mất cân đối, khơng hấp dẫn.

- Chất lượng âm thanh, hình ảnh chưa cao:

Trong thời gian khảo sát, người thực hiện khóa luận nhận thấy chất lượng hình ảnh ở nhiều tác phẩm chưa thực sự ổn định, từ chất lượng quay phim, khâu cắt ghép hình ảnh và lời bình trong nhiều tin bài chưa ăn khớp,...

Bên cạnh đó, chất lượng âm thanh trong tác phẩm còn nhiều hạn chế, nhiều tin bài khơng có tiếng động hiện trường, vỡ tiếng hoặc chứa tạp âm khi phát sóng. Trong chương trình, khơng ít lần các tin bài rơi vào tình trạng lời bình lấn át tiếng động, có những sự kiện tại lễ hội, hội thảo,... lại thiếu đi tiếng động hiện trường khiến tác phẩm giảm sức hấp dẫn. Về âm thanh tại trường quay, do hạn chế về giọng đọc nên người đọc lời bình đa số là phóng viên hoặc người dẫn chương thực hiện do vậy khá tẻ nhạt, đơn điệu.

- Đội ngũ người dẫn chương trình:

Hiện nay chương trình “Sống khỏe” tận dụng tối đa đội ngũ phóng viên, biên tập viên trực tiếp tham gia dẫn chương trình, tất cả đều là nữ giới, khơng có giọng đọc hay người dẫn là nam. Trình độ của đội ngũ MC chưa thực sự đồng đều, kỹ năng dẫn chưa đáp ứng yêu cầu của truyền hình hiện đại. Mặt khác, một vài số phát sóng người dẫn chương trình vừa là người thực hiện tác phẩm, lại nhận nhiệm vụ đọc lời bình cho tin bài, cuối cùng trực tiếp tham gia dẫn chương trình. Việc tích hợp như vậy khiến chương trình bị bó hẹp bởi một người thực hiện từ đầu tới cuối gây nhàm chán, kém hấp dẫn, khơng cịn yếu tố mới lạ.

- Kết cấu chương trình chưa phù hợp:

Chương trình “Sống khỏe” trên tuyền hình Nhân Dân có kết cấu chưa thực sự ổn định. Sự khơng ổn định của chương trình thể hiện ở phương thức

66

thực hiện, do khơng dự trù, tính tốn kỹ lưỡng kinh phí, kịch bản dẫn tới tình trạng thay đổi mới format nhưng sau 2 số phát sóng đã quay trở lại format cũ. Điều này khiến người xem không khỏi thắc mắc, ức chế, khó chịu. Ngồi ra, kết cấu chương trình giống với các chương trình chuyên biệt về y tế của các kênh khác, do vậy chưa có sự mới mẻ.

Nguyên nhân của những hạn chế

*Quan điểm, định hướng của ban lãnh đạo kênh truyền hình Nhân Dân

Sức khỏe luôn gắn với chất lượng sống, với hạnh phúc. Bởi vậy, từ mỗi người đến cả xã hội đều quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên, ban giám đốc kênh Truyền hình Nhân Dân chưa thực sự chú trọng, cũng như đầu tư mọi mặt cho mảng thông tin về y tế. Hiện nay, do phải đảm bảo tính thời sự nhiều số phát sóng trong chương trình vẫn chưa đáp ứng tính chuyên sâu trong một số vấn đề, nhiều thông tin chỉ dừng lại ở phản ánh mà thiếu đi những phân tích, hướng khắc phục cụ thể... Mặt khác, ban lãnh đạo chưa có sự động viên, hỗ trợ cho phóng viên trong q trình khai thác thơng tin, xơng pha vào điểm nóng.

*Xây dựng kế hoạch sản xuất chương trình cịn yếu

Xây dựng kế hoạch sản xuất cho chương trình là nội dung và chức năng quan trọng, nó giúp người thực hiện xác định rõ mục tiêu và phương án thực hiện chương trình một cách chủ động, theo đúng dự kiến ban đầu. Trên thực tế, việc xây dựng kế hoạch của chương trình “Sống khỏe” trên kênh truyền hình Nhân Dân mới vạch ra kế hoạch ngắn hạn chưa chủ động xây dựng kế hoạch dài hơi, vẫn diễn ra tình trạng ăn đong. Quy trình thực hiện cịn phức tạp, tốn nhiều thời gian, do thiếu liên kết giữa các bộ phận. Yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất là phải có những vệt tuyên truyền tập trung, đậm nét, gây ấn tượng, thể hiện rõ bản sắc riêng của một chương trình chuyên biệt về Y Tế. Một kế hoạch càng rõ ràng, chi tiết thì tính khả thi và

67

khả năng tiếp nhận vấn đề của người phóng viên, biên tập viên càng hiệu quả

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng chương trình “sống khỏe” trên kênh truyền hình nhân dân khảo sát chương trình “sống khỏe” từ ngày 112019 31122019 (Trang 64 - 76)